Xử lý chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu 26522 (Trang 25 - 28)

Hình thức xử lý chất thải rắn trong bệnh viện ở nước ta rất đa dạng, phụ thuộc vào quy mô, điều kiện của từng bệnh viện.

Đối với chất thải rắn y tế có 95,6% bệnh viện có phân loại chất thải rắn, 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom chất thải rắn y tế hàng ngày nhưng chỉ có khoảng 50% các bệnh viện trên phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đúng quy định. Hiện nay phương tiện thu gom chất thải y tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác... còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế). Có 35% bệnh viện có lò đốt chất thải y tế nhưng công suất sử dụng chưa hợp lý và việc xử lý khí thải còn gặp nhiều khó khăn

Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam (2004) [8], Việt Nam đã xây dựng được 43 lò đốt CTYT hiện đại, nâng công suất xử lý lên 28.840 kg/ngày Công suất thiết kế của một lò đốt khoảng 40kg/h - 50 kg/h. Tuy nhiên đại đa số các lò đốt chưa sử dụng hết công suất, khi so sánh tổng công suất của các lò đốt với lượng CTYT phát sinh, đã cho thấy, các lò đốt được lắp đặt đã đáp ứng đủ khối lượng phát sinh tại thời điểm. Qua đó đã chứng tỏ rằng vẫn còn một khối lượng lớn CTYT phát sinh chưa được thu gom và xử lý đúng cách. Thực trạng như sau:

- Thiêu đốt chất thải rắn y tế:

+ Thiêu đốt CTYT bằng lò đốt rác hiện đại: Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý CTYT tập trung với công nghệ nhập của nước ngoàị Một số bệnh viện đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval MZ2 của Thuỵ Sĩ đảm bảo an toàn về môi trường. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), cả nước đã có gần 200 lò đốt CTYT (chiếm 73,3%). Trong số các bệnh viện có lò đốt, ở tuyến trung ương có 5/5 hoạt động thường xuyên và có bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định; tuyến tính là 79/106 lò. Nhưng chưa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các loại lò đốt hiện đang hoạt động tại các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của các lò đốt thiết kế và chế tạo trong nước và cũng chưa có số liệu về số lò đốt đạt tiêu chuẩn khí thảị Thiết kế cơ bản của các lò đốt hiện có đều thiếu hệ thống xử lý khí thải, gây ô nhiễm môi trường, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý [23].

- Thiêu đốt CTYT bằng lò thủ công hoặc đốt ngoài trời: Hiện nay, phần lớn các bệnh viện trong cả nước, nhất là bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện thiêu đốt CTYT bằng các lò đốt thủ công không có hệ thống xử lý khí thải hoặc đốt ngoài trờị Nghiên cứu 6 bệnh viện tuyến tỉnh năm 2003 cho thấy: chỉ có 2/6 bệnh viện xử lý rác bằng lò đốt chuyên dụng, còn 4/6 bệnh viện chôn lấp hoặc sử dụng lò đốt thủ công và tuyến huyện là 97/201 lò đốt. Tuy nhiên chỉ có 197 lò đốt 2 buồng, còn lại là lò thủ công [26].

Nếu sử dụng hết công suất thiết kế, các lò đốt rác y tế ở Việt Nam có thể tiêu hủy hơn 90% loại rác nguy hạị Tuy nhiên, do vận hành không đúng kỹ thuật nên khả năng thực tế chỉ đạt già nửa con số nàỵ Và khả năng đó cũng không được tận dụng hết vì phần lớn bệnh viện dù mua được lò (giá khoảng 3 tỷ đồng/chiếc loại ngoại nhập) cũng không đủ tiền vận hành nó. Theo tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng thuộc khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai, chi phí này không hề nhỏ. Ở Bạch Mai, tiền xử lý rác mỗi năm là 0.5 tỷ đồng.

Ngoài tiền vận hành lò, để xử lý rác đúng quy cách, các bệnh viện còn phải mua túi, thùng đựng rác, xe vận chuyển và nhà lạnh lưu giữ rác chờ xử lý; mà những mặt hàng này đều có giá thành quá caọ Phần lớn bệnh viện chỉ đủ tiền nâng cấp khâu khám chữa bệnh chứ chưa có khả năng tập trung cải thiện chất lượng thu gom, xử lý rác.

Chính vì vậy hiện nay nên chỉ có khoảng 37% loại rác y tế nguy hại được đốt bằng lò hiện đại, số còn lại được thiêu ngoài trời, đốt bằng lò thủ công hoặc chôn ở bãi rác. Ở nhiều nơi, chất lượng lò đốt không đạt yêu cầu, việc vận hành cũng không đúng kỹ thuật và điều này làm tăng khả năng phát thải các chất độc hại ra môi trường, như dioxin, furan...

- Chôn lấp chất thải rắn y tế: Kết quả điều tra của Bộ Y tế (1998) tại 80 bệnh viện, phần lớn CTYT ở các bệnh viện được xử lý theo phương pháp thô sơ, đơn giản, chưa đảm bảo vệ sinh và an toàn môi trường, rác thải y tế được chôn lấp trong khu đất bệnh viện và bãi rác công cộng chiếm tỷ lệ cao (70% bệnh viện chôn rác thải nhiễm khuẩn; 44,3% bệnh viện chôn rác thải vật sắc nhọn; 44,2% bệnh viện chôn rác thải từ phòng xét nghiệm, 50% bệnh viện chôn lấp rác thải là hoá chất và dược phẩm). Tình trạng thiếu đất để chốn lấp CTYT đang trở nên phổ biến, nhiều bệnh viện phải chôn đi chôn lại nhiều lần trong khu đất bệnh viện. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), đến năm

2006, cả nước vẫn còn 26,7% bệnh viện đang thực hiện chôn lấp CTYT hoặc đốt thủ công ngoài trời, chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh [23].

Do việc xử lý chất thải bệnh viện ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng và đòi hỏi kinh phí rất lớn nên Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ bằng cách tăng kinh phí và có những ưu đãi đối với các dự án loại nàỵ Ngoài ra, nên khuyến khích tư nhân tham gia vận chuyển, xử lý và sản xuất các phương tiện xử lý rác bệnh viện. Việc ra đời các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên sẽ tạo ra bước chuyển lớn

Một phần của tài liệu 26522 (Trang 25 - 28)