của các bệnh viện tỉnh Hà Nam
STT Tên bệnh viện Loại hình xử lý
Xử lý Không xử lý
1 BV TP Phủ Lý Công nghệ 2 Không
2 BV Huyện Kim Bảng Công nghệ 1 Không 3 BV Huyện Bình Lục Cơng nghệ 3 Khơng
4 BV Huyện Lý Nhân Công nghệ 1 Không
5 BV Huyện Thanh Liêm Công nghệ 2 Không 6 BV Huyện Duy Tiên Công nghệ 1 Không
Đa số các bệnh viện tuyến huyện áp dụng công nghệ 1 và công nghệ 2, là những cơng nghệ khơng cịn mới nữa, hiệu quả chưa phải là caọ Bệnh viên huyện Bình Lục áp dụng công nghệ 3 cho hiệu quả xử lý nước thải cao hơn các cơng nghệ cịn lại, tuy nhiên chi phí cao hơn. Khơng có bệnh viện nào khơng xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường
4.2. Thực trạng thu gom và xử lí rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Nam
4.2.1. Một số đặc điểm của bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam
Bệnh viện đa khoa Hà Nam nằm ở đường Trường Chinh- Phường Minh Khai- Thành phố Phủ Lý, là một bệnh viện trung tâm đầu ngành y tế của tỉnh, gồm tất cả các chuyên khoạ Bệnh viện được thành lập vào năm 1961, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho tồn bộ bệnh nhân trong tỉnh. Ngồi ra bệnh viện cịn có khu chữa bệnh riêng cho cán bộ cấp cao của tỉnh. Trải qua nhiều giai đoạn, bệnh viện hiện nay có khoảng 500 giường bệnh. Nhân lực y tế của bệnh viện được trình bày qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Nhân lực y tế của bệnh viện
STT Đơn vị Bác sĩ ĐH khác ĐH, CĐ Điều dưỡng Trung cấp khác Hộ lý- Công nhân khác Tổng số nhân viên 1 Ban Giám đốc 04 04 2 Bộ phận hành chính 5 11 6 22 23 67 3 Các khoa 142 12 47 290 62 553 4 Các phòng ban khác 0 2 2 2 6 12 Tổng 151 25 55 314 91 636
Như vậy có thể thấy rằng bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam là một trong những bệnh viện lớn nhất của tỉnh, với đội ngũ cán bộ đông đảo gồm 151 bác sĩ, 25 cán bộ nhân viên có trình độ đại học khác, 55 điều dưỡng viên có trình độ đại học, cao đẳng, 314 y tá và 91 hộ lý, công nhân khác. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho người dân trong tỉnh.
4.2.2. Thực trạng thu gom rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam
Bệnh viện đã thực hiện quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn theo quy chế quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.
* Về thu gom, phân loại
Bệnh viện đã thực hiện phân loại CTYT tại chỗ. Cụ thể là đã phân CTYT thành các nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải thơng thường, chất thải hố học nguy hại, chất thải phóng xạ. Đã tách riêng chất thải tái chế ra khỏi chất thải thông thường, tách riêng chất thải y tế sắc nhọn ra khỏi chất thải lây nhiễm.
Tuy nhiên, để quản lý chất thải y tế đúng cách không phải chỉ là thực hiện phân loại tại chỗ mà điều quan trọng là phải phân loại đúng theo nhóm chất thải và theo mã màu bao bì dụng cụ chứa chất thải để có biện pháp quản lý phù hợp. Ở Bệnh viện đa khoa Hà Nam, CTYT cũng đã được phân loại theo mã màu, nhưng khi khảo sát còn xảy ra việc phân loại sai quy định, để lẫn chất thải sinh hoạt với CTYT nguy hại; dùng túi màu đen để đựng chất thải giải phẫu
Việc thu gom rác ở bệnh viện được thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào 10h và 14h. Số lượng người thu gom phụ thuộc vào số lượng hộ lý mỗi khoa và công nhân vệ sinh. Mỗi sáng thứ 4 trong tuần, mọi nhân viên trong khoa tập trung làm vệ sinh 1h, sau đó mới làm cơng tác chun môn. Rác sinh hoạt thu gom xong để thùng rác bệnh viện, sau đó được cơng ty vệ sinh đua đi xử lý. Chất thải hữu cơ được tập trung ở lò đốt của khoa Chống nhiễm khuẩn để xử lý. Như vậy bệnh viện đã thực hiện thu gom chất thải y tế hàng ngày theo quy định
* Về vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải:
CTYT của bệnh viện đã được xử lý sơ bộ tại nguồn phát sinh theo các phương pháp an tồn: xử lý bằng hóa chất (Presep 1% hoặc Cloramin B 5%) hoặc tiệt khuẩn bằng hấp ướt tại khoa đối với các chất thải của khoa huyết học và sinh hố, sau đó được cơ quan có tư cách pháp nhân là Công ty môi trường đơ thị chở đi đốt bằng lị đốt chất thải y tế. Đây là lò đốt chất thải y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam do Bộ Y tế trang bị cho bệnh viện năm 2005.
Đây là một trong những điều kiện tốt để Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam thực hiện việc xử lý chất thải đảm bảo hợp vệ sinh, hạn chế ơ nhiễm khí thải từ lị đốt chất thải y tế ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh.
Tuy nhiên việc phân loại rác và vận chuyển rác vẫn còn một số tồn tại như: - Việc phân loại chưa triệt để, còn sử dụng sai mã màu và để lẫn chất thải thông thường với chất thải nguy hại, như đã nêu trên. Vấn đề tồn tại này có thể do kiến thức hiểu biết về phân loại CTYT của các vệ sinh viên cịn hạn chế hoặc cũng có thể do tình trạng thiếu dụng cụ để thực hiện phân loạị Vấn đề này có thể sẽ thấy rõ hơn khi phân tích đến một số yếu tố liên quan trong quản lý CTYT trong đó có vấn đề về kiến thức của nhân viên y tế và vệ sinh viên và trang thiết bị quản lý chất thảị
- Rác thải thường xuyên phải chứa đầy trong các thùng và xe đẩy, bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, nguyên nhân ở đây là hiện nay bệnh viện chỉ có 20 xe đẩy, cịn thiếu so với nhu cầụ
- Còn để rò rỉ nước rác từ các xe đẩy ra đường khi vận chuyển và ra sàn nhà khi đóng bao, nguyên nhân là do các xe đẩy khơng có nắp đậy và lại có lỗ thủng thoát nước ở đáy (như vậy là sai quy định); khơng buộc kín miệng túi đựng chất thải hoặc túi bị rách do các túi đựng không đúng quy cách (túi quá to, mỏng và đựng nặng). Đây sẽ là điều kiện để phát sinh ruồi bọ và các côn trùng trung gian truyền bệnh, cần thay thể các xe đẩy rác bằng các thùng chuyên dụng màu xanh để lưu chứa chất thải sinh hoạt, mua các túi đựng chất thải theo quy cách.
- Việc chất thải y tế nguy hại được đóng bao để chở chung với xe chở rác sinh hoạt là không đảm bảo các điều kiện vệ sinh lao động cho các vệ sinh viên khi thực hiện đóng bao, vì họ rất dễ bị thương tích do chất thải sắc nhọn, nhất là khi các chất thải sắc nhọn còn phải đựng trong các dụng cụ tự tạo là các chai nhựa, có thành mỏng dễ bị đâm.
Những tồn tại trên xuất phát từ nguyên nhân do thiếu phương tiện thu gom, vận chuyển CTYT và kiến thức phân loại còn hạn chế ở những người thực hiện nhiệm vụ thu gom, phân loại rác.
*. Khối lượng rác thải y tế của bệnh viện
Khối lượng rác thải tại bệnh viện phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân, thói quen của cán bộ nhân viên cũng như của người chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện. Khối lượng rác tải y tế qua các năm của bệnh viện được thể hiện tại bảng sau: