Các bệnh viện khác nhau có các cách xử lý rác thải y tế khác nhau phụ thuộc vào quy mô, điều kiện của từng bệnh viện. Các bệnh viện tại Hà Nam thường xử lý rác thải theo phương pháp chôn lấp, đốt hoặc là để chung với các loại rác thải khác. Các hình thức xử lý rác thải y tế thể hiện Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.4: Các loại hình xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện tỉnh Hà Nam
STT Tên bệnh viện
Loại hình xử lý
Chôn
lấp Đốt
Để chung với các loại rác khác
1 BV TP Phủ Lý v
2 BV Huyện Kim Bảng v
3 BV Huyện Bình Lục v
4 BV Huyện Lý Nhân V
5 BV Huyện Thanh Liêm V
6 BV Huyện Duy Tiên v
7 BV đa khoa Hà Nam v
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 ta thấy trong 7 bệnh viện có 2 bệnh viện tại tỉnh Hà Nam xử lý rác thải y tế theo phương pháp chôn lấp, 3 bệnh viện xử lý theo phương pháp đốt và chiếm 42.86%, 2 bệnh viện vẫn để chung với các loại rác thải khác. 28.57% 28.57% 42.86% Đốt Chôn lấp Để chung Hình 4.2: Đồ thị các loại hình xử lý rác thải y tế của các bệnh viện của Hà Nam
Kết quả trên cho thấy các cách xử lý rác thải y tế tại các bệnh viện là chưa đồng bộ hơn nữa vẫn còn các bệnh viện xư lý rác thải theo phương pháp thô sơ, đơn giản, chưa đảm bảo vệ sinh và an toàn môi trường, rác thải y tế được chôn lấp trong khu đất bệnh viện và để chung trong các bãi rác công cộng.
4.1.3. Thực trạng thu gom và xử lý nƣớc thải y tế tại các bệnh viện tỉnh
Hà Nam
4.1.3.1. Số lượng nước thải tại các bệnh viện
Nước thải bệnh viện phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt hành ngày của bệnh viện. Lượng nước thải phụ thuộc vào quy mô của bệnh viện cách thức xử lý và phân loại nước.
Bảng 4.5: Số lượng nước thải ước tính tại các bệnh viện tỉnh Hà Nam
STT Tên bệnh viện Lượng nước thải (m
3/năm) 2008 2009 2010 1 BV Lý Nhân 36500 38325 43800 2 BV Huyện Kim Bảng 32850 35405 38325 3 BV TP Phủ Lý 16425 18250 19345 4 BV Huyện Bình Lục 31025 32485 34675 5 BV Huyện Thanh Liêm 28470 29930 31390 6 BV Huyện Duy Tiên 28105 30660 32485 7 BV đa khoa Hà Nam 73000 80300 91250
Tổng 246375 265355 291270
Nhìn chung, số lượng nước thải của các bệnh viện tăng dần qua mỗi năm, tỷ lệ thuận với sự gia tăng sô bệnh nhân khám chữa bệnh. Đó là quy luật tất yếụ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam có số lượng nước thải lớn nhất /ngày, từ năm 2008 là 200m3
viện Kim Bảng có số lượng nước thải nhiều hơn so với các bệnh viện còn laị Riêng bệnh viện Thành phó Phủ Lý thấp nhất, năm 2010 là 53m3/ngày, do số lượng bệnh nhân điều trị ở đây không caọ
4.1.3.2. Các phương pháp xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện tại Hà Nam
Theo các chính sách hiện tại, mỗi bệnh viện phải lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải sao cho nước thải sau xử lý đáp ứng được QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế và Bộ xây dựng soạn thảo tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế, vận hành và bảo dưỡng công trình xử lý nước thải bệnh viện. Do đặc tính của nước thải bệnh viện có thành phần ô nhiễm chính là các chất hữu cơ, vi trùng gây bệnh và tỷ lệ BOD5/COD >0,5 nên phương pháp xử lý sinh học kết hợp với khử trùng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất, đảm bảo phân hủy toàn bộ các chất ô nhiễm hữu cơ và tiêu diệt hầu hết các vi trùng gây bệnh.
Các công nghệ xử lý nước thải hiện áp dụng trong các bệnh viện tỉnh Hà Nam bao gồm 3 loại hình xử lý bể lắng và sau đó được khử khuẩn hoặc xử lý trong hồ sinh học hay bãi lọc ngập nước theo 3 phương án sau:
* Công nghệ 1:
Nước thải bệnh viện được xử lý sơ bộ trong bể tự hoại, bể lắng và sau đó được khử khuẩn hoặc xử lý trong hồ sinh học hay bãi lọc ngập nước.
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ của phương án 1
Nước thải Bể tự hoại Bể lắng Khử trùng Thải ra Nước thải Bể tự hoại Bể lắng Thải ra Hồ sinh học- Bãi lọc ngập nước
Trong số các công nghệ thuộc loại này hiện nay phổ biến nhất là hệ thống xử lý nước thải phân tán DEWATS
Hình 4.4: Sơ đồ xử lý nước thải bằng hệ thống DEWATS
Nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ
Song chắn rác Bể biogas/ bể tự hoại Bể xử lý kị khí dòng hướng lên Bể lọc kị khí dòng hướng lên Bãi lọc trồng cây Hệ thống ao
Hệ thống gồm bốn bước xử lý cơ bản:
- Xử lý sơ bộ bậc một: Quá trình lắng loại bỏ các cặn lơ lửng có khả năng lắng được, giảm tải cho các công trình xử lý phía saụ
- Xử lý bậc hai: Quá trình xử lý nhờ các vi sinh vật kị khí để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và hòa tan trong nước thảị Giai đoạn này có 2 công nghệ được áp dụng là bể phản ứng kị khí Baffle Reactor (BF) có các vách ngăn và bể lắng kị khí Anaerobic Filter (AF) . Bể phản ứng kị khí với các vách ngăn giúp cho nước thải chuyển động lên xuống. Dưới đáy mỗi ngăn, bùn hoạt tính được giữ lại và duy trì, dòng nước thải vào lien tục được tiếp xúc và đảo trộn với lớp bùn hoạt tính có mật độ vi sinh vật kị khí cao, nhờ đó mà quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải được diễn ra mạnh mẽ giúp làm sạch nước thải hiệu quả hơn các bể tự hoại thong thường.
- Xử lý bậc ba: Quá trình xử lý hiếu khí. Công nghệ áp dụng chủ yếu của bước này là bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang. Ngoài quá trình lắng và lọc tiếp tục xảy ra trong bãi lọc thì hệ thực vật trồng trong bãi lọc góp phần đáng kể trong xử lý nước thải nhờ khả năng cung cấp oxy qua bộ rễ của cây xuống bãi lọc tạo điều kiện hiếu khí cho các vi sinh vật lớp trên cùng của bãi lọc. Bộ rễ của thực vật cũng là môi trường sống thích hợp cho các vi sinh vật có khả năng tiêu thụ các chất dinh dưỡng như Nito và Photphọ Nước sau bãi lọc trồng cây thường không còn mùi hôi thối như đầu ra của các công trình xử lý kị khí. Sau một thời gian vận hành hệ thực vật trong bãi lọc sẽ tạo nên một khuôn viên đẹp cho toàn bộ hệ thống xử lý.
- Khử trùng: Hồ chỉ thị với chiều sâu lớp nước nông được thiết kế để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nhờ bức xạ mặt trời xuyên qua lớp nước trong hồ. Tuy nhiên, đối với nước thải có lượng vi sinh vật gây bệnh cao thì việc sử dụng hóa chất khử trùng là điều cần thiết.
+ Ưu điểm: Đảm bảo được các chỉ tiêu SS, BOD, các chất dinh dưỡng như Nito, photpho và Coliforms trong nước thải xả ra môi trường bên ngoàị Mùi nước thải sẽ được hạn chế nếu dung bãi lọc ngầm có trồng cây phía trên. Ngoài ra chi phí vận hành tương đối thấp (0,05 USD/m3), chuyển giao công nghệ đơn giản.
+ Nhược điểm: Do phải xây dựng bãi lọc trồng cây nên hệ thống xử lý đòi hỏi bệnh viện phải có diện tích tương đối lớn, khu đất để xây hệ thống này phải có chất lượng tốt, không bị sụt lún. Để công trình vận hành hiệu quả cần 6-9 tháng sau khi công trình đưa vào hoạt động.
* Công nghệ 2:
Nước thải bệnh viện lần lượt trải qua các quá trình xử lý sơ bộ (trong bể tự hoại hoặc bể lắng), xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo (trong bể lọc sinh học và bùn hoạt tính) và khử khuẩn.
Hình 4.5: Sơ đồ công nghệ của phương án 2
+ Ưu điểm:
- Chi phí vận hành hệ thống thấp, có thể kết hợp tự động hoàn toàn hoặc bán tự động.
- Chi phí đào tạo và bồi dưỡng nhân lực vận hành thấp, tốn ít nhân lực. - Tiết kiệm được quỹ đất của bệnh viện
- Thiết bị theo mô hình hợp khối, có thể lắp ráp từng cụm, hoặc xây ngầm tại chỗ, không ảnh hưởng đến kiến trúc xung quanh.
Nước thải Bể tự hoại Ngăn thu + Song chắn rác
Công trình xử lý sinh học
+ Nhược điểm:
- Hiệu quả xử lý tại bể lọc khoảng 60% - Mùi nước thải và ruồi có thể xuất hiện. - Có khả năng xảy ra hiện tượng tắc bể lọc.
- Khó khăn trong việc tăng công suất xử lý khi mở rộng quy mô của bệnh viện.
* Công nghệ 3:
Nước thải được xử lý sơ bộ trong công trình hợp khối, xử lý tiếp theo trong mo-dun thiết bị xử lý sinh học và được khử khuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Các công trình xử lý nước thải sử dụng phương án hợp khối như thế này đã được xây dựng ở Việt Nam từ năm 1998.
Hình 4.6: Sơ đồ công nghệ của phương án 3
Hệ thống hợp khối Nước thải Song chắn rác Ngăn thu nước thải Bể điều hòa và xử lý sơ bộ Hố bơm và các bơm chìm Ngăn bùn Xả thải Thiết bị khử trùng Bể xử lý
thứ cấp Thiết bị xử lý aerolift-aeroten với vật liệu sinh học cao tải
+ Ưu điểm:
- Công nghệ xử lý là công nghệ hiện đại bao gồm đầy đủ các quy trình xử lý hóa lý, hóa học và sinh học
- Các thiết bị được chế tạo theo nguyên lý mo-dun, hợp khối, tự động, gọn nhẹ chiếm ít không gian và diện tích, phù hợp với mọi điều kiện cơ sở.
- Lắp đặt thiết bị đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện.Công suất cử lý tối đa của mỗi thiết bị hợp khối là 120-150 m3/ngày đêm, tùy thuộc vào tổng lưu lượng nước thải mà có số modul thiết bị hợp khối
- Hiệu quả xử lý cao + Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư, chi phì vận hành bảo dưỡng cao (do phải sử dụng hệ thống cấp khí cưỡng bức)
- Chế độ vận hành nghiêm ngặt, đòi hỏi công nhân vận hành phải có trình độ.
Mỗi bệnh viện khác nhau sẽ có các hình thức xử lý nước thải khác nhau phun thuộc vào ngồn nhân lực và kinh phí của từng bệnh viện. Kết quả điều tra thể hiện tại bảng 4.6 sau:
Bảng 4.6: Các loại hình xử lý nước thải y tế của các bệnh viện tỉnh Hà Nam
STT Tên bệnh viện Loại hình xử lý
Xử lý Không xử lý
1 BV TP Phủ Lý Công nghệ 2 Không
2 BV Huyện Kim Bảng Công nghệ 1 Không 3 BV Huyện Bình Lục Công nghệ 3 Không
4 BV Huyện Lý Nhân Công nghệ 1 Không
5 BV Huyện Thanh Liêm Công nghệ 2 Không 6 BV Huyện Duy Tiên Công nghệ 1 Không
Đa số các bệnh viện tuyến huyện áp dụng công nghệ 1 và công nghệ 2, là những công nghệ không còn mới nữa, hiệu quả chưa phải là caọ Bệnh viên huyện Bình Lục áp dụng công nghệ 3 cho hiệu quả xử lý nước thải cao hơn các công nghệ còn lại, tuy nhiên chi phí cao hơn. Không có bệnh viện nào không xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường
4.2. Thực trạng thu gom và xử lí rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Nam
4.2.1. Một số đặc điểm của bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam
Bệnh viện đa khoa Hà Nam nằm ở đường Trường Chinh- Phường Minh Khai- Thành phố Phủ Lý, là một bệnh viện trung tâm đầu ngành y tế của tỉnh, gồm tất cả các chuyên khoạ Bệnh viện được thành lập vào năm 1961, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho toàn bộ bệnh nhân trong tỉnh. Ngoài ra bệnh viện còn có khu chữa bệnh riêng cho cán bộ cấp cao của tỉnh. Trải qua nhiều giai đoạn, bệnh viện hiện nay có khoảng 500 giường bệnh. Nhân lực y tế của bệnh viện được trình bày qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Nhân lực y tế của bệnh viện
STT Đơn vị Bác sĩ ĐH khác ĐH, CĐ Điều dưỡng Trung cấp khác Hộ lý- Công nhân khác Tổng số nhân viên 1 Ban Giám đốc 04 04 2 Bộ phận hành chính 5 11 6 22 23 67 3 Các khoa 142 12 47 290 62 553 4 Các phòng ban khác 0 2 2 2 6 12 Tổng 151 25 55 314 91 636
Như vậy có thể thấy rằng bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam là một trong những bệnh viện lớn nhất của tỉnh, với đội ngũ cán bộ đông đảo gồm 151 bác sĩ, 25 cán bộ nhân viên có trình độ đại học khác, 55 điều dưỡng viên có trình độ đại học, cao đẳng, 314 y tá và 91 hộ lý, công nhân khác. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho người dân trong tỉnh.
4.2.2. Thực trạng thu gom rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam
Bệnh viện đã thực hiện quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn theo quy chế quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.
* Về thu gom, phân loại
Bệnh viện đã thực hiện phân loại CTYT tại chỗ. Cụ thể là đã phân CTYT thành các nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải hoá học nguy hại, chất thải phóng xạ. Đã tách riêng chất thải tái chế ra khỏi chất thải thông thường, tách riêng chất thải y tế sắc nhọn ra khỏi chất thải lây nhiễm.
Tuy nhiên, để quản lý chất thải y tế đúng cách không phải chỉ là thực hiện phân loại tại chỗ mà điều quan trọng là phải phân loại đúng theo nhóm chất thải và theo mã màu bao bì dụng cụ chứa chất thải để có biện pháp quản lý phù hợp. Ở Bệnh viện đa khoa Hà Nam, CTYT cũng đã được phân loại theo mã màu, nhưng khi khảo sát còn xảy ra việc phân loại sai quy định, để lẫn chất thải sinh hoạt với CTYT nguy hại; dùng túi màu đen để đựng chất thải giải phẫu
Việc thu gom rác ở bệnh viện được thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào 10h và 14h. Số lượng người thu gom phụ thuộc vào số lượng hộ lý mỗi khoa và công nhân vệ sinh. Mỗi sáng thứ 4 trong tuần, mọi nhân viên trong khoa tập trung làm vệ sinh 1h, sau đó mới làm công tác chuyên môn. Rác sinh hoạt thu gom xong để thùng rác bệnh viện, sau đó được công ty vệ sinh đua đi xử lý. Chất thải hữu cơ được tập trung ở lò đốt của khoa Chống nhiễm khuẩn để xử lý. Như vậy bệnh viện đã thực hiện thu gom chất thải y tế hàng ngày theo quy định
* Về vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải:
CTYT của bệnh viện đã được xử lý sơ bộ tại nguồn phát sinh theo các phương pháp an toàn: xử lý bằng hóa chất (Presep 1% hoặc Cloramin B 5%) hoặc tiệt khuẩn bằng hấp ướt tại khoa đối với các chất thải của khoa huyết học và sinh hoá, sau đó được cơ quan có tư cách pháp nhân là Công ty môi trường đô thị chở đi đốt bằng lò đốt chất thải y tế. Đây là lò đốt chất thải y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam do Bộ Y tế trang bị cho bệnh viện năm 2005.
Đây là một trong những điều kiện tốt để Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam thực hiện việc xử lý chất thải đảm bảo hợp vệ sinh, hạn chế ô nhiễm khí thải từ lò đốt chất thải y tế ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh.
Tuy nhiên việc phân loại rác và vận chuyển rác vẫn còn một số tồn tại như: