Sơ đồ công nghệ của phương án 3

Một phần của tài liệu 26522 (Trang 56)

Hệ thống hợp khối Nước thải Song chắn rác Ngăn thu nước thải Bể điều hòa và xử lý sơ bộ Hố bơm và các bơm chìm Ngăn bùn Xả thải Thiết bị khử trùng Bể xử lý

thứ cấp Thiết bị xử lý aerolift-aeroten với vật liệu sinh học cao tải

+ Ưu điểm:

- Công nghệ xử lý là công nghệ hiện đại bao gồm đầy đủ các quy trình xử lý hóa lý, hóa học và sinh học

- Các thiết bị được chế tạo theo nguyên lý mo-dun, hợp khối, tự động, gọn nhẹ chiếm ít không gian và diện tích, phù hợp với mọi điều kiện cơ sở.

- Lắp đặt thiết bị đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện.Công suất cử lý tối đa của mỗi thiết bị hợp khối là 120-150 m3/ngày đêm, tùy thuộc vào tổng lưu lượng nước thải mà có số modul thiết bị hợp khối

- Hiệu quả xử lý cao + Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư, chi phì vận hành bảo dưỡng cao (do phải sử dụng hệ thống cấp khí cưỡng bức)

- Chế độ vận hành nghiêm ngặt, đòi hỏi công nhân vận hành phải có trình độ.

Mỗi bệnh viện khác nhau sẽ có các hình thức xử lý nước thải khác nhau phun thuộc vào ngồn nhân lực và kinh phí của từng bệnh viện. Kết quả điều tra thể hiện tại bảng 4.6 sau:

Bảng 4.6: Các loại hình xử lý nước thải y tế của các bệnh viện tỉnh Hà Nam của các bệnh viện tỉnh Hà Nam

STT Tên bệnh viện Loại hình xử lý

Xử lý Không xử lý

1 BV TP Phủ Lý Công nghệ 2 Không

2 BV Huyện Kim Bảng Công nghệ 1 Không 3 BV Huyện Bình Lục Công nghệ 3 Không

4 BV Huyện Lý Nhân Công nghệ 1 Không

5 BV Huyện Thanh Liêm Công nghệ 2 Không 6 BV Huyện Duy Tiên Công nghệ 1 Không

Đa số các bệnh viện tuyến huyện áp dụng công nghệ 1 và công nghệ 2, là những công nghệ không còn mới nữa, hiệu quả chưa phải là caọ Bệnh viên huyện Bình Lục áp dụng công nghệ 3 cho hiệu quả xử lý nước thải cao hơn các công nghệ còn lại, tuy nhiên chi phí cao hơn. Không có bệnh viện nào không xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường

4.2. Thực trạng thu gom và xử lí rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Nam

4.2.1. Một số đặc điểm của bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam

Bệnh viện đa khoa Hà Nam nằm ở đường Trường Chinh- Phường Minh Khai- Thành phố Phủ Lý, là một bệnh viện trung tâm đầu ngành y tế của tỉnh, gồm tất cả các chuyên khoạ Bệnh viện được thành lập vào năm 1961, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho toàn bộ bệnh nhân trong tỉnh. Ngoài ra bệnh viện còn có khu chữa bệnh riêng cho cán bộ cấp cao của tỉnh. Trải qua nhiều giai đoạn, bệnh viện hiện nay có khoảng 500 giường bệnh. Nhân lực y tế của bệnh viện được trình bày qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Nhân lực y tế của bệnh viện

STT Đơn vị Bác sĩ ĐH khác ĐH, CĐ Điều dưỡng Trung cấp khác Hộ lý- Công nhân khác Tổng số nhân viên 1 Ban Giám đốc 04 04 2 Bộ phận hành chính 5 11 6 22 23 67 3 Các khoa 142 12 47 290 62 553 4 Các phòng ban khác 0 2 2 2 6 12 Tổng 151 25 55 314 91 636

Như vậy có thể thấy rằng bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam là một trong những bệnh viện lớn nhất của tỉnh, với đội ngũ cán bộ đông đảo gồm 151 bác sĩ, 25 cán bộ nhân viên có trình độ đại học khác, 55 điều dưỡng viên có trình độ đại học, cao đẳng, 314 y tá và 91 hộ lý, công nhân khác. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho người dân trong tỉnh.

4.2.2. Thực trạng thu gom rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam

Bệnh viện đã thực hiện quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn theo quy chế quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.

* Về thu gom, phân loại

Bệnh viện đã thực hiện phân loại CTYT tại chỗ. Cụ thể là đã phân CTYT thành các nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải hoá học nguy hại, chất thải phóng xạ. Đã tách riêng chất thải tái chế ra khỏi chất thải thông thường, tách riêng chất thải y tế sắc nhọn ra khỏi chất thải lây nhiễm.

Tuy nhiên, để quản lý chất thải y tế đúng cách không phải chỉ là thực hiện phân loại tại chỗ mà điều quan trọng là phải phân loại đúng theo nhóm chất thải và theo mã màu bao bì dụng cụ chứa chất thải để có biện pháp quản lý phù hợp. Ở Bệnh viện đa khoa Hà Nam, CTYT cũng đã được phân loại theo mã màu, nhưng khi khảo sát còn xảy ra việc phân loại sai quy định, để lẫn chất thải sinh hoạt với CTYT nguy hại; dùng túi màu đen để đựng chất thải giải phẫu

Việc thu gom rác ở bệnh viện được thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào 10h và 14h. Số lượng người thu gom phụ thuộc vào số lượng hộ lý mỗi khoa và công nhân vệ sinh. Mỗi sáng thứ 4 trong tuần, mọi nhân viên trong khoa tập trung làm vệ sinh 1h, sau đó mới làm công tác chuyên môn. Rác sinh hoạt thu gom xong để thùng rác bệnh viện, sau đó được công ty vệ sinh đua đi xử lý. Chất thải hữu cơ được tập trung ở lò đốt của khoa Chống nhiễm khuẩn để xử lý. Như vậy bệnh viện đã thực hiện thu gom chất thải y tế hàng ngày theo quy định

* Về vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải:

CTYT của bệnh viện đã được xử lý sơ bộ tại nguồn phát sinh theo các phương pháp an toàn: xử lý bằng hóa chất (Presep 1% hoặc Cloramin B 5%) hoặc tiệt khuẩn bằng hấp ướt tại khoa đối với các chất thải của khoa huyết học và sinh hoá, sau đó được cơ quan có tư cách pháp nhân là Công ty môi trường đô thị chở đi đốt bằng lò đốt chất thải y tế. Đây là lò đốt chất thải y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam do Bộ Y tế trang bị cho bệnh viện năm 2005.

Đây là một trong những điều kiện tốt để Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam thực hiện việc xử lý chất thải đảm bảo hợp vệ sinh, hạn chế ô nhiễm khí thải từ lò đốt chất thải y tế ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh.

Tuy nhiên việc phân loại rác và vận chuyển rác vẫn còn một số tồn tại như: - Việc phân loại chưa triệt để, còn sử dụng sai mã màu và để lẫn chất thải thông thường với chất thải nguy hại, như đã nêu trên. Vấn đề tồn tại này có thể do kiến thức hiểu biết về phân loại CTYT của các vệ sinh viên còn hạn chế hoặc cũng có thể do tình trạng thiếu dụng cụ để thực hiện phân loạị Vấn đề này có thể sẽ thấy rõ hơn khi phân tích đến một số yếu tố liên quan trong quản lý CTYT trong đó có vấn đề về kiến thức của nhân viên y tế và vệ sinh viên và trang thiết bị quản lý chất thảị

- Rác thải thường xuyên phải chứa đầy trong các thùng và xe đẩy, bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, nguyên nhân ở đây là hiện nay bệnh viện chỉ có 20 xe đẩy, còn thiếu so với nhu cầụ

- Còn để rò rỉ nước rác từ các xe đẩy ra đường khi vận chuyển và ra sàn nhà khi đóng bao, nguyên nhân là do các xe đẩy không có nắp đậy và lại có lỗ thủng thoát nước ở đáy (như vậy là sai quy định); không buộc kín miệng túi đựng chất thải hoặc túi bị rách do các túi đựng không đúng quy cách (túi quá to, mỏng và đựng nặng). Đây sẽ là điều kiện để phát sinh ruồi bọ và các côn trùng trung gian truyền bệnh, cần thay thể các xe đẩy rác bằng các thùng chuyên dụng màu xanh để lưu chứa chất thải sinh hoạt, mua các túi đựng chất thải theo quy cách.

- Việc chất thải y tế nguy hại được đóng bao để chở chung với xe chở rác sinh hoạt là không đảm bảo các điều kiện vệ sinh lao động cho các vệ sinh viên khi thực hiện đóng bao, vì họ rất dễ bị thương tích do chất thải sắc nhọn, nhất là khi các chất thải sắc nhọn còn phải đựng trong các dụng cụ tự tạo là các chai nhựa, có thành mỏng dễ bị đâm.

Những tồn tại trên xuất phát từ nguyên nhân do thiếu phương tiện thu gom, vận chuyển CTYT và kiến thức phân loại còn hạn chế ở những người thực hiện nhiệm vụ thu gom, phân loại rác.

*. Khối lượng rác thải y tế của bệnh viện

Khối lượng rác thải tại bệnh viện phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân, thói quen của cán bộ nhân viên cũng như của người chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện. Khối lượng rác tải y tế qua các năm của bệnh viện được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.7: Khối lượng rác thải y tế của Bệnh viện qua các năm Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm Rắn (kg) Tỷ lệ (%) Hữu cơ (kg) Tỷ lệ (%) Tổng (kg) 2006 13078.64 84.12 2467.88 15.88 15546.52 2007 15645.23 85.93 2559.64 14.07 18204.87 2008 16674.31 86.01 2710.6 13.99 19384.91 2009 18926.82 86.54 2943.45 13.46 21870.27 Số liệu bảng 4.7 cho thấy rác thải tại BV đa khoa Hà Nam chủ yếu là rác thải rắn chiếm khoảng 84 - 86%. Còn lại là rác thải hữu cơ. Khối lượng rác thải tăng dần sau mỗi năm, từ năm 2006 là 15546.53 kg cho đến năm 2009, số lượng rác đã là 21870.27 kg. Do số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, do vậy số lượng rác thải y tế được thải ra cũng tăng theo các năm.

0 4000 8000 12000 16000 20000 2006 2007 2008 2009 Năm Kg Rắn (kg) Hữu cơ (kg)

Các khoa khác nhau có tính chất công việc khác nhau, số lượng bệnh khác nhau nên khối lượng rác thải thu được ở các bệnh viện cũng khác nhaụ Qua điều tra, thu thập chúng tôi thu được khối lượng rác thải ở các khoa như sau:

Bảng 4.8: Khối lượng rác thải y tế ở các khoa phòng tại bệnh viện

STT Khoa Loại rác(kg/ngày)

Tổng Rắn Hữu cơ 1 Điều trị tích cực 1.71 0.32 2.03 2 Nội A 0.93 0.14 1.07 3 Nội I 2.7 0.8 3.5 4 Nội II 2.76 0.77 3.53 5 Nội III 3.22 0.87 4.09 6 Nhi 2.79 0.94 3.73 7 Lây 1.32 0.3 1.62 8 Đông Y 0.31 0.4 0.71 9 Ngoại 3.5 0.47 3.97 10 Sản 8.3 0.17 8.47 11 Chấn thương 4.26 0.71 4.97 12 Mắt 0.08 0.01 0.09 15 Cấp cứu 4.88 0.45 5.33 16 Hồi sức 1.67 0.34 2.01 17 Giải phẫu bệnh 0.32 0.01 0.33 18 Phòng khám 3.2 3.2 19 Phòng mổ + Hồi tỉnh 4.65 0.49 5.14 20 Ung bướu 1.37 0.69 2.06 21 Xét nghiệm 2.57 0.27 2.84 22 Thận nhân tạo 4.62 0.65 5.27 24 Các khoa khác 1.27 0.03 1.3 25 Tổng số 56.43 8.83 65.26

Số lượng rác thải y tế trung bình một ngày của mỗi khoa từ 0.2 đến 5kg/ ngày, trong đó các khoa như cấp cứu, thận nhân tạo, chấn thương hay phòng mổ là những khoa có tỷ lê rác/ ngày lớn nhất, xấp xỉ 5kg/ngàỵ Đó cũng là những khoa có bệnh nhân đông nhất, do nhu cầu của việc chữa trị nên số lượng rác thải khá lớn. Các khoa còn lại có số lượng rác ở mức trung bình.

Bảng 4.9: Khối lượng rác thải y tế của Bệnh viện năm 2010 STT Loại rác thải Số lượng rác STT Loại rác thải Số lượng rác

(kg/ngày) Tỷ lệ %

1 Chất thải rắn 59.42 86.92

2 Chất thải hữu cơ 8.94 13.08

4.2.3. Thực trạng xử lý rác thải y tế của bệnh viện đa khoa Hà Nam

4.2.3.1 Giai đoạn trước 2005

Do bệnh viện chưa có hệ thống xử lý rác thải nên hầu hết rác thải y tế thời điểm này được chôn lấp tại bãi rác của bệnh viện. Những chất thải hữu cơ không chôn lấp được sẽ được xe của tuyến trên chở đi tiêu hủỵ

4.2.3.2. Giai đoạn sau 2005

Bệnh viện đã xây dụng lò đốt rác Belli do trung tâm chuyển giao công nghệ - trung tâm nhiệt đới Việt Nga (thuộc Bộ Tài Nguyên – Môi trường) thiết kế, chế tạo, mỗi năm có thể xử lý trên 10000 kg rác thải y tế, đem lại được hiệu quả lớn trong việc xử lý rác thải của bệnh viên.

Lò đốt của bệnh viện là loại lò đốt 2 buồng phù hợp với tất cả các loại chất thải lây nhiễm, hầu hết chất thải hóa học và chất thải dược phẩm. Lò đốt Belly cũng làm giảm đáng kể khối lượng và thể tích chất thảị Tuy nhiên không phá hủy được toàn bộ chất thải gây độc tế bào, đồng thời chi phí vận hành tương đối cao và đòi hỏi công nhân phải có trình độ.

Lò đốt có 2 buồng đốt là:buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp. Tại buồng đốt sơ cấp, chất thải y tế được sấy khô và đốt cháy trong môi trường dư khí ở nhiệt độ 400-8000 C. Ở nhiệt độ này, các chất hữu cơ sẽ bị khí hóa và khí sinh ra bị dồn lên buồng thứ cấp. Tại buồng đốt thứ cấp, các chất khí từ buồng sơ cấp sẽ được đốt cháy hoàn toàn. Để quá trình xảy ra tốt, buồng thứ cấp được duy trì trong khoảng nhiệt độ 1050-1500oC, thời gian lưu khí tại buồng này là 2-3 giâỵ Lò đốt hoạt động 1 lần/ tuần với công suất khoảng 15 kg/giờ.

Bảng 4.10: Tổng lượng rác thải y tế đem xử lý của bệnh viện năm 2010

Tháng

Rác thải rắn Rác hữu cơ Tổng số

Kg Tỷ lệ (%) Kg Tỷ lệ (%) Kg 1 1326 87.87 183 12.13 1509 2 1381 89.96 154 10.04 1535 3 1342 93.19 98 6.81 1440 4 1402 92.54 113 7.46 1515 5 1534 88.97 190 11.03 1724 6 1545 88.79 195 11.21 1740 7 1834 88.3 243 11.7 2077 8 1503 88.15 202 11.85 1705 9 1509 89.02 186 10.98 1695 10 1518 90.73 155 9.27 1673 11 1529 91.25 146 8.75 1675 12 1056 89.49 124 10.51 1180 Tổng 17479 89.78 1989 10.22 19468

Như vậy, các tháng từ tháng 5 đến tháng 8 có số lượng rác thải phải đem đi xử lý nhiều nhất, đặc biệt trong tháng 7 số lượng rác lên đến 2007 kg. Do nắng nóng mùa hè, nhiều bệnh tật lây lan và nhiều yếu tố khác nên thời gian này số lượng bệnh nhân thăm khám khá đông, nên rác phát sinh khá lớn. Các tháng còn lại số lượng rác trung bình từ 1500-1600 kg.

Bảng 4.11: Mức độ ô nhiễm của các chất khí tại lò đốt chất thải y tế của bệnh viện

STT Thông số Đơn vị Kết quả TCCP

1 Bụi mg/m3 94 100 2 Hydrocacbon mg/m3 18 20 3 NO2 mg/m3 156 350 4 SO2 mg/m3 278 300 5 HCl mg/m3 16,6 100 6 HF mg/m3 <0,8 2 7 Cd mg/m3 <0,1 1 8 Hg mg/m3 0,1 0,5 9 Tổng KL(Pb,As,Mn,Sb) mg/m 3 0,6 2

(Nguồn: Trung tâm quan trắc phân tích tài nguyên môi trường Hà Nam năm 2010)

Như vậy các sản phẩm khí chủ yếu được tạo thành từ quá trình đốt là: CO2, nước, khí thừa, các halogen, nitrogen. Kết quả phân tích mẫu khí thải tại lò đốt của bệnh viện Hà Nam so với tiêu chuẩn cho phép TCVN 6560-1999, không có chỉ số nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Như vậy khí thải ra của quá trình đốt rác thải y tế không gây ô nhiễm môi trường không khí không ảnh hưởng tới sức khỏe của những người sống xung quanh.

Đánh giá:

- Việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện tốt nhưng việc thu gom và vận chuyển rác của bệnh viện chủ yếu bằng phương pháp thủ công.

- Lò đốt công suất 15kg/ giờ phù hợp với nhu cầu đốt rác của bệnh viện - Chất thải rắn được xử lý triệt để an toàn, tro còn lại sau xử lý không còn “sống” (lượng hữu cơ <0,5%), khí thải ra từ hệ thống sau xử lý đạt TCCP. - Lò đốt điều khiển tự động chu kỳ đốt, nhiệt độ, chế độ cấp khí và các

Một phần của tài liệu 26522 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)