Tiêu chuẩn nước cấp và lượng nước thải bệnh viện

Một phần của tài liệu 26522 (Trang 30 - 38)

Quy mô BV

(số giường bệnh)

Tiêu chuẩn nước cấp (lít/giường/ngày)

Lượng nước thải (m3/ngày) <100 700 70 100-300 700 100-200 300-500 600 200-300 500-700 600 300-400 >700 600 >400 Bệnh viện kết hợp nghiên

cứu và đào tạo >700 1000 >500

(Nguồn: Bộ xây dựng, 2009)

Khơng có nhân viên trực, khơng nghe thấy tiếng máy bơm thủy lực, hệ thống xử lý nước thải duy nhất của Bệnh viện Ung bướu thành phố xây trên diện tích gần 20 m2

chỉ có một bồn chứa dung dịch Clo và vài thứ khác. Nước được coi là đã qua xử lý nhưng vẫn đậm đặc mùi bệnh viện.

TP HCM hiện cịn trên 40 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước đạt chuẩn và 35 cơ sở khác thậm chí chưa có cả hệ thống xử lý. Nước bẩn đi thẳng xuống cống thốt nước và ra mơi trường.

Tại Hà Nội, tình hình cũng tương tự. Bệnh viện Phụ sản Trung ương là nơi có cơ sở có hạ tầng rất bề thế nhưng theo tiến sĩ Trần Quốc Việt, Phó giám đốc bệnh viện, nơi đây vẫn chưa có hệ thống xử lý nước. Nhiều năm nay, nước thải y tế - sản phẩm của phòng mổ, phòng sinh và các thủ thuật - vẫn được xả trực tiếp vào hệ thống cống ngầm rồi tập kết ra sông Tô Lịch.

Bệnh viện Việt Đức, cơ sở ngoại khoa lớn nhất nước, nơi thực hiện hàng chục nghìn ca mổ mỗi năm, đồng nghĩa với việc xả ra lượng nước thải y tế

khổng lồ - hiện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước đạt chuẩn. Một bác sĩ ở đây cho biết, khu xử lý nước thải ở đây được xây dựng từ đầu thập kỷ 1980 với quy mơ chỉ phù hợp với số ca mổ cịn ít ỏi, lại đã xuống cấp từ lâụ Do đó, nước thải y tế từ đây vẫn gần như giữ nguyên mức độ độc hại khi xả ra môi trường.

Theo Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội, trong số 400.000 m3 nước thải đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy mỗi ngày (hầu hết khơng qua xử lý), có gần một nửa là nước thải bệnh viện.

Thạc sĩ Từ Hải Bằng, phó khoa Vệ sinh và Sức khoẻ môi trường thuộc Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, cho biết trong hơn 1.000 bệnh viện ở Việt Nam, chỉ 1/3 có hệ thống xử lý nước thải (chủ yếu là ở tuyến trung ương và tỉnh), trong đó chỉ có một số đạt tiêu chuẩn. Nhiều nơi có khu xử lý nước cũng như khơng vì hệ thống khơng được bảo dưỡng, dẫn đến hỏng hóc. Nhiều bệnh viện chỉ vận hành hệ thống trong giai đoạn cịn bảo hành, sau đó bỏ khơng với lý do khơng có kinh phí trả tiền điện, hoá chất khử trùng...

Ở nhiều bệnh viện lớn đóng tại thành phố, nước thải cũng chỉ qua bể phốt rồi đổ thẳng ra cống. Khi đó, nước chỉ mới giảm được một phần chất hữu cơ và vẫn còn rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Nhưng ở rất nhiều bệnh viện tuyến huyện, ngay cả bể phốt cũng khơng có, nước thải y tế cứ chảy ra ngoài nguyên trạng.

Hầu hết các giám đốc bệnh viện đều nói rằng, họ ln mong muốn có được một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, nhưng gặp phải vấn đề đau đầu là tài chính. Kinh phí cho một hệ thống đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu một bệnh viện lớn phải đến hàng tỷ đồng. Ơng Trần Quốc Việt cho biết, đó là lý do Bệnh viện Phụ sản Trung ương phải chấp nhận xả nước thải bẩn ra môi trường nhiều năm naỵ Và phải ít nhất đến đầu năm sau, tình trạng này mới chấm dứt khi cơng trình xử lý nước trị giá gần 3 tỷ đồng do ngân sách Nhà nước cấp được khánh thành.

Còn Bệnh viện Việt Đức tuy nằm trong 6 bệnh viện được Chính phủ phê duyệt xây dựng hệ thống xử lý nước, hiện vẫn chưa được cấp kinh phí để tiến hành.

So với cách đây vài năm, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh của BV An Bình (Q.5) đã khang trang hơn hẳn. Duy chỉ có hệ thống xử lý nước thải suốt mười mấy năm qua là gần như chưa có gì thay đổi, vẫn tắc tị và vơ dụng. Bác sĩ Nguyễn Đình Chanh - giám đốc BV - cho biết từ trước năm 1990, BV này đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 400m3/ngày, nhưng chỉ vận hành được một thời gian ngắn rồi ngưng.

Lý do bể tiếp nhận và xử lý nước thải được thiết kế ở vị trí cao hơn so với mặt bằng xung quanh, nên nước thải từ các khoa phịng khơng thể chảy ngược lên trên. BV phải “chữa cháy” bằng cách xây bổ sung một bể tạm ở vị trí thấp để chứa nước thải trước khi dùng máy bơm đẩy ngược lên bể xử lý. Giải pháp này sau đó cũng phá sản vì thiết bị máy móc được đặt ngầm trong bể xử lý bị hư hỏng. Và từ đó đến nay, mỗi ngày khoảng 500m3 nước thải của BV có quy mơ hơn 500 giường này cứ thản nhiên thấm vào đất hoặc hòa theo hệ thống thốt nước để chảy ra ngồị

Trong khi đó, dù được xếp vào nhóm những BV có hệ thống xử lý nước thải, nhưng BV Chợ Rẫy nổi lên như một “siêu đại lý phân phối vi trùng qua con đường nước thải”. Có quy mơ 1.700 giường, mỗi ngày khám và điều trị trên dưới 4.000 bệnh nhân nội trú cũng như ngoại trú, tổng lượng nước thải của BV này lên đến khoảng 3.200m3/ngày đêm. Tồn bộ nước thải được phó thác cho một hệ thống xử lý vốn xây dựng từ năm 1972 với dung tích bể chứa 500m3, và chỉ sử dụng quy trình lắng lọc thơ sơ bằng đá sỏi trước khi thải ra cống thốt nước, thậm chí nhiều lúc nước thải đổ về chưa kịp lắng lọc đã phải bơm thốt ra ngồi do bể chứa quá tảị

Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100 - 1.000 tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép.

Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con ngườị Việc tiếp xúc gần với nguồn ơ nhiễm cịn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân.

Trong khi hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở y tế đang bị quá tải hoặc chưa đầu tư thì ngược lại, lượng nước thải liên tục gia tăng, cho đến thời điểm hiện nay đã đạt 17.000 – 20.000m3

/ngàỵ

Mặc dù những nguy hại của nước thải y tế là khôn lường, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa dám mạnh tay đối với những cơ sở y tế vi phạm. Nếu có chế tài cũng chỉ là phạt hành chính với mức vừa phải, nên chưa đủ sức răn đe các cơ sở y tế vi phạm, nhất là các cơ sở y tế ngồi cơng lập.

2.4. Tác hại và nguy cơ của chất thải y tế với môi trường và cộng đồng

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, rác thải y tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn do mức độ ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người và môi trường. Tất cả những người phơi nhiễm với chất thải y tế đều là đối tượng có nguy cơ. Họ có thể là nhân viên và người bệnh trong các cơ sở y tế làm phát sinh ra các chất thải, những người trực tiếp tham gia xử lí, tiêu hủy chất thải và người dân trong cộng đồng dân cư trong trường hợp chất thải y tế chưa được xử lí thích đáng. Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào phản ánh tình trạng tổn thương nghề nghiệp của các nhân viên y tế.

Chất thải y tế là mơi trường có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật gâ bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ... Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, các chất thải bệnh viện có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng dân cư nếu CTYT không được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các đường: Qua các vết da bị xây xước hoặc bị thương, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa), tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường, hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian như ruồi, muỗi, chuột... Tất cả những người tiếp xúc với CTYT nguy hại đều là đối tượng có nguy cơ bị tác động bởi chất thải y tế, bao gồm: Cán bộ y tế và nhân viên vệ sinh bệnh viện; Những người thu gom phế liệu; Người bệnh, người nhà bệnh nhân; Người dân sống gần bệnh viện [17], [56].

Cục YTDP & Môi trường (Bộ Y tế) khuyến cáo: Đối với sức khoẻ, việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn như kim tiêm. Những vật sắc nhọn được coi là chất thải nguy hiểm bởi nó gây tổn thương kép (vừa gây tổn thương, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV). Nước thải bệnh viện còn là nơi “cung cấp” các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ các bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm, các khoa lây nhiễm của bệnh viện. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống… Đối với môi trường, khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, hệ sinh tháị

Các nguy cơ gây bệnh của CTYT là các bệnh về đường tiêu hoá do các vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, trứng giun; nhiễm khuẩn đường hô hấp do lao, do phế cầu khuẩn; tổn thương nghề nghiệp; nhiễm khuẩn da; bệnh than; AIDS; nhiễm khuẩn huyết; viêm gan A, B; thần kinh; gây độc, ăn mòn, cháy, nổ [17], [51].

Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ môi trường Mỹ có khoảng 162 - 321 trường hợp nhiễm virus viêm gan B có phơi nhiễm với CTYT so với tổng số 300.000 trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm. Trong số những nhân viên tiếp xúc với chất thải bệnh viện, nhân viên vệ sinh có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp cao nhất. Tỷ lệ tổn thương chung là 180/1000 người trong một năm, cao hơn hai lần so với tỷ lệ này của toàn bộ lực lượng lao động ở Mỹ cộng lại [17]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở Nhật Bản, các nghiên cứu về chất thải y tế [37]. Tại Nhật bản đã ghi nhận 570 bị nhiễm vi rút qua các ông tiêm và bị chết do nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính. Việc khảo sát của các nhà y tế cộng đồng năm 1986 cho thấy 67,3% những người thu gom rác trong các bệnh viện bị tổn thương do các vật sắc nhọn, 44,4% những người thu gom rác bên ngoài các bệnh viện bị tổn thương khi thu gom các chất thải bệnh viện. Shiro Shirato cũng đã nêu trong tài liệu khoa học của Nhật Bản, tổng số hơn 500 trường hợp bị lây nhiễm bệnh có liên quan tới chất thải bệnh viện, hơn 400 trường hợp bị tác hại sinh học từ các thuốc có độc tố tế bàọ

Đối với nước thải, ở Chi Lê và Pê Ru đã có những nghi ngờ về việc thải nước thải bệnh viện ra cống một cách tùy tiện đã làm lan truyền dịch tả.

Những tai nạn nghiêm trọng bởi các chất thải bệnh viện bị nhiễm phóng xạ đã được ghi nhận bởi các cơ quan truyền thông quốc tế ở thành phố Brasilia năm 1989.

Rác không được thu dọn kịp thời sẽ trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, chuột, gián, ô nhiễm môi trường không khí do phát sinh mùi hơi thối khó chịụ Các trung gian truyền bệnh này sẽ tạo ra một nguy cơ lan tràn bệnh dịch nhanh chóng từ các bệnh viện, từ CTYT không được xử lý đúng cách. Cũng như vậy, nước thải bệnh viện không được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh cũng sẽ là nguồn phát tán các mầm bệnh vào các nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) [17].

Theo tài liệu thu thập của Trần Thị Minh Tâm (2006): kết quả điều tra quản lý CTYT tại một số bệnh viện huyện ngoại thành Hà Nội của Bùi Văn Trường, Nguyễn Tất Hà (năm 1998) cho thấy: các chỉ tiêu trong nước thải như COD, BOD5, NH4, Coliform và Fecal coliform ở mức độ ô nhiễm nặng so với tiêu chuẩn cho phép. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam (2004) lượng vi khuẩn/m3 khơng khí cao hơn giới hạn cho phép [36].

Kết quả nghiên cứu tại 8 bệnh viện huyện của 4 tỉnh (2006) cho thấy, 100% mẫu nước sinh hoạt tại các khoa không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật, các chỉ số Coliform và Fecal coliform, BOD, COD đều cao so với tiêu chuẩn cho phép. Các vi khuẩn có khả năng gây bệnh phân lập được từ nước sinh hoạt, nước thải, khơng khí và dụng cụ chuyên khoa tại các bệnh viện chủ yếu là vi khuẩn đường ruột.

Các nghiên cứu ở Việt Nam đã có những đánh giá về tình hình thương tích của cán bộ nhân viên bệnh viện do các vật sắc nhọn gây ra qua phỏng vấn trực tiếp. Một số nghiên cứu đã đề cập đến những ảnh hưởng của chất thải y tế đối với cộng đồng xung quanh bệnh viện nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu đánh giá thực trạng tác động của chất thải y tế đối với sức khoẻ ở những người tiếp xúc với chất thải y tế.

Đào Ngọc Phong và cộng sự (2006) nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khoẻ tại 8 bệnh viện huyện đã kết luận: Một số bệnh có liên quan đến ơ nhiễm mơi trường ở nhóm người dân bị ảnh hưởng của chất thải từ bệnh viện cao hơn nhóm khơng bị ảnh hưởng [36].

2.5. Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế

Trong quản lý CTYT, yếu tố con người là rất quan trọng. Cho dù có hệ thống xử lý chất thải có hiện đại nhưng nếu các cán bộ y tế, những người liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, xử lý chất thải và cộng đồng không nhận thức rõ tác hại và tầm quan trọng của CTYT đối với công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ thì hệ thống đó hoạt động cũng khơng hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thái tại 14 bệnh viện Hà Nội (1998): Nhân viên bệnh viện, nhân viên thu gom rác chưa được tập huấn những kiến thức cơ bản về phân loại rác, chưa nhận thức đúng nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khoẻ, chưa có kỹ năng nghiệp vụ cần thiết [38].

Năm 1999 (sau khi Bộ Y tế ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế), những hiểu biết của cán bộ, nhân viên bệnh viện về CTYT vẫn còn nhiều hạn chế. Qua kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh của Đinh Hữu Dung (2003), cho thấy: phần lớn những người được phỏng vấn biết được sự nguy hại của chất thải lâm sàng, còn những chất thải khác số người biết chỉ <50%, đặc biệt cịn tới 8,8 - 8,9% khơng biết loại chất thải nguy hạị Có tới 79,8 - 92,1% cho rằng đối tượng dễ bị ảnh hưởng của CTYT là nhân viên y tế, còn bệnh nhân là đối tượng rất cần quan tâm để tránh các nguy cơ của chất thải thì chỉ có 26,6% [30].

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm (2006) tại 11 bệnh viện tuyến huyện tỉnh Hải Dương cho thấy, có từ 43,5% đến 55,8% số cán bộ, nhân viên y tế trả lời không đúng hoặc không biết về quy định mã màu sắc của dụng cụ đựng CTYT. Phần lớn cán bộ, nhân viên y tế đều biết được những tác hại của CTYT, được biết đến nhiều nhất là khả năng lan truyền

Một phần của tài liệu 26522 (Trang 30 - 38)