Điều đáng lưu ý là từ năm 1969, Bộ Giáo dục đã ban hành nghị định chủ trương cộng đồng hóa các trường tiểu học và sơ cấp công lập với mục đích vừa giáo dục trẻ em tìm hiểu địa phương mình, vừa hướng dẫn các em cải thiện trong đời sống cộng đồng. Điều này được thực hiện như Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục áp dụng trên toàn miền Nam.
Theo Hồ Hàng trong Luận văn Phát triển thị xã Đà Nẵng, từ niên khóa 1966-
1967, số trường công lập tăng từ 15 trường đến 39 trường vào niên khóa 1970-1971. Số trường tư thục được mở nhiều hơn trường công lập từ 34 trường (niên khóa 1966-
31
1967) đến 40 trường (niên khóa 1969-1970). Tuy nhiên, đến đầu niên khóa 1970- 1971 số trường tư đã giảm còn 34 trường. Như vậy, tính đến niên khóa 1970-1971, số trường tiểu học có được mở trên địa bàn Đà Nẵng gồm 76 trường. Nhìn vào các số liệu trên, ta thấy, số trường tăng lên nhanh chóng từ 15 trường công lập ban đầu phát triển lên đến 39 trường vào niên khóa 1970-1971. Đó là kết quả của việc thực hiện kế hoạch Tiểu học Cộng đồng nhằm xây dựng trường tại các khu phố để tiện cho việc di chuyển trẻ em, đồng thời phát động một số chủ điểm quen thuộc trong đời sống của các em học sinh.
Nhắc đến trường tiểu học công lập không thể không nhắc đến trường Nữ tiểu học Đà Nẵng (nay là trường tiểu học Phù Đổng) và trường Nam tiểu học Đà Nẵng (nay là trường THCS Kim Đồng). Trường Nữ tiểu học Đà Nẵng là trường học dành cho học sinh người Việt xưa nhất Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Hải Châu. Thành lập từ ngày 27-5-1890, ban đầu trường được mang tên École Franco- Annamite de Tourane/Trường Pháp-Việt Tourane, rồi École de plein d΄exercices de Tourane/Trường Toàn cấp Tourane và École des Garçons de Tourane/Trường Con Trai Tourane - nhà thơ Tố Hữu từng học chung lớp với nhà báo Đoàn Bá Từ ở Trường Con Trai Tourane. [9, tr.537] Xét trong giai đoạn 1955 đến năm 1975 đổi tên thành trường Nữ tiểu học Đà Nẵng. Còn đối với trường Nam tiểu học Đà Nẵng được xây dựng trên khu đất diện tích hơn 12000m2 tại 122 Lê Lợi, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Tại thời điểm đấy, trường chỉ có 21 phòng học và phòng làm việc.
Song song với các trường tiểu học và sơ cấp công lập, các trường tư thục tại Đà Nẵng cũng trên đà phát triển mạnh như trường Tiểu học Tây Hồ, trường Tiểu học Tân Thanh, trường Tiểu học Hoàng Diệu,..Đặc biệt, trường Tiểu học Tư thục Thọ Nhơn của người Hoa Kiều có nội quy sinh hoạt khá qui củ. Trường tư thục đóng góp rất lớn trong việc giáo dục trẻ Đà Nẵng nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.