Tổ chức quản trị

Một phần của tài liệu 24233 16122020235239449banchinhkhoaluan NguyenThiHongYen15SLS (Trang 36)

Vì ngành tiểu học ở Đà Nẵng phát triển như vậy, cũng như các tỉnh khác, Đà Nẵng có một cơ quan chuyên trách quản lý các trường này, đó là Ty Tiểu học vụ. Ty này chính là tiền thân của Sở Học chánh được thành lập từ năm 1972 trở đi, khi có sự tái tổ chức việc quản lý giáo dục địa phương, gồm chung cả trung, tiểu học và hệ thống tư thục trong một mối. [9, tr.578]

Theo tham chiếu Nghị định số 1130-GD/PC và Thông tư số 123/QĐ/XU ngày 15-11-1969, Ty Tiểu học được tổ chức như sau:

33

Sơ đồ 2. 1 Sơ đồ tổ chức hành chính của Ty Tiểu học [29,tr.16]

Ty trưởng Ty Tiểu học chịu sự chi phối của thị trưởng, thị trưởng có quyền ra lệnh cho Ty trưởng phải thi hành một số công tác của tỉnh khi cần có sự góp sức của Ty Tiểu học. Ty Tiểu học phải thường xuyên báo cáo thị trưởng một số vấn đề trực thuộc Ty như sau: [29, tr. 16]

- Bảng kê số lượng giáo viên - Danh sách nhân viên mới tuyển

- Bảng kê tình hình nhân viên và tình trạng công chức - Bảng kê các cơ sở giáo huấn trong thị xã

Ngoài ra, những tờ trình, báo cáo nào gửi về trung ương thì bản sao phải gửi cho thị trưởng.

2.4 Tình hình giáo dục Trung học ở Đà Nẵng (1954-1975)

2.4.1 Đội ngũ cán bộ giảng dạy và học sinh

2.4.1.1 Đội ngũ cán bộ giảng dạy

Về đội ngũ cán bộ giảng dạy, khiếm khuyết lớn về mặt tài liệu nên chưa thống kê tổng quát số lượng cán bộ giảng dạy tại các cơ sở trường công lập cũng như trường tư thục. Xét thấy, ở trường PTTH Phan Châu Trinh, tính đến niên khóa 1967-1968,

34

hội đồng sư phạm bao gồm 130 người, trong đó có 64 giáo sư. [14, tr.27] Hội đồng Sư phạm Trường Nữ Trung học Hồng Đức cũng khoảng 121 người.

Tại Đà Nẵng lúc này chưa có cơ sở đào tạo giáo viên, phần lớn các giáo viên được đào tạo tại trường Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế, trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn ,… Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm). Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để các giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng đã gửi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước.

Tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy nhiều, vì vậy, nhiều giáo viên phải dạy đa môn. Chẳng hạn, giáo viên vừa phải dạy môn Triết vừa phải dạy môn Quốc văn hay Sử - Địa. Những ngôi trường mới mở, tình trạng thiếu giáo chức khó tránh khỏi nên thường xuyên nhờ các giáo sư từ các trường khác sang thỉnh giảng. Chẳng là trường Nữ Trung học, khi mới thành lập thiếu thốn đủ bề, các giáo chức chính thức ở Đệ Nhị cấp chưa đến mười người nên trường phải nhờ sự trợ giúp của các giáo sư dạy giờ ở Trường Phan Châu Trinh qua đảm nhận trong nhiều bộ môn.

Mức lương của giáo chức bấy giờ khá cao, đời sống vật chất khá thoải mái. Lương cơ bản của một giáo viên mới ra trường khoảng 16 nghìn 500 đồng ( so với tỉ giá vàng lúc đó 20 nghìn/lượng) chưa kể phụ cấp 16%. Cứ sau 3 năm tăng một bậc lương, theo cô Trần Thị Ngọc Thanh – cựu giáo viên môn Triết Trường Nữ Trung học Hồng Đức cho hay sau 3 năm đi dạy cô được tăng lương thành 43 nghìn đồng với phụ cấp 19%. Với mức lương như vậy, cuộc sống vật chất của giáo viên không phải chật vật, cuộc sống thoải mái hơn đôi phần. Đáng chú ý rằng thời đó không có tình trạng dạy thêm, học thêm ở nhà, nếu gia đình nào có điều kiện thì thuê gia sư kèm thêm cho con họ.

Mỗi năm nhà giáo thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện chuyên môn cũng như nghiệp vụ tại các cơ sở trong nước nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

35

2.4.1.2 Học sinh

Tính đến năm 1970, tổng số học sinh theo học Đệ Nhị cấp và Đệ Nhất cấp ở trường công lập và trường tư như sau: Đệ Nhất cấp gồm 13.971 học sinh, Đệ Nhị cấp chỉ còn 2.674 học sinh (tổng 16.645 học sinh). Nhìn con số trên thấy rằng, số học sinh chuyển từ Đệ Nhất cấp lên Đệ Nhị cấp giảm mạnh, giảm đến 67,8 %. Vậy nguyên do từ đâu? Thiết nghĩ, có rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan tác động đến việc không còn đến trường của học sinh.[16,tr.30]

Còn nếu so sánh giữa số lượng học sinh bậc Trung học với bậc Tiểu học, vào khoảng năm 1970, số học sinh tiểu học bao gồm 54.083 học sinh (kể cả trường công lập lẫn trường tư thục), một con số khá chênh lệch với cấp Trung học chỉ với 16.645 học sinh.

Thứ nhất, có thể việc thi chuyển cấp từ Đệ Nhị cấp lên Đệ Nhất rất khó khăn, tỷ lệ học sinh phải chọi cao, chương trình học và thi rất khó. Dẫn đến việc trượt chuyển cấp của các em học sinh vào các trường công lập.

Thứ hai, khi trượt ở các trường công lập nếu gia đình có điều kiện thì tiếp tục đăng kí cho con em mình học tại các trường tư thục. Trong giai đoạn này trường tư thục rất phát triển, mọc lên nhiều hơn cả trường công lập. Lí do thiếu trường sở là không phải. Thiết nghĩ, bởi vì trượt trường công, học tại các trường tư thục, phụ huynh phải đóng học phí, đóng các khoản lệ phí khác (tùy theo quy định của trường) nên phần lớn những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà đông anh em, không có điều kiện để tiếp tục học. Các em này đành phải bỏ học nửa chừng, một số thì đi học nghề, một số thì mưu sinh kiếm sống phụ giúp gia đình.

Thứ ba, thiết nghĩ, do tình hình dân trí chưa cao, nhận thức của việc học hành còn hạn chế, chưa thấy rõ tầm quan trọng và vai trò của việc học nên tỷ lệ nghỉ học nửa chừng không hề nhỏ.

Thứ tư, những yếu tố khách quan tác động như chiến tranh, chạy nạn, … và những yếu tố khác.

Về số lượng học sinh từng trường, cơ bản có sự tăng lên ít nhiều qua từng giai đoạn tùy vào quy mô của từng trường. Điển hình như trường PTTH Phan Châu Trinh, vào khoảng năm 1958-1959 có khoảng trên dưới 500 học sinh (lúc này mới mở thêm

36

3 lớp Đệ nhị cấp đầu tiên) nhưng đến năm 1967-1968 học sinh đã khoảng trên 3000 học sinh. Điều này còn được biểu hiện qua việc mở rộng quy mô trường học, lớp học, phòng học. Có thể nói, tại các trường ngay tại trung tâm thị xã, thị dân mong muốn cho con em mình tiếp tục đi học để mở mang kiến thức, nâng cao dân trí. Hơn nữa, nằm ngay tại trung tâm thị xã nên rất thuận lợi khi nhận sự quan tâm của chính quyền địa phương hơn những trường tại vùng ven đô thị.

Xét về năng lực và khả năng học tập của học sinh, học sinh thời nào cũng có sự phân hóa học tập tốt và chưa tốt. Học sinh học tập tại các trường công lập được đánh giá học tốt hơn học sinh trường tư thục. Nói vậy không có nghĩa học sinh trường tư học kém hết, ở trường tư vẫn có nhiều em học sinh học rất tốt, có em đỗ Tú tài I, Tú tài II đậu vào các trường Đại học Huế, Sài Gòn,… Theo như lời kể của cô Trần Thị Ngọc Thanh – cựu giáo viên trường Nữ Trung học Hồng Đức và luật sư Đỗ Pháp – cựu học sinh Phan Châu Trinh cùng cho rằng học sinh thời đó học siêng năng, chăm chỉ, thi cử không nặng nề áp lực thành tích, khá vô tư. Bàn về đạo đức học sinh, cô Thanh cho rằng học sinh tôn trọng thầy cô, nghĩa tình giữa thầy – trò, bè bạn, tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa dân tộc,…

Nhìn chung, tình hình học sinh dù có tăng lên về số lượng qua các giai đoạn nhưng mặt bằng chung số lượng học sinh chuyển cấp giảm đáng kể vẫn là một hạn chế lớn về đối với nền giáo dục lúc bấy giờ.

2.4.2 Hệ thống các trường học

2.4.2.1 Các trường phổ thông công lập

Cho tới ngày Pháp trao trả Đà Nẵng cho Việt Nam (3/1/1950), thành phố này vẫn chưa có trường trung học công lập. Do đề nghị của chính quyền thành phố và Nha Học chánh Trung Việt, Phủ Thủ hiến Trung Việt đã ký nghị định cho phép mở một lớp “Đệ Thất tân thiết, khai giảng vào niên khóa 1952-1953, tạm học chung với

trường Tiểu học Đà Năng ( trước đó École Franco- Annamite de Tourane, nay là trường Tiểu học Phù Đổng) và do Trưởng Ty Tiểu học kiêm quản. Đây chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho trường Trung học công lập Phan Châu Trinh, được Bộ Giáo Dục minh thị bằng một nghị định ban hành năm 1954”. [9, tr.538] Trong

hai năm đầu, các lớp công lập này phải đi học nhờ, mãi đến tháng 3 năm 1955 mới có trường sở riêng trên 167 đường Lê Lợi. Khuôn viên mới này nằm trên một khu đất

37

có bốn mặt tiền: Lê Lợi, Thống Nhất (nay Lê Duẩn), Duy Tân (nay Nguyễn Chí Thanh) và Nguyễn Hoàng (nay Hải Phòng). Ngày 6/5/1954, Quyền Tổng trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục và Thanh niên ra Nghị định số 95-GD/NĐ, chính thức đặt tên “Trường Trung học Phan Châu Trinh”. Từ khi thành lập cho đến năm 1975, trường đã trải qua tám đời hiệu trưởng, đã đi từ Đệ Nhất cấp (cấp 2) đến Đệ Nhị cấp (cấp 3), từ nhà trệt tiến lên nhà lầu, có phòng thí nghiệm khoa học, thư viện và thính đường. Thính đường Phan Châu Trinh hầu như đã trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa của thành phố. Trong số các hiệu trưởng có vị là cựu học sinh. [9, tr.538] Điều này đã nói lên sự trưởng thành tốt đẹp của trường về mọi mặt. Cựu học sinh Phan Châu Trinh đã có nhiều công hiến to lớn cho địa phương và cho quốc gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trường Phan Châu Trinh là trường trung học công lập đầu tiên của Đà Nẵng, cũng kiểu như trường Quốc Học ở Huế, Chu Văn An ở Hà Nội hay Pétrus Ký ở Sài Gòn. Về sau, do sự phát triển của thành phố, nhiều trường trung học công lập khác được mở ra, trải đều trên khắp địa bàn thành phố, đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng tăng. Tính đến năm 1974, trường phổ thông công lập trên địa bàn Đà Nẵng gồm 8 trường. Trong khi ở bên kia sông Hàn chỉ có mỗi trường Đông Giang (nay trường THPT Hoàng Hoa Thám) thì bên này có thêm trường Nguyễn Công Trứ, Thái Phiên, Nguyễn Trường Tộ, Quốc Gia Nghĩa Tử, Văn Hóa Quân Đội, Hồng Đức.

Cũng giống như Đồng Khánh ở Huế, Hồng Đức là trường nữ trung học đầu tiên ( có thể duy nhất) ở Đà Nẵng (trường PTTH Phan Châu Trinh trở thành trường nam trung học). Vào năm 1967, trường Nữ Trung học Hồng Đức được thành lập khóa đầu tiên, học sinh nữ được chuyển từ trường PTTH Phan Châu Trinh sang và học tại ngôi trường mới này, gồm có từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Tứ. Thành phố đã giải tỏa nghĩa trang đầu tiên của người Pháp cơ sở cho trường này nằm ở góc đường Lê Lợi và Thống Nhất (nay Lê Duẩn). Hiệu trưởng đầu tiên của trường là bà Nguyễn Khoa Diệu Liễu. Sau thống nhất năm 1975, trường Nữ Trung học Hồng Đức bị giải thể, học sinh được ghép học ở trường PTTH Phan Châu Trinh. Theo nhiều nguồn nhân gian cho rằng, trường được xây dựng trên nghĩa trang cũ của Pháp, không tốt nên yểu mệnh. Nay trên khu đất của trường Nữ Trung học trở thành cơ quan trường Đại học Đà Nẵng.

38

Các trường công lập đa phần thuộc sự kiểm soát và quản lí của Bộ Quốc gia Giáo dục. Tuy nhiên có một số Bộ lập ra các trường công lập và kiểm soát nhưng vẫn thống nhất với chương trình học chung của Bộ Quốc gia giáo dục soạn thảo. Ở Đà Nẵng, có trường Trung học tổng hợp Quốc gia Nghĩa tử mở khóa đầu tiên vào tháng 9/1967 dưới sự quản lí của Ty Cựu chiến binh Đà Nẵng (Ty này thuộc Bộ cựu chiến binh) nằm ngay trên đường Hùng Vương thị xã Đà Nẵng (tên gọi lúc ấy). Tuy phụ thuộc Bộ Cựu chiến binh nhưng chương trình học của trường do Bộ Quốc gia Giáo dục soạn thảo và chứng nhận. Hệ thống trường này hoạt động như một cơ quan tự trị, có ngân sách riêng, dưới quyền của một Hội đồng Quản trị gồm đại diện của Bộ Cựu chiến binh (kiêm nhiệm chủ tịch), Bộ Quốc gia Giáo dục, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chánh, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp. Quốc gia nghĩa tử là tên gọi nhóm các em vị thành niên mà phụ huynh là quân nhân trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chết trận trong cuộc chiến Việt Nam sau được chính phủ chiếu cố giúp đỡ. Từ thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Ngô Đình Diệm đã có ý giúp đỡ các cô nhi, con cái của tử sĩ và thương phế binh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa và cho đó là một trong những quốc sách với nhà nước nhận vai trò nuôi dạy các em cho đến tuổi 18. Sau ngày giải phóng năm 1975, trường bị giải thể. Hiện nay, chỉ còn là bãi phế hoang, có cổng khá cổ kính nằm ngay góc đường Hùng Vương và Nguyễn Thị Minh Khai.

Tám ngôi trường công lập của thị xã Đà Nẵng ngày ấy; tính đến nay, có trường vẫn còn tiếp tục phát triển, đào tạo biết bao nhiêu thế hệ; có trường đã bị xác nhập, đổi tên ; có những trường thì đã bị giải thể… nhưng trong giai đoạn tồn tại song song với những biến cố lịch sử của đất nước, nó đã đóng góp rất lớn trong giáo dục thế hệ trẻ Đà Nẵng nói riêng và lịch sử giáo dục Việt Nam nói chung.

2.4.2.2 Các trường phổ thông tư thục

Cùng với các trường trung học công lập, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nói đến các trường trung học tư thục – một hệ thống đã góp phần cống hiến không nhỏ trong việc truyền thụ kiến thức cho giới trẻ ở địa phương. Có thể nói, trường tư thục phát triển hơn trường công trong thời đó, nhiều ngôi trường tư thục được mở. Tính đến năm 1974, nếu trường công lập chỉ có 8 trường thì trường tư thục lên đến 17 trường (có tài liệu thì cho rằng có 24 trường tư thục). Các trường bán công và tư thục thời đó, nổi nhất là các trường Phan Thanh Giản, Sao Mai, Ánh Sáng,…

39

Trường Trung học Tư thục Phan Thanh Giản thành lập năm 1969 nằm trên số 31 Lê Lợi (nằm gần trường PTTH Phan Châu Trinh). Thời đó, trường Phan Thanh Giản là trường tư có chất lượng đạo tạo tốt, số lượng học sinh theo học rất đông với hệ thống giáo sư giảng dạy giỏi. Trường giảng dạy cả Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp. Sau ngày giải phóng, trường không còn hoạt động.

Ngoài các trường tư thục do tư nhân mở và đi vào hoạt động, cũng có rất nhiều trường do tôn giáo mở lớp và giảng dạy. Phật giáo với hệ thống trường Bồ Đề - trường trung học Bồ Đề (1967-1975) được thành lập và quản lý bởi trung tâm văn hóa xã hội Phật giáo Đà Nẵng; Thiên Chúa Giáo với các trường Sao Mai (nay trường THPT Trần Phú), Thánh Tâm; Tin Lành với trường Ánh Sáng.

Riêng giới Hoa kiều, với nguồn tài trợ dồi dào của cộng đồng người Hoa ở địa phương và những Hoa kiều thành công ở nơi khác, họ đã xây nên được cơ sở giáo dục rất to lớn, bề thế, đó là trường Thọ Nhơn, bảo đảm trọng vẹn học trình từ sơ cấp tới hết trung học (theo chương trình của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan). Trường cũng là nơi sinh hoạt của người Hoa tại Đà Nẵng. [9, tr.360]

2.4.2.3 Trường Trung học Kỹ thuật và chuyên nghiệp:

Đà Nẵng có một trường Kỹ thuật lớn đầy đủ các ban học nằm ngay trên đường Cao Thắng thành lập từ năm 1962. Trong trường Trung học Kỹ thuật vừa dạy các ban môn học phổ thông, vừa đào tạo các nghề: Máy nổ, lái xe, đánh máy, nữ công gia

Một phần của tài liệu 24233 16122020235239449banchinhkhoaluan NguyenThiHongYen15SLS (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)