Như đã nhắc ở mục thi cử phần tình hình tiểu học Đà Nẵng, từ lớp Nhất (lớp 5) lên lớp Đệ thất (lớp 6) buộc phải thi chuyển cấp. Em học sinh nào trượt thì phải đăng kí học ở các trường tư thục và phải đóng học phí. Trong mỗi năm học có 2 kì thi lớn gọi là thi lục cá nguyệt thứ nhất và lục cá nguyệt thứ hai. Nếu đạt trên mức trung bình thì học sinh được lên lớp (đóng con dấu vào quyển sổ học bạ). Ở thời Đệ Nhất Cộng hòa, ở cấp Đệ Nhị, ngoài 2 kì thi lục cá nguyệt mỗi năm thì còn có hai kì thi lớn là kì thi Tú tài I và kì thi Tú tài II. Cuối kì lớp Đệ Nhị (lớp 11) học sinh phải thi kì thi Tú tài I nhưng đến khoảng năm 1969-1970 chỉ còn lại kì thi Tú tài II (lớp 12) thôi. Trong kì thi Tú tài I bắt buộc phải thi tất cả cả môn được học: Toán, Văn – Sử, Vạn vật, Sinh ngữ,… Thực chất, kì thi này có nguồn gốc từ kì thi của nền giáo dục Pháp. Dẫu không còn sự cai trị của Pháp nữa nhưng nền giáo dục này đã ngấm ngầm cả 100 năm nay, phần vì nó cũng tiên tiến với thời cuộc nên Đệ Nhất Cộng hòa vẫn không thay đổi nhiều.
Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp, có sử dụng máy chấm trắc nghiệm IBM. Tuy nhiên, thi theo hình thức trắc nghiệm này gặp nhiều hạn chế nên chỉ thi trong 1 năm rồi chấm dứt. Ngoài hình thức tự luận, trắc nghiệm, cấp phổ thông thời đó còn phải thi theo hình thức vấn đáp (tùy theo môn học). Theo lời kể của cô Trần Thị Ngọc Thanh – cựu giáo viên trường Nữ Trung học Hồng Đức cho hay: “Thời đó thi Tú Tài I, Tú Tài II rất khó, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học rất hiếm, không dễ đậu như ngày nay!”
42
Ngoài việc thi cử trong các kì thi lớn, để đánh giá kết quả học tập của học sinh, trong quá trình học, thầy cô giáo quan sát lồng ghép các hình thức đánh giá thêm phần sinh động. Ví như các bài đọc trong môn Quốc văn, thầy cô sẽ chia các nhóm cho học sinh đóng vai các nhân vật, biến tấu thành những vở kịch, tiết học, tiết đánh giá thế mà thú vị, sinh động.
Sau khi các em học sinh học xong lớp Đệ Nhất (lớp 12), đậu trong kì thi Tú tài và theo học các trường Đại học. Điều đáng chú ý rằng ở Đà Nẵng chưa có trường Đại học nào (trước năm 1975), muốn học lên tiếp Đại học, gia đình có điều kiện cho con em mình học Đại học ở Huế hoặc ở Hà Nội, Sài Gòn.
Để thuyết phục hơn ở mục này, lẽ ra tác giả cần phải đưa ra số liệu thống kê tỷ lệ đậu, rớt của học sinh trong các kì thi. Vì khiếm khuyết lớn về mặt tư liệu nên tác giả chưa đề cập sâu mục này. Song, qua lời kể của các nhân chứng, thấy được việc thi cử thời đó khá căng thẳng, gắt gao và chặt chẽ nhằm chọn ra những nhân tài.
2.4.5 Tổ chức quản trị
Nếu cấp tiểu học có Ty Tiểu học quản lí và kiểm soát thì ở cấp trung học dưới sự quản lí của Ty Văn hóa Giáo dục (sau này hợp nhất và quản lí cả Tiểu học lẫn Trung học). Ty Văn hóa Giáo dục nằm trên con đường Yên Báy (gần trường Trưng Vương hiện nay). Ty Văn hóa Giáo dục với các nhiệm vụ:
- Ấn định chính sách phát triển giáo dục trong thị xã. - Quản trị ngân sách giáo dục thị xã.
- Quản trị giáo viên, nhân viên tại các trường thuộc thị xã.
Bộ máy làm việc của Ty Văn hóa Giáo dục không có rườm rà, không nhiều thành phần. Mỗi tháng những người đứng đầu các trường họp một lần để báo cáo và rà soát tình hình của mỗi trường.
Ở cấp phường, xã có sự quản lý các trường thuộc địa phương. Cơ quan này quản lý, giữ vững tình hình an ninh, trật tự tại trường học.
43
2.5 Đánh giá chung
2.5.1 Thành tựu
Tình hình giáo dục ở Đà Nẵng dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa tuy còn những hạn chế nhất định nhưng đã xây dựng được cho mình một số nền tảng ban đầu của một nền giáo dục mới, tạo cơ sở cho những bước phát triển thêm về sau.
Song hành với hệ thống giáo dục chung của miền Nam, hệ thống giáo dục ở Đà Nẵng mang tính xã hội hóa cao: mọi cá nhân hoặc đoàn thể/tổ chức hợp pháp đều có quyền mở trường dạy học từ mẫu giáo đến đại học theo quy định của luật, nhờ vậy hệ thống giáo dục tư nhân phát triển mạnh. Dẫn chứng như trên đã đề cập, trường tư thục có xu hướng xuất hiện nhiều, được mở rộng và phát triển, kể cả bậc Tiểu học lẫn Trung học. Trường tư thục đã có đóng góp rất lớn trong việc dạy và đào tạo các thế hệ trẻ Đà Nẵng thời bấy giờ, nhất là khi trường công lập chưa được xây dựng nhiều trên địa bàn. Trường tư thục đã đáp ứng phần nào nhu cầu học tập kịp thời của thị dân Đà Nẵng.
Nếu đem so sánh với giáo dục Đà Nẵng trước năm 1954, ta thấy, giáo dục Đà Nẵng trong giai đoạn này đã khai phóng và phát triển lên rất nhiều. Đến khi Pháp trao trả lại Đà Nẵng, ở đây chưa có một trường Trung học nào cả, chỉ có 3 cơ sở giáo dục công lập bậc Tiểu học mà thôi. Nhưng đến thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng hòa, nhiều trường học đã được mở và nâng cấp quy mô, các trường mọc lên rất nhiều. Điều này cho thấy, giáo dục dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã được chú trọng, đầu tư nhằm thu hút, khuyến khích học sinh đến trường. Học tập tại các trường công lập từ cấp Tiểu học đến hết cấp Trung học sẽ không đóng bất kì khoản phí nào, điều này tạo thêm điều kiện cho con em đến trường và thực hiện giáo dục bắt buộc (ít nhất 3 năm tiểu học), xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí. Điểm khác rõ rệt với giáo dục trước kia mà Pháp thực hiện chính sách ngu dân.
Ở mục trên, tác giả đã đưa ra bảng số liệu thống kê số lượng học sinh qua các niên khóa, thấy rằng số lượng học sinh càng lúc càng tăng qua từng năm. Nếu trước kia số học sinh được đi học đa phần là con của quan lại, những người giàu có, con của các tướng Pháp thì đến giai đoạn này dường như không có sự phân biệt giai cấp (ít nhất không có quy định cấm học sinh nhà nghèo đến trường). Và hơn nữa, được
44
phản ánh qua chính sách mọi học sinh đều phải đến trường và thực hiện giáo dục bắt buộc (ít nhất học 3 năm Tiểu học).
Đối với hệ thống cơ sở vật chất, từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn quỹ hội phụ huynh đã hỗ trợ trang bị khá đầy đủ phòng học, phòng thí nghiệm, sân trường,… Nếu như lớp học thời phong kiến, cơ sở học tập còn rất thiếu thốn, bàn ghế gỗ chưa có nhiều, thậm chí là những lớp học tạm bợ, học sinh ngồi dưới sàn đất để học thì trong giai đoạn này phòng học được trang bị đầy đủ bản ghế, quạt trần, phấn trắng, bảng đen thuận tiện cho việc dạy - học của thầy và trò. Theo luật sư Đỗ Pháp – cựu học sinh PTTH Phan Châu Trinh cho rằng phòng học thời đó đầy đủ tiện nghi, bàn ghế đầy đủ, trường có phòng thí nghiệm, sân tập thể thao… gần như giống với cơ sở vật chất trường học bây giờ.
Giáo dục tại Đà Nẵng nằm trong hệ thống giáo dục chung của miền Nam và tuân thủ đúng như mục tiêu, triết lý, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá mà Bộ Quốc gia giáo dục đề ra. Phương pháp dạy học mới mẻ, khoa học phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, tăng tính tò mò thích thú trong học tập với nhiều hình thức như đóng kịch, học sinh thuyết trình, học nhóm,… Nhắc đến phương pháp dạy học, không quên nhắc đến vấn đề tích hợp các môn học, đa môn, liên môn. Khái niệm này không chỉ đến thời nay mới xuất hiện mà vấn đề này đã nảy sinh, được áp dụng từ dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Tích hợp đa môn, liên môn từ bậc Tiểu học cho đến Trung học. Nề nếp thi cử tương đối ổn định, khá công bằng và bình đẳng cho mọi người đi học.
Trình độ nghiệp vụ, lương tâm, trách nhiệm, thể diện, tư cách mô phạm … của các giáo viên vẫn giữ được một cách căn bản nhờ được đào tạo tương đối tốt. Ít xảy ra những hiện tượng tiêu cực như tham ô, móc ngoặc, lãng phí của công một cách tràn lan. Chế độ lương bổng, đãi ngộ cho giáo viên khá cao, làm cho cuộc sống vật chất của nhà giáo ổn định, thoải mái. Vì vậy, giáo viên có thể chuyên tâm vào công tác dạy và giáo dục của mình. Hơn nữa, tạo ra động lực thu hút được những người tài, người giỏi vào ngành sư phạm để từ đó làm nền tảng tạo ra những thế hệ học sinh giỏi giang tiếp theo.
Đáng chú ý, thông qua các bài học quốc sử, quốc văn, học sinh thấm nhuần tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, nền giáo dục
45
này đã đào tạo ra thế hệ học trò yêu nước, đóng góp rất lớn cho cách mạng. Trước tình hình thế sự đất nước diễn ra sôi nổi, tinh thần yêu nước ấy kết thành làn sóng đấu tranh mạnh mẽ, hình thành các phong trào đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của học sinh trên địa bàn Đà Nẵng. Đơn cử, vào cuối năm 1969 đầu năm 1970, bọn Lonnol-Sirik Matak thực hiện âm mưu của đế quốc Mỹ tàn sát kiều bào ta tại Campuchia. Tại Đà Nẵng, phong trào chống Lonnol-Sirik Matak dâng lên mạnh mẽ, đặc biệt toàn bộ học sinh các trường ở Đà Nẵng xuống đường, bãi khóa, kết hợp với các phong trào quần chúng khác: Công nhân đình công, tiểu thương bãi thị... và sức mạnh vũ bão của phong trào tuổi trẻ sinh viên-học sinh như được nhân lên gấp nhiều lần. [2, tr.9] Hòa chung trong làn sóng đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, một sự kiện điển hình của học sinh Đà Nẵng nổi dậy đòi trị đế quốc Mỹ khi xe Mỹ vô cớ cán chết học sinh Phạm Văn Cường của trường Bồ Đề. Học sinh Bồ Đề cùng lực lượng học sinh liên trường đã tập trung tại Sân vận động Chi Lăng đòi trừng trị thích đáng bọn lái xe Mỹ, đòi bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân, chấm dứt ngay các màn lái xe điên dại... Lời kêu gọi được in và phát đi dõng dạc nói với đồng bào: “Hằng ngày trên thành phố và đất nước này, có bao nhiêu nạn nhân chết oan ức như Phạm Văn Cường bởi những trò chơi dã man của bọn giặc Mỹ?”. Sau đó, học sinh các trường Bồ Đề, Quảng Đức, Phan Châu Trinh... dùng xăng tự chế tiến công, đốt cháy hàng chục xe Mỹ giữa đường phố. Đặc biệt là, học sinh trường Quảng Đức nằm ngay quốc lộ 1, khi nào có xe bọn Mỹ đi ngang qua đều có những toán hành động của học sinh ném bom xăng vào xe. Bọn Mỹ hoảng sợ không dám huênh hoang như trước. [2, tr.10]
2.5.2 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu nói trên, tình hình giáo dục ở Đà Nẵng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh thì cho rằng: "Việt Nam Cộng hòa chết yểu, chỉ sống 20 năm (1955-1975), nên lý thuyết/dự tính/kế hoạch giáo dục cao siêu thì nhiều nhưng sự thể hiện trên thực tế lại chưa được trọn vẹn, vẫn còn bị nhiều bậc thức giả đương thời chỉ trích nặng nề. Có những kế hoạch được soạn thảo nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có thời gian, điều kiện thực hiện, hoặc chỉ thực hiện được một phần nhỏ. Vài kế hoạch đôi khi chỉ phản ảnh sáng kiến của một vài cá nhân hay tập
46
thể, giai đoạn đầu vẫn còn lúng túng chưa có một chính sách giáo dục rõ rệt và nhất quán từ trên xuống, sự phát triển có lúc còn thiếu định hướng, lộn xộn và chắp vá." [8]
Do chế độ chính quyền Sài Gòn là chế độ lệ thuộc, phục vụ âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, vì vậy nền giáo dục chế độ Sài Gòn có sự mâu thuẫn lớn. Nền giáo dục không ổn định và có nhiều rạn nứt. Theo đánh giá của một số nhà giáo dục ở miền Nam “Nền giáo dục mà lâu nay chúng ta tưởng chừng như ổn định lắm, thực ra từ lâu đã rạn nứt và đã hầu như đổ vỡ trong thời gian qua với những cuộc bạo hành, sôi động ngay trong khuôn viên các học đường giữa thầy giáo và học sinh...”. Hơn nữa, triết lý, mục tiêu, phương pháp giáo dục... được các nhà giáo dục và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt ra rất lý tưởng, nhiều tham vọng, song nguồn lực thực tiễn không đủ, do chiến tranh và do đấu tranh giằng co giữa tư tưởng giáo dục cũ và mới nên nhiều chương trình, mô hình và kế hoạch giáo dục đặt ra chỉ nằm trên giấy, chưa triển khai sâu rộng, hiệu quả trong thực tiễn giáo dục. [24, tr. 259] Giáo dục Đà Nẵng tuân thủ theo đầy đủ chính sách, kế hoạch mà chính quyền đề ra nên không tránh khỏi những hạn chế chung của nền giáo dục này.
Về tình trạng giữa giáo dục bậc Tiểu học và Trung học, con số 54.083 học sinh bậc Tiểu học chỉ còn lại 16.645 lên bậc Trung học là một điều đáng cho chúng ta suy nghĩ. Cứ gần 4 em đi học chỉ có một em lên bậc Trung học. Còn 3 học sinh còn lại sẽ đi về đâu ? Với kiến thức bậc Tiểu học, các em không thể đủ sức đảm nhận một chức vụ trong các xưởng máy được mà phải dùng đến sức lao động của mình bằng các công việc phổ thông nặng nhọc để sinh sống. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng dân trí không cao, sâu xa hơn tình trạng tệ nạn xã hội tràn lan, ảnh hưởng đến tình hình chung của thị xã. Khi mà trường trung học công lập ở Đà Nẵng còn quá ít chỉ với 8 trường công lập đã làm hạn chế việc đến trường của học sinh. Nếu những em học sinh gia đình có điều kiện thì không sao, các em có thể theo học các trường tư nhưng còn những em gia đình nghèo khó, giới hạn ở trường sở, phần nào ảnh hưởng đến số lượng học sinh đến trường. Hơn nữa, điều này dễ dàng thấy được sự phân hóa giàu nghèo giữa các em học sinh, giữa những gia đình. Đó là một trong những hạn chế của nền giáo dục này. Muốn sửa đổi tình trạng này, việc đi học vào các trường Trung học phải được dễ dàng hơn, trường ốc đầy đủ hơn để cung cấp cho các em một cơ hội thuận
47
tiện theo đuổi việc học. Nhưng người ta cũng có thể mở các trung tâm huấn nghệ các ngành đơn giản như về tiểu công nghệ để thu hút số còn lại, đào tạo cho họ một nghề nghiệp căn bản sau này.
Trên phương diện phát triển, giáo dục là một phương cách đầu tư lâu bền và cần thiết nhất. Càng ngày, tình trạng máy móc và kỹ thuật càng tiến bộ đòi hỏi người công nhân trong xí nghiệp xưởng máy có một số kiến thức căn bản rộng lớn hơn, vì thế đứng ngoài mục tiêu nâng cao mức sống tinh thần của cá nhán, giáo dục còn có nhiệm vụ đào tạo cá nhân cho tập thể sử dụng sau này. Tại Việt Nam, Trung học kỹ thuật đã xuất hiện nhưng còn quá yếu kém. Tại Đà Nẵng con số 16.645 học sinh trung học trong đó chỉ có 700 học sinh theo học kỹ thuật cho thấy một tỷ lệ quá thấp. Có nhiều