Tình hình nghiên cứu và sử dụng tanin hiện nay

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ MỘT SÓ LOÀI CÂY KEO Ở QUẢNG NAM QUY MÔ 10KG NGUYÊN LIỆU/MẺ (Trang 31 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng tanin hiện nay

a. Trên thế giới

Các sản phẩm Tanin riche, Tanin riche Extra, Quer Tanin được sản xuất với sản lượng lớn ở các nước Châu Âu để tăng hương, vị cho rượu và bảo

quản rượu nho. Giá trị của các hợp chất tanin chiết xuất từ thực vật liên tục được nghiên cứu.

Gần đây, khi nghiên cứu về dược tính của chè xanh, các nhà khoa học đã tin rằng các chất chống oxi hóa giữ vai trò chủ đạo. Chất chống oxi hóa trong chè là tanin có hiệu lực gấp 100 lần vitamin C, gấp 25 lần vitamin E (theo kết quả nghiên cứu của Bác sĩ Weisburger).

Tanin chiết xuất từ vỏ và hạt lựu có tác dụng làm da mịn màng.

Những nghiên cứu gần đây về các vấn đề ứng dụng khác của tanin được các nhà khoa học quan tâm:

- Tanin chất kết dính cho gỗ ép.

- Sản xuất keo - formaldehyde cho gỗ dán nội thất từ bột bắp –

tanin. [26]

- Đánh giá khả năng phản ứng của formaldehyde và tanin tạo chất

kết dính bằng sắc ký khí.

- Chất kết dính sinh học liên kết gỗ từ tanin. [27]

Nhà máy tanin DITECO ở Chile hiện đang sản xuất tanin từ vỏ cây thông. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các giải pháp tanin có thể được sử dụng như chất chống ăn mòn kim loại với chi phí ít hơn nhiều, khối lượng lớn vỏ thông bị thải loại từ quy trình khai thác gỗ thông (vỏ chứa 15% tanin) có thể được sử dụng để sản xuất tanin thương mại. Một loạt các sản phẩm sản xuất từ tanin đã được phát triển và cấp bằng sáng chế tại Chile và Brazil, bao gồm:

 Sản phẩm chống ăn mòn mồi - được bán dưới tên thương hiệu Nox

- Primer, sản phẩm này xử lý gỉ bề mặt thép trước khi sơn. Một polymer trong thành phần của Nox - Primer tạo ra một lớp bảo vệ mà trên thực tế có thể gấp đôi tuổi thọ của sơn truyền thống.

 Keo dán gỗ - chiết xuất tanin được thêm vào chất kết dính sử dụng để dán gỗ trong sản xuất vật liệu đóng tàu.

 Chất ức chế ăn mòn - tanin là dầu khoáng addedto để bảo vệ thép

cán nguội khỏi ăn mòn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.

b. Ở Việt Nam

Với những ứng dụng rộng rãi của tanin, nhiều nhà khoa học thuộc các trường Đại học, các trung tâm nghiên cứu của nước ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu chiết tách tanin cũng như ứng dụng của chúng một cách cụ thể. Về chiết tách tanin có nhiều công trình công nghệ, điển hình có:

Nhóm tác giả Lê Tự Hải, Phạm Thị Thùy Trang, Dương Ngọc Cầm, Trần Văn Thắm với công trình “Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học của hợp chất tanin từ lá chè xanh và khảo sát tính chất ức chế ăn mòn kim loại của nó” thuộc tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 1(36).2010.

Đại học Đà Nẵng cũng có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như Trần Thị Ngọc Anh với luận văn tốt nghiệp thạc sĩ năm 2012: Nghiên cứu tổng hợp keo tanin của vỏ keo tai tượng với formaldehyde và ứng dụng tạo tấm MDF với bột gỗ…

Hiện nay tiềm năng khai thác tanin rất lớn nhưng việc nghiên cứu và hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao. Trong thời gian gần đây, một số nhà khoa học đã bước đầu nghiên cứu và thử tác dụng chống oxi hóa của tanin từ lá chè. Ngoài việc làm thuốc chữa bệnh và các chất phụ gia có giá trị cao trong công nghiệp thực phẩm, tanin cũng cần được nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả hơn trong công nghiệp thuộc da và chống ăn mòn kim loại.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ MỘT SÓ LOÀI CÂY KEO Ở QUẢNG NAM QUY MÔ 10KG NGUYÊN LIỆU/MẺ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)