Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu khô/thể tích dung môi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ MỘT SÓ LOÀI CÂY KEO Ở QUẢNG NAM QUY MÔ 10KG NGUYÊN LIỆU/MẺ (Trang 58 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu khô/thể tích dung môi

Tỉ lệ R/L có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất quá trình chiết tách tanin. Về mặt lý thuyết khi tỉ lệ này càng nhỏ thì hiệu quả chiết tách càng cao; tuy nhiên

5 7 9 11 13 15 17 Y (% ) Kích thước hạt

trong thực tế sản xuất, tùy theo đặc điểm của mỗi loại nguyên liệu, cần xác định một tỉ lệ cụ thể nhằm thỏa mãn hai yêu cầu vừa đạt hiệu quả chiết tách cao vừa tiết kiệm dung môi. Hơn nữa nếu dùng tỉ lệ R/L quá nhỏ cũng gây khó khăn cho công đoạn tinh chế sản phẩm. Trong nghiên cứu này, tiến hành khảo sát ở 800C, thời gian 60 phút.

Tiến hành: Mỗi thí nghiệm cho vào cốc 100 gam mẫu và thêm vào cốc lần lượt từ 300 ml đến 1000 ml nước cất theo sơ đồ hình 3.3

Hình 3.3. Sơ đồ thí nghiệm tìm tỉ lệ nguyên liệu : dung môi thích hợp để chiết tách tanin

Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ R/L đến hiệu suất thu tanin được thể hiện trên bảng 3.4 và hình 3.4. Ta thấy hàm lượng tanin tăng với tỉ lệ dung môi trong phạm vi 300 – 600 ml. Nhưng trong khoảng 600 – 1000 ml thì không có sự khác biệt hay tăng lên, mà có lẽ là do thể tích dung môi lớn là nguyên nhân gây ra sự trương nở vật liệu bởi nước và một vài hợp chất không phải tanin có thể được chiết ra. Do đó, hiệu suất tách hạn chế.

Hỗn hợp vỏ keo khô

Dịch chiết

Chọn thể tích thích hợp

Thể tích dung môi

Chuẩn độ

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ R : L đến hiệu suất tách tanin

V (ml) 300 400 500 600 800 1000

Y (%) 12,322 15,423 15,984 16,125 16,005 15,746

Hình 3.4. Hàm lượng tanin tách ra theo tỉ lệ R : L

Kết quả trên đồ thị cho thấy: khi tăng tỉ lệ R/L thì hàm lượng tanin tăng lên, đạt cực đại khi tỉ lệ R/L là 1/6, sau đó giảm dần và tương đối chậm. Như vậy tùy thuộc vào tỉ lệ R/L mà hiệu suất chiết sẽ khác nhau. Điều này được giải thích như sau: khi sử dụng tỉ lệ R/L thấp đồng nghĩa với lượng dung môi sử dụng lớn, sẽ hòa tan triệt để lượng tanin có trong nguyên liệu, dẫn đến hiệu quả chiết tách tăng. Và ngược lại, khi sử dụng tỉ lệ R/L lớn sẽ không đủ dung môi hòa tan hết lượng tanin có trong nguyên liệu nên hiệu quả chiết tách thấp. Nhưng khi đã đạt mức độ chiết tách cao nhất nếu vẫn tiếp tục tăng thể tích dung môi sẽ không mang lại hiệu quả vì lúc đó một số tạp chất sẽ bị chiết theo và gây lãng phí về mặt kinh tế. Vì vậy, sau khi khảo sát ảnh hưởng tỉ lệ R/L đến hiệu suất chiết. Ta có tỉ lệ R/L =1/6 là tối ưu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ MỘT SÓ LOÀI CÂY KEO Ở QUẢNG NAM QUY MÔ 10KG NGUYÊN LIỆU/MẺ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)