Ảnh hưởng của nhiệt độ nấu nguyên liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ MỘT SÓ LOÀI CÂY KEO Ở QUẢNG NAM QUY MÔ 10KG NGUYÊN LIỆU/MẺ (Trang 63 - 65)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nấu nguyên liệu

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến quá trình chiết tách đó chính là nhiệt độ. Tùy thuộc tính chất của cấu tử cần chiết mà lựa chọn nhiệt độ phù hợp. Thông thường khi tăng nhiệt độ thì hiệu quả chiết tách sẽ tăng, tuy nhiên quy luật này là một yếu tố có giới hạn. Khi nhiệt độ quá cao có thể xảy ra các phản ứng khác không cần thiết gây khó khăn cho quá trình công nghệ, làm biến đổi tính chất của cấu tử cần chiết và tiêu tốn năng lượng. Chính vì thế cần phải lựa chọn mức nhiệt độ phù hợp sao cho hiệu quả chiết là cao nhất đồng thời hạn chế được những yếu tố bất lợi.

Tiến hành các thí nghiệm như sau: cho vào cốc 100 gam mẫu với 600 ml nước, sau đó tiến hành nấu trong thời gian 50 phút ở các mức nhiệt độ: 300C, 400C, 600C, 800C và 1000C theo sơ đồ hình 3.7.

Hình 3.7. Sơ đồ thí nghiệm tìm nhiệt độ thích hợp để tách chiết tanin

Hỗn hợp vỏ keo khô

Dịch chiết

Chọn nhiệt độ thích hợp

Nhiệt độ khảo sát

Chuẩn độ

Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hiệu suất thu tanin được thể hiện trên bảng 3.6 và hình 3.8.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng tanin

Nhiệt độ (0C) 30 40 60 80 100

Y (%) 14,631 16,572 17,147 17,325 17,012

Hình 3.8. Hàm lượng tanin tách ra theo nhiệt độ

Kết quả từ đồ thị cho thấy, ứng với các nhiệt độ khác nhau thì hàm lượng tanin tổng thu được cũng khác nhau rõ rệt. Điều đó cho thấy nhiệt độ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình chiết tách và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ yếu tố này cũng làm thay đổi hiệu quả của quá trình chiết tách. Điều này có thể giải thích như sau: nhiệt độ có tác dụng tăng tốc độ khuếch tán và giảm độ nhớt của dung dịch giúp phần tử chất hòa tan dễ dàng khuếch tán giữa các phân tử dung môi, làm tăng tốc độ khuếch tán và dẫn đến khả năng tách dịch bào cũng tăng. Kết quả thu được trên đồ thị cho thấy rõ khi tăng nhiệt độ thì lượng tanin thu được cũng tăng dần đạt cực đại ở 800C và sau đó giảm dần. Ở đây lượng tanin giảm dần vì nhiệt độ quá cao làm biến đổi

12 13 14 15 16 17 18 30 40 60 80 100 Y (% ) Nhiệt độ (0C)

tính chất của cấu tử cần chiết. Vì vậy, sau khi khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất chiết, chọn nhiệt độ chiết thích hợp là 800C.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ MỘT SÓ LOÀI CÂY KEO Ở QUẢNG NAM QUY MÔ 10KG NGUYÊN LIỆU/MẺ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)