CHẠY THỬ MẺ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ MỘT SÓ LOÀI CÂY KEO Ở QUẢNG NAM QUY MÔ 10KG NGUYÊN LIỆU/MẺ (Trang 86 - 94)

6. Cấu trúc luận văn

3.7. CHẠY THỬ MẺ

Sau khi tính toán, với hệ thống thiết bị thực tế như hình 3.19 tiến hành quá trình chiết tách tanin từ vỏ một sô loài keo ở Quảng Nam với quy mô 10kg nguyên liệu/mẻ ở điều kiện:

+ Lượng nước cất: 60 lít (tương đương tỉ lệ R : L = 1/6) + Thời gian: 42 phút

+ Nhiệt độ: 900C

Hiệu suất tách tanin từ vỏ keo đạt được 17,85%. Có sự hao hụt so với lí thuyết có thể do một số nguyên nhân sau:

+ Mẻ 10kg không có các thông số đảm bảo như phòng thí nghiệm. + Lỗi chế tạo thiết bị

+ Quá trình tối ưu hóa đã lược bỏ một số yếu tố ảnh hưởng.

Với hiệu suất này có thể coi mức hao hụt so với lí thuyết là chấp nhận được. Sơ đồ công nghệ như đề xuất có thể đưa vào ứng dụng trong thực tế để chiết tách tanin với quy mô 10kg nguyên liệu/mẻ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi rút ra được một số kết luận sau:

1. Đã nghiên cứu thành công việc tối ưu quy trình chiết tách với quy mô phòng thí nghiệm để làm cơ sở xây dựng cho quy mô đề tài. Các thông số tối ưu của quy trình đã được xác định như sau:

+ Tỉ lệ L/R: 1/5,8 + Thời gian: 42 phút + Nhiệt độ : 900C

Hiệu suất tách tanin từ vỏ cây keo (keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai) trong các điều kiện trên đạt tối đa là 21,82%.

2. Qua kiểm tra phổ hồng ngoại cho thấy tanin mà tôi chiết tách từ vỏ cây keo có công thức phù hợp với lý thuyết.

3. Các chỉ số và thông số của nguyên liệu và tanin - Độ ẩm: 10,91%

- Lượng tro: 14,95%

- Số Stiasny của tanin được chiết xuất là 77,60.

4. Xác định, tính toán các thông số kỹ thuật cho quá trình chiết tách thu nhận dịch chiết tanin để làm cơ sở phân tích, đề xuất, tính toán các thiết bị cho quá trình chiết tách với quy mô 10kg nguyên liệu/mẻ.

- Thiết bị nồi nấu: Được lựa chọn là nồi nấu 2 vỏ, làm bằng vật liệu thép không gỉ, cửa nạp liệu ở phía trên và cửa tháo liệu ở phía dưới. Thiết bị có gắn áp kế và van an toàn.

- Kích thước thiết bị nấu vỏ keo: D = 0,51m; h = 0,76 m. Đường kính ống thoát hơi nước d = 80mm.

- Thiết bị cô đặc dịch chiết: sử dụng thiết bị nồi nấu trên kết hợp với nồi cô cạn và bộ phận bình ngưng tụ.

5. Lắp đặt và chạy thử nghiệm thành công trên quá trình chiết tách đã xây dựng và thu nhận được lượng tanin đạt là 17,85% nguyên liệu ban đầu. Với tỉ lệ này có thể triển khai xây dựng quá trình chiết tách tanin ở quy mô lớn hơn.

Kiến nghị

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi một số hạn chế. Trong tương lai, nếu có điều kiện cần thực hiện tiếp một số nghiên cứu sau:

1. Khảo sát các phương pháp chiết tách khác: hấp trước khi nấu hay ngâm vỏ keo khô trong cồn trước khi nấu.

2. Ngoài sản phẩm chính là dịch chiết tanin, lượng thu nhận được trong quá sản xuất cũng có thể được nghiên cứu sử dụng.

3. Cần nghiên cứu thực nghiệm chi tiết hơn để có thể triển khai quá trình chiết tách thu nhận tanin vào thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Phùng Văn Bé (2011), Nghiên cứu chiết tách tanin từ vỏ keo Tại tượng và

ứng dụng làm vật liệu hấp phụ một số ion kim loại nặng trong nước ,

Luận văn thạc sĩ Khoa học, Đại học Đà Nẵng

[2] Nguyễn Bin (2001), Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và

thực phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội

[3] Bộ Y tế (1980), Bài giảng dược liệu tập 1, NXB Y học, Hà Nội.

[4] Vy Thị Hồng Giang (2009), Nghiên cứu tổng hợp keo polyphenol formaldehyde từ nguồn polyphenol được tách từ vỏ cây keo lá tràm,

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – chuyên ngành Hóa hữu cơ, Đại học Đà Nẵng.

[5] Từ Minh Koóng (2007), Kỹ thực sản xuất dược phẩm, Tập 1, Trường ĐH Y dược, Hà Nội

[6] Nguyễn Thị Thu Lan (2007), Bài giảng hóa học các hợp chất thiên nhiên,

Khoa Hóa, Đại học Khoa học, Đại học Huế, Lưu hành nội bộ

[7] Dư Thị Ánh Liên (2009), Nghiên cứu chiết tách hợp chất tanin từ vỏ cây

thông Caribe và ứng dụng làm chất ức chế ăn mòn kim loại, Luận văn

tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – chuyên ngành Hóa hữu cơ, Đại học Đà Nẵng.

[8] Đỗ Tất Lợi (1970), Dược học và các vị thuốc Việt Nam- tập1, NXB Y học và Thể dục thể thao.

[9] Hồ Viết Quý (2007), Các phương pháp phân tích công cụ trong Hóa học

hiện đại, NXB Đại học Sư Phạm.

[10] Nguyễn Minh Thảo (1998), Hóa học các hợp chất dị vòng, NXB Giáo Dục.

[12] Thái Doãn Tĩnh (2005), Hóa học các hợp chất cao phân tử, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

[13] Lê Bạch Tuyết (chủ biên, 1996), Các quá trình công nghệ cơ bản trong

sản xuất thực phẩm, Khoa hóa thực phẩm và công nghệ sinh học,

Trường đại học bách khoa Hà Nội.

[14] Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.

[15] Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Tiếng Anh

[16] Ann E. Hagerman, Tannin Chemistry, Department of Chemistry and Biochemistry, Miami University, USA, 1998.

[17] Anthony H. Conner and Melissa S. Reeves, “Reaction of formaldehyde at the Ortho and Para positions of Phenol: Exploration of

mechanisms using computational chemistry”, USDA Forest Service,

Forest Products Laboratory, Madison, WI and Dept. of Chemistry, Tuskegee Univ, Tuskegee,

[18] Anthony D. Covington (1997), Modern tanning chemistry, British School of leather Technology, Nene College of Higher Education, Boughton Green Road, Moulton Park, Northampton, UK NN2 7AL [19] Ashish M. Gujrathi, B. V. Babu, Environment friendly products from black

wattle, Energy Education Science and Technology, Volume 19 (1), 2007, 37-44

[20] Dr. Hazizan Md Akil, “Phenol formaldehyde”, School of Materials and Mineral Resources Engineering.

[21] Jingge Li,1 BE(ChEng), MSCENZ (1998), “Commercial production of tannins from radiata pine bark for wood adhesives”, Frances Maplesden, 2 BSc(For. Hons), MNZIF, MFIEA, IPENZ Transactions,

Vol. 25, No. 1/EMCh,.

[22] Liangliang Zhang et al, Phenolic Extracts from Acacia mangium Bark and Their Antioxidant Activities, Molecules, 15, 2010, 3567-3577.

[23] R Makino, S Ohara & K Hashida , Efficient extraction of polyphenolics from the bark of tropical tree species, Journal of Tropical Forest Science

21(1), 2009, 45-49.

[24] P. Schofield, D.M. Mbugua, A.N. Pell, Department of animal science, 325 Morrison Hall, Cornell University, Ithaca, NY 14853, USA (2008), “Analysis of condensed tannins: a review”, Proceedings of the 51st International Convention of Society of Wood Science and

Technology, November 10-12, Concepción, CHILE.

[25] The Journal of Adhesion Science and Technology, 2006, Volume 20, Number 8, Page 829-846’).

[26] The European Journal of Wood and Wood Products Volume 52, Number 5, Page 311-315 ’).

Tài liệu Website

[27] Đánh giá khả năng sinh trưởng và tính thích ứng của các xuất xứ keo Tai tượng (Acacia mangium) và các dòng keo Lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) giai đoạn tuổi 1 – 2 tại huyện Sơn Dương, tỉnh

Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[28] Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng giống keo tai tượng tại trường đại học nông lâm thái nguyên

truong-cua-rung-giong-keo-tai-tuong-tai-truong-dai-hoc-nong-lam- thai-nguyen.htm

[29] http://vafs.gov.vn/vn/2014/06/ky-thuat-trong-keo-tai-tuong/ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

[30] http://vafs.gov.vn/vn/2014/06/ky-thuat-trong-keo-lai/ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

[31] http://vafs.gov.vn/vn/2014/06/ky-thuat-trong-keo-la-tram/ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ MỘT SÓ LOÀI CÂY KEO Ở QUẢNG NAM QUY MÔ 10KG NGUYÊN LIỆU/MẺ (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)