6. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian nấu nguyên liệu
Sau khi lựa chọn dung môi, tỉ lệ R/L thì thời gian chiết cũng là một yếu tố có vai trò quan trọng không kém, khi thời gian tăng thì hiệu suất chiết tách
11 12 13 14 15 16 17 Y (% ) V(ml) 300 400 500 600 800 1000
cũng tăng theo, đó là do các chất cần chiết có đủ thời gian để khuếch tán vào dung môi. Tuy nhiên cũng không nên kéo dài thời gian chiết tách vì sẽ tạo điều kiện cho các phân tử lớn cũng bị hòa tan theo làm cho dịch chiết có lẫn nhiều tạp chất dẫn đến quá trình tinh sạch sau này sẽ khó khăn. Thêm vào đó việc kéo dài thời gian chiết vừa gây biến tính và tổn thất sản phẩm chiết do quá trình oxi hóa, ngưng tụ…vừa gây lãng phí về mặt kinh tế. Chính vì thế khảo sát để lựa chọn thời gian chiết phù hợp là rất cần thiết.
Qua các tài liệu tham khảo, khoảng thời gian nấu nguyên liệu là 30 ÷ 90 phút. Tiến hành khảo sát các khoảng thời gian chiết như sau: 30, 40, 50, 60, 70, 80 và 90 phút theo sơ đồ hình 3.5.
Tiến hành các thí nghiệm như sau: cho vào cốc 100 gam mẫu với 600 ml nước trong cùng điều kiện chưng ninh 800C.
Hình 3.5. Sơ đồ thí nghiệm tìm thời gian thích hợp để chiết tách tanin
Kết quả ảnh hưởng của thời gian chiết đến hiệu suất thu tanin được thể hiện trên bảng 3.5 và hình 3.6.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian đến tanin tách ra
Thời gian(phút) 30 40 50 60 70 80 90
Y (%) 15,715 16,251 16,878 16,712 16,515 16,218 16,005 Hỗn hợp vỏ keo khô
Dịch chiết
Chọn thời gian thích hợp
Thời gian khảo sát
Chuẩn độ
Hình 3.6. Hàm lượng tanin tách ra theo thời gian
Kết quả trên đồ thị 3.6 cho thấy hàm lượng tanin tổng thu được cực đại khi thời gian chiết là 50 phút. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy thời gian có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của quá trình chiết tách tanin. Khi đã đạt giá trị cực đại tại thời gian 50 phút thì hàm lượng tanin thu được bắt đầu giảm, chính vì thế việc kéo dài thời gian chiết là không hiệu quả. Giải thích vấn đề này như sau: Nguyên liệu chiết đã được làm khô đến khối lượng không đổi nên khi dung môi ngấm vào nguyên liệu sẽ làm nguyên liệu trương nở. Dựa vào sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa thành tế bào và dung môi mà các cấu tử cần chiết có xu hướng thoát ra khỏi tế bào nguyên liệu. Vì vậy khi thời gian chiết quá ngắn sẽ không tạo được sự chênh lệch áp suất đủ lớn, do đó các cấu tử cần chiết bị lôi kéo ra khỏi nguyên liệu ít nên dẫn đến hàm lượng thu được sẽ thấp. Khi các cấu tử chiết được trích ly hết ra khỏi nguyên liệu nếu tiếp tục tăng thời gian chiết thì sẽ tạo điều kiện cho các tạp chất bị khuếch tán theo,
13.5 14 14.5 15 15.5 16 16.5 17 17.5 30 40 50 60 70 80 90 Y (% ) Thời gian (phút)
gây bất lợi cho các công đoạn tinh sạch sau này. Hơn nữa thời gian nấu quá dài sẽ làm bay hơi phân hủy tanin có trong dịch chiết. Vì vậy, sau khi khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết, 50 phút được coi như thời gian chiết tách phù hợp.