6. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu
Kích thước là một trong những yếu tố có vai trò quyết định trong quá trình chiết tách tanin. Nếu chọn được kích thước tối ưu sẽ nâng cao hiệu quả của quá trình chiết tách. Vật liệu rắn có kích thước càng nhỏ thì khả năng chiết càng lớn do diện tích tiếp xúc giữa chúng và dung môi tăng lên tạo điều kiện cho quá trình chiết dễ dàng hơn.
Tiến hành các thí nghiệm như sau: Mỗi thí nghiệm cho vào cốc 100 gam nguyên liệu vỏ hỗn hợp của cây keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai với các kích thước như sau: 3 – 5 cm, 2 – 3 cm, 1 - 2 cm, 2 - 3 mm và bột mịn được chiết với 800ml nước cất ở 800C trong thời gian 60 phút theo sơ đồ hình 3.1.
Hình 3.1. Sơ đồ thí nghiệm tìm kích thước nguyên liệu thích hợp để chiết tanin
Kết quả ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến hiệu suất chiết tách tanin được thể hiện trên bảng 3.3 và hình 3.2.
Hỗn hợp vỏ keo khô
Dịch chiết
Chọn kích thước thích hợp
Kích thước nguyên liệu
Chuẩn độ
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của kích thước đến hiệu suất tách tanin
Kích thước 3-5 cm 2-3 cm 1-2 cm 2-3mm Bột mịn
Y (%) 6,219 7,425 8.995 10,785 16,005
Hình 3.2. Hàm lượng tanin tách ra theo kích thước
Kết quả đồ thị cho thấy, ứng với các kích thước khác nhau thì hàm lượng tanin tổng thu được cũng khác nhau rõ rệt. Điều này cho thấy kích thước nguyên liệu là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình chiết tách tanin. Với kích thước bột mịn, có sự gia tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của pha rắn và dung môi. Đây có thể là lí do làm cho hiệu suất chiết tách tanin cao nhất và cao vượt trội so với các kích thước còn lại. Đây là kích thước cho hiệu suất tách tanin là tối ưu.