KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT CỦA LÁ VÀ NHÂN QUÁ BẰNG (Trang 86 - 96)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN

Kết quả thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá và nhân quả bàng trong 4 loại dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat, etanol đối với 2 loại vi khuẩn E.coliB.subtilis đại diện cho hai dòng vi khuẩn gram âm và gram dƣơng, đƣợc thể hiện ở Bảng 3.27.

Bảng 3.27. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết lá và nhân quả bàng trong các loại dung môi

Tên dịch chiết Hoạt tính kháng khuẩn Vi khuẩn E.coli Vi khuẩn B.subtilis Lá bàng n-hexan (-) (-) Lá bàng DCM (-) (-) Lá bàng EtOAc (-) (-) Lá bàng EtOH (+) (+) Nhân bàng n-hexan (-) (-) Nhân bàng DCM (-) (-) Nhân bàng EtOAc (-) (-) Nhân bàng EtOH (-) (-)

Trong đó:

(-): không hình thành vòng kháng khuẩn (+): có hình thành vòng kháng khuẩn

Đối với dịch chiết lá bàng

Dịch chiết lá bàng trong dung môi etanol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với E.coli đƣợc thể hiện ở Hình 3.11 , đối với B.subitilis đƣợc thể hiện ở Hình 3.13.

Hình 3.13 .Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá bàng trong dung môi etanol đối với E.coli

Hình 3.14 .Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá bàng trong dung môi etanol đối với B.subtilis

Dịch chiết của lá bàng trong dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với E.coliB.subtilis đƣợc thể hiện trong Hình 3.13 và Hình 3.15.

Hình 3.15.Kết quả thử khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá bàng trong dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat đối với E.coli

Hình 3.16. Kết quả thử khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá bàng trong dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat đối với B.subtilis

Dịch chiết của nhân quả bàng không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với E.coliB.subtilis trong cả 4 loại dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat, etanol đƣợc thể hiện trong Hình 3.15 và 3.16

Hình 3.17. Kết quả thử khả năng kháng khuẩn của dịch chiết nhân quả bàng trong 4 loại dung môi đối với E.coli

Hình 3.18. Kết quả thử khả năng kháng khuẩn của dịch chiết nhân quả bàng trong 4 loại dung môi với B.subtilis

Trong đó:

(1): vùng không nhỏ dịch chiết và dung môi. (2): vùng nhỏ dung môi

(3): vùng nhỏ dịch chiết

Đƣờng kính vòng kháng khuẩn của dịch chiết lá bàng trong etanol đối với hai loại vi khuẩn Gram (-) E.coli và Gram (+) B.subtilis đƣợc thể hiện ở Bảng 3.28

Bảng 3.28. Đường kính vòng kháng khuẩn của dịch chiết lá bàng trong dung môi etanol Vi khuẩn Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (mm) Gram (-) E.coli 13,5 Gram (+) B.subtilis 16,0  Nhận xét:

Dịch chiết lá bàng trong dung môi etanol thể hiện hoạt hoạt tính kháng khuẩn đối với cả 2 loại vi khuẩn B.subtilis (Gram dƣơng) và E.coli (Gram âm).

Dựa vào kết quả thu đƣợc ở Bảng 3.28 cho ta thấy khả năng diệt khuẩn của dịch chiết lá bàng trong etanol tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn.

với vi khuẩn E.coli là 13,5 mm và B.subtilis là 16 mm. Từ đó ta thấy khả năng diệt khuẩn của dịch chiết lá bàng trong dung môi etanol đối với vi khuẩn gram dƣơng (B.subtilis) cao hơn vi khuẩn gram âm (E.coli).

Giải thích:

Điều này có thể giải thích do sự khác nhau của thành tế bào của hai loại vi khuẩn gram âm (E.coli) và vi khuẩn gram dƣơng (B.subtilis). Thành tế bào gram dƣơng gồm một lớp peptidoglycan dày bao bên ngoài màng sinh chất (plasma membrane). Thành tế bào gram âm phức tạp hơn với lớp peptidoglycan mỏng cách màng sinh chất bởi lớp không gian chu chất (periplasmic space) và tới lớp màng ngoài (outer membrane) là phức hợp của lipoprotein và lipopolysaccharide. Chính cấu trúc nhiều lớp này đã bảo vệ tế bào vi khuẩn gram âm trƣớc tác động của dịch chiết lá bàng trong etanol, ngoài ra khoảng không gian chu chất chứa độc tố và enzyme có thể làm mất tác dụng của dịch chiết trƣớc khi tác dụng lên màng sinh chất. Do đó các phân tử dịch chiết lá bàng trong etanol tác động lên màng tế bào vi khuẩn gram dƣơng (B.subtilis) mạnh hơn làm cho thành tế bào bị vỡ và tiêu diệt đƣợc vi khuẩn nhiều hơn so với khi tác động lên vi khuẩn gram âm (E.coli).

Dịch chiết lá bàng trong dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat; dịch chiết nhân quả bàng trong cả 4 loại dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat, etanol đều không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với cả 2 loại vi khuẩn

B.subtilis (Gram dƣơng) và E.coli (Gram âm).

Giải thích: do dịch chiết của lá và nhân quả bàng trong các dung môi trên không có chất có khả năng phá vỡ cấu trúc tế bào của của 2 loại vi khuẩn trên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

1. Bằng phƣơng pháp sấy khô, phƣơng pháp tro hóa mẫu và phƣơng pháp hấp thụ nguyên tử AAS đã xác định đƣợc độ ẩm, hàm lƣợng tro, hàm lƣợng kim loại trong lá và nhân quả bàng thu hái ở huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam:

- Bột lá bàng khô có độ ẩm trung bình: 5,393 %; hàm lƣợng tro trung bình:10.591%.

- Bột nhân quả bàng khô có độ ẩm trung bình: 6,723%; hàm lƣợng tro trung bình: 3,697%.

- Hàm lƣợng kim loại Pb, Cu, Zn, Hg trong lá và nhân quả bàng nằm trong khoảng cho phép theo qui định tại Quyết định số 46/2007/QD-BYT ngày 19-12-2007 về việc ban hành danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lƣơng thực, thực phẩm.

2. Tìm đƣợc điều kiện tối ƣu cho quá trình chiết tách một số hợp chất của lá và nhân quả bàng đối với các loại dung môi sau:

- Đối với dung môi n-hexan thời gian chiết thích hợp khi chiết lá bàng là 6 giờ, nhân quả bàng là 8 giờ.

- Đối với dung môi diclometan thời gian chiết thích hợp với lá bàng là 8 giờ, nhân quả bàng là 6 giờ.

- Đối với dung môi etyl axetat thời gian chiết thích hợp với lá bàng là 8 giờ, nhân quả bàng là 8 giờ.

- Đối với dung môi etanol thời gian chiết thích hợp với lá bàng là 10 giờ, nhân quả bàng là 6 giờ.

3. Thành phần hóa học của dịch chiết lá và nhân quả bàng trong các dung môi khác nhau: bằng phƣơng pháp GC-MS đã định danh đƣợc thành phần hóa học trong các dịch chiết n-hexan, diclometan, etyl axetat, etanol của bột lá và nhân quả bàng khô:

- Đối với lá bàng: dịch chiết n-hexan 7 cấu tử, dịch chiết etyl axetat 8 cấu tử, dịch chiết diclometan 9 cấu tử, dịch chiết etanol 16 cấu tử.

- Đối với nhân quả bàng: dịch chiết n-hexan 7 cấu tử, dịch chiết etyl axetat 6 cấu tử, dịch chiết diclometan 4 cấu tử, dịch chiết etanol 5 cấu tử.

- Tổng số lƣợng cấu tử định danh đƣợc trong cả lá và nhân quả bàng 21 cấu tử, trong đó lá bàng phát hiện đƣợc 17 cấu tử, nhân quả bàng phát hiện đƣợc 10 cấu tử. Trong đó có 6 cấu tử trùng lại trong cả lá và nhân quả bàng.

Các cấu tử có hoạt tính sinh học cao, chiếm hàm lƣợng % lớn có trong

lá bàng gồm: Beta-sistosterol; Stigmasterol; Vitamin E; Phytol; Squalene; n- hexandecanoic acid; trong nhân quả bàng gồm: Beta-sistosterol; Stigmasterol; Squalene; n-hexandecanoic acid; cis-13-Octadecanoic acid.

4. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết lá và nhân quả bàng Dịch chiết lá bàng trong dung môi etanol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với cả 2 loại vi khuẩn B.subtilis (Gram dƣơng) và E.coli (Gram âm).

Dịch chiết lá bàng trong các dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với cả 2 loại vi khuẩn B.subtilis

(Gram dƣơng) và E.coli (Gram âm).

Dịch chiết nhân quả bàng trong các dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat, etanol đều không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với cả 2 loại vi khuẩn B.subtilis (Gram dƣơng) và E.coli (Gram âm).

KIẾN NGHỊ

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có kiến nghị sau:

của lá và nhân quả bàng.

- Mặc dù trong lá bàng có chứa một số chất gây ảnh hƣởng không tốt đến sức khỏe con ngƣời nhƣ: furfural; 1,2,3-benzenetriol nhƣng trong lá bàng và nhân quả bàng vẫn chứa các chất có hoạt tính sinh học cao chiếm hàm lƣợng lớn nhƣ: beta-sistosterol; Stigmasterol; Squalene; vitamin E; phytol. Vì vậy cần nghiên cứu phƣơng pháp tách các cấu tử có tính chất quí trong y học và thực phẩm đó nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

- Nghiên cứu các bộ phận khác của cây bàng, đặc biệt là vỏ cây và rễ cây bàng vì theo các thử nghiệm về hoạt tính sinh học đã đƣợc công bố thì dịch chiết vỏ cây và rễ cây bàng có hoạt tính khá tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Đỗ Huy Bình (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[2] Bộ y tế (2007), Quy định định số 46/2007/QD-BYT ngày 19-12-2007 giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, Hà Nội. [3] Lê Huy Chính (chủ biên) (2013), Vi sinh y học, NXB y học.

[4] Nguyễn Thị Dung (2014). Nghiên cứu tổng hợp nano đồng từ dung dịch Cu2+ bằng dịch chiết nước lá bàng và ứng dụng làm chất kháng khuẩn. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[5] Phạm Văn Hoàng (2011), „„Nghiên cứu tối ƣu hóa quá trình nhuộm sợi cotton và tơ tằm bằng dung dịch tách chiết từ lá bàng‟‟, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,11(2),25-45.

[6] Nguyễn Thị Hoàng Lan và cộng sự (2015), „„Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô nguyên chất‟‟, Tạp chí Khoa học và Phát

triển,13(2), 245-250.

[7] Huỳnh Thị Mỹ Linh (2013). Nghiên cứu Tổng hợp nano bạc từ dung dịch bạc nitrat bằng tác nhân khử dịch chiết nước lá bàng. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[8] Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

[9] Phạm Luận (2014), Các phương pháp phân tích sắc ký và chiết tách, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.

[10] Phạm Luận (2015), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.

[11] Vũ Cẩm Lƣơng (2008), Cá cảnh nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[12] Hồ Viết Quý (1998), Các phương pháp phân tích hóa học hiện đại và ứng dụng trong hóa học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Tiếng Anh

[13] Gao J, Tang X, Dou H, Fan Y, Zhao X, Xu Q. Hepatoprotective activity of Terminalia catappa L. leaves and its two triterpenoids. J Pharm Pharmacol. 2004;56: 1449–55.

[14] Khan AA, Kumar V, Singh BK, Singh R. Evaluation of wound healing property of Terminalia catappaon excision wound models in Wistar rats. Drug Res (Stuttg) 2014; 64:225–8.

[15] Ko TF, Weng YM, Chiou RY. Squalene content and antioxidant activity of Terminalia catappa leaves and seeds. J Agric Food Chem. 2002;50: 5343–8. 31. Croce CM. Oncogenes and cancer. N Engl J Med. 2008;358:502–11.

[16] Lin CC, Hsu YF, Lin TC. Antioxidant and free radical scavenging effects of the tannins of Terminalia catappa L. Anticancer Res. 2001;21:237–43.

[17] Morioka T, Suzui M, Nabandith V, Inamine M, Aniya Y, Nakayama T, et al. Modifying effects of Terminalia catappa on azoxymethane- induced colon carcinogenesis in male F344 rats. Eur J Cancer Prev.2005;14:101–5.

[18] P.Neelavathi, P.Venkatalakshmi và P.Brindha (2013), „„Antibacterial activities of aqueous and ethanolic extracts of Terminalia catappa leaves and bark against some pathogenic bacteria‟‟, International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences,Vol 5, Issue 1, 114-120.

[19] Pawar SP, Pal SC. Antimicrobial activity of extracts of Terminalia catapparoot. Indian J Med Sci.2002;56:276–8.

[20] Ratnasooriya WD, Dharmasiri MG, Rajapakse RA, De Silva MS, Jayawardena SP, Fernando PU, et al. Tender Leaf Extract of Terminalia catappa antinociceptive activity in rats. Pharm Biol. 2002;40:60–6. Trang web [21] https://vi.wikipedia.org/wiki/Bàng (29/03/2016). [22] http://www.cacanh.vn/danh-muc-ca-canh/chuyen-muc-ve-ca-rong/262- su-ki-dieu-cua-chiec-la-bang-voi-mau-cua-ca-rong.html (01/04/2016). [23] http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=book/export/html/302 (02/04/2016).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT CỦA LÁ VÀ NHÂN QUÁ BẰNG (Trang 86 - 96)