HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC CAO CHIẾT QUẢ DỨA DẠI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẪẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA QUÁ DỨA DẠI Ở CÙ LAO CHÀM, QUANG NAM (Trang 79)

3.4.1. Kết quả thử hoạt tính kháng sinh

Các cao chiết H và cao chiết EA được thử hoạt tính kháng sinh tại phòng Hóa sinh ứng dụng, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kết quả được nêu trong Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả thử hoạt tính kháng sinh của các cao chiết quả dứa dại Nồng độ ức chế > 50% sự phát triển của vi sinh vật và nấm kiểm định – IC50 (μg/ml) Vi sinh vật và nấm kiểm định

Cao chiết H Cao chiết EA

Staphylococcus Aureus > 128 > 128 Bacillus subtilis > 128 > 128 Gram (+) Lactobacillus fermentum > 128 > 128 Salmonella enterica > 128 > 128 Escherichia Coli > 128 > 128 Gram (-) Pseudomonas aeruginosa > 128 > 128 Nấm Candida albicans > 128 > 128

Nhận xét: Kết quả từ Bảng 3.8 hoạt tính kháng sinh của các cao chiết quả dứa dại cho thấy: Cao chiết H và cao chiết EA đều không có hoạt tính kháng các chủng vi sinh vật trên ở nồng độ <128 μg/ml.

3.4.2. Kết quả thử hoạt tính gây độc trên tế bào ung thư gan (Hep-G2) (Hep-G2)

Các cao chiết được thử hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2) tại phòng Hóa sinh ứng dụng, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt nam. Kết quả được nêu trong Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả thử hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2) của các cao chiết quả dứa dại

Hoạt tính gây độc tế bào trên dòng Hep-G2 (μg/ml) % ức chế tại nồng độ STT Tên mẫu 128 32 8 2 0,5 Giá trị IC50 1 Cao chiết H 37 30 29 23 20 >128 2 Cao chiết EA 77 33 30 15 11 69,09 Ellipticin 0,31

Nhận xét: Kết quả từ Bảng 3.9 hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2) của cao chiết quả dứa dại cho thấy: Cao chiết n- hexane không có khả năng ức chế dòng tế bào này tại giá trị IC50 ở nồng

độ nhỏ hơn 128 μg/ml và cao chiết ethyl acetate ức chế dòng tế bào này tại giá trị IC50 ở nồng độ 69,09μg/ml.

3.5. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP 3.5.1. Hợp chất QDDH2.5

Hợp chất QDDH2.5 được phân lập dưới dạng chất dầu màu vàng nhạt (xem hình 3.4).

Hình 3.4. Hợp chất QDDH2.5 Phổ 1H- MNR của hợp chất QDDH2.5 xuất hiện các tín hiệu đặc trưng của nhóm CH3 đầu mạch (dH 0,88 t, J = 7,0 Hz), nhóm CH2 (dH 1,24-1,36), nhóm –CH=CH– (dH 5,35 m), nhóm CH2–O–CO (dH 4,13) và nhóm –CH2–COO (dH 2,28) (xem Hình 3.5). Hình 3.5. Phổ1H-NMR của hợp chất QDDH2.5

Hình 3.6. Phổ13C-NMR của hợp chất QDDH2.5

Trên phổ 13C-NMR và DEPT của QDDH2.5 (xem Hình 3.6, 3.7) xuất hiện các tín hiệu đặc trưng của nhóm CH3 đầu mạch (dC 14,23), nhóm C=C (dC 130,02), nhóm C=O (dC 173,99). Tín hiệu nhóm C–O (dC 60,17) cho phép xác định vị trí ester hóa của nó với nhóm C=O [12]. Từ các dữ kiện thu được, cho phép xác định hợp chất QDDH2.5 là este của acid béo mạch dài không bão hòa.

3.5.2. Hợp chất QDDH3.1

Hợp chất QDDH3.1được phân lập dưới dạng dầu màu vàng nhạt (xem hình 3.8). Hình 3.8. Hợp chất QDDH3.1 Các phổ NMR (xem Hình 3.9, 3.10) của hợp chất QDDH3.1 đặc trưng cho một hợp chất glycerol trialkanoate với sự xuất hiện các tín hiệu đặc trưng của gốc glycerol tại dC 62,13 (C-1 và C-3)/dH 4,30 (2H, dd, J = 4,5 12,0 Hz, H-1) và 4,13 (2H, dd, J = 5,5, 12,0 Hz, H-3) và dC 68,94 (C-2)/dH 5,25 (1H, m, H-2); cùng với ba nhóm C=O dC 173,26 (C-1’), 172,85 (C-2’) và 173,29 (C-3’). Sự xuất hiện tín hiệu nhóm CH3 ở cuối mạch tại dH 0,88 với cường

độ tích phân bằng 9 cũng khẳng định sự có mặt của ba nhánh axit béo. Ngoài ra, sự xuất hiện liên kết đôi cũng được xác định bằng các tín hiệu cacbon cộng hưởng trong vùng dC 127,93 - 130,23. Từ các dữ kiện thu

được, cho phép xác định hợp chất QDDH3.1 là este của glycerol với acid béo mạch dài không bão hòa.

Hai hợp chất QDDH2.5 và QDDH3.1 có cấu trúc phức tạp. Để xác định vị trí nối đôi và độ dài mạch cần nhiều thời gian và phân tích một số phổ hai chiều, đặc biệt là tiến hành một số phản ứng chuyển hóa hóa học.

Hình 3.9. Phổ1H-NMR của hợp chất QDDH3.1

KT LUN VÀ KIN NGH

1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được kết quả như sau:

- Xác định các thông số hóa lý của quả dứa dại khô: Độ ẩm là 6,21%, tro toàn phần là 3,75%, và hàm lượng kim loại nặng Cd, As, Hg, Pb, Cu, Zn nằm trong khoảng giới hạn cho phép.

- Bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS) đã xác định thành phần hóa học dịch chiết quả dứa dại Pandanus tectorius thu hái tại Cù Lao Chàm, Quảng Nam được 34 cấu tử, trong đó dịch chiết n-hexane xác định

được 22 cấu tử , dịch chiết ethyl acetate 10 cấu tử, dịch chiết dichloromethane 10 cấu tử, tương ứng 83,11%, 39,23% và 3,50% tổng diện tích píc. Trong 3 dịch chiết khác nhau đó, dịch chiết n-hexane có cấu tử 9,12-Octadecadienoic acid, ethyl ester (32,73%) lớn nhất, các cấu tử trong dịch chiết dichloromethane có phần trăm diện tích píc rất thấp (0,11% - 0,93%). Trong

đó có một số cấu tử có hoạt tính sinh học như: vanillin, tetradecanoic acid, n- hexadecanoic acid, octadecanoic acid, vitamin E, 2,6-bis(3,4- methylenedioxyphenyl)-3,7-dioxabicyclo(3.3.0)octane, gamma-sitosterol, ethanone,1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-, (+)-alpha-tocopherol acetate và butylated hydroxytoluene.

- Thử hoạt tính kháng sinh cho thấy cao chiết n-hexane và cao chiết ethyl acetate của quả dứa dại không có hoạt tính kháng các chủng vi sinh vật Gram (+) (Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Lactobacillus fermentum), chủng vi sinh vật Gram (-) (Salmonella enteric, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa) và nấm Candida albicans ở nồng độ nhỏ hơn 128

- Thử hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2) cho kết quả: Cao chiết n-hexane không có khả năng ức chế dòng tế bào này tại giá trị IC50

ở nồng độ nhỏ hơn 128 μg/ml và cao chiết ethyl acetate ức chế dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2) tại giá trị IC50 ở nồng độ 69,09μg/ml.

- Từ cao chiết n-hexane quả dứa dại đã tách được 2 hợp chất sạch: Este của acid béo mạch dài không bão hòa và este của glycerol với acid béo mạch dài không bão hòa.

2. Kiến nghị

Tiếp tục phân lập xác định cấu trúc các hợp chất từ cao chiết ethyl acetate và thử hoạt tính sinh học các hợp chất phân lập được nhằm góp phần làm tăng giá trị sử dụng cũng như chữa bệnh của quả dứa dại trong các bài thuốc dân gian.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

Tiếng việt

[1] Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [2] Bộ Y Tế (2011), QCVN 8-2:2011/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

[3] Nguyễn Văn Đàn, Ngô Ngọc Khuyến (1999), Hợp chất thiên nhiên dùng làm thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[4] Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[5] Trần Văn Sung (2010), Phân tích cấu trúc hợp chất hữu cơ, Giáo trình cao học, Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

[6] Trần Văn Sung (2012), Các phương pháp phổ trong hóa học, Giáo trình cao học, Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

[7] Nguyễn Viết Thân (2007), Những cây thuốc vị thuốc thường dùng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[8] Mai Đình Trị, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Hữu An, Bùi Trọng Đạt (2013),

Thành phần hóa học từ quả dứa dại Pandanus tectorius Sol, Viện Công nghệ hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

[9] Nguyễn Đình Triệu (1999), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[10] Nguyễn Đình Triệu (2005), Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý, tập II, Nhà xuất bản KH-KT, Hà Nội.

Tiếng anh

[11] DVD, Dictionary of Natural Products on DVD, version 18.1, Copyright® 1982-2009 CRC Press.

[12] F.D. Gunstone (1993), “High resolution 13C-NMR study of synthetic branched-chain acids and of wool wax acids and isostearic acid”,

Chemistry and Physics of Lipids, 65(2), pp. 155–163.

[13] Huiling Liu, Xiaopo Zhang, Chongming Wu, Haifeng Wu, Peng Guo, Xudong Xu ( 2013), “Anti-hyperlipidemic caffeoylquinic acids from the fruits of Pandanus tectorius Soland”, Journal of Applied Pharmaceutical Science, 3(08), pp. 016-019.

[14] Lex A.J. Thomson, Lois Englberger, Luigi Guarino, R.R. Thaman, Craig R. Elevitch (2006), “Pandanus tectorius (pandanus)”, The Traditional Tree Initiative.

[15] Lois Englberger, William Aalbersberg, Maureen H. Fitzgerald, Geoffrey C. Marks, Kishore Chand (2003), “Provitamin A carotenoid content of different cultivars of edible pandanus fruit”, Journal of Food Composition and Analysis, 16, pp. 237–247.

[16] Liu Jia-wei, Peng Li-hua, Xian Mei-ting, Cheng Jin-le, Chen Wei-wen (2012), “Chemical constituents in roots of Pandanus tectorius”, Chinese Traditional and Herbal Drugs, 43(4), pp. 636-639.

[17] Lois Englberger, Joseph Schierle, Peter Hofmann, Adelino Lorens, Kiped Albert, Amy Levendusky, Yumiko Paul, Edgar Lickane, Amato Elymore, Marie Maddison, Ione deBrum, Janet Nemra, Julia Alfred, Nancy Vander Velde, Klaus Kraemer (2009), “Carotenoid and vitamin content of Micronesian atoll foods: pandanus (Pandanus

tectorius) and garlic pear (Crataeva speciosa) fruit”, Journal of Food Composition and Analysis, 22(1), pp. 1-8.

[18] Marcel S.F. Lie Ken Jie, C.C Lam (1995), “13C-NMR studies of polyunsaturated triacylglycerols of type AAA and mixed triacylglycerols containing saturated, acetylenic and ethylenic acyl groups”, Chemistry and Physics of Lipids, 78(1), pp. 1–13.

[19] Ministry of Health & Family Welfare (2001), The ayurvedic pharmacopoeia of india, The controller of publications Civil lines, Delhi-110054.

[20] Robert M. Silverstein, Feancis X. Webster, David J. Kiemle (2005),

Spectrometric identification of organic compounds, John Wiley & Sons, Inc.

[21] Tan M, Takayama H, Aimi N, Kitajima M, Franzblau S, and Nonato M (2008), “Antitubercular triterpenes and phytosterols from Pandanus tectorius Soland. var. laevis”, Journal of Natural Medicines, 62(2), pp. 232-235.

[22] Vahirua-Lechat. I, Menut. C, Roig. B, Bessiere. J.M, Lamaty. G (1996), “Isoprene related esters, significant components of Pandanus tectorius”, Phytochemistry, 43(6), pp. 1277-1279.

[23] X. P. Zhang, P. Guo, G. L. Sun, S. L. Chen, M. H. Yang, N. G. Fu, H. F. Wu and X. D. Xu (2012), “Phenolic compounds and flavonoids from the fruits of Pandanus tectorius Soland”, J. Med. Plant. Res. 6(13), pp 2622-2626.

[24] Xiaopo Zhang, Haifeng Wu, Chongming Wu, Peng Guo, Xudong Xu and Meihua Yang (2013). “Pandanusphenol A and B: Two New

Phenolic Compounds from the Fruits of Pandanus tectorius Soland”,

Rec. Nat. Prod, 7(4), pp. 359-362.

[25] Wim Giesen, Stephan Wulffraat, Max Zieren and Liesbeth Scholten (2006), Mangrove guidebook for southeast asia, FAO and Wetlands International, Dharmasarn Co., Ltd, pp. 509.

Trang web

[26] http://en.wikipedia.org/wiki/Pandanus, ngày truy cập 09/10/2013.

[27] http://hocvienquany.vn/caythuoc/Album.aspx, ngày truy cập 22/08/2013 [28] http://tapchiykhoa.com/cach-chua-benh-cua-cay-dua-dai.html, ngày truy

cập 22/08/2013.9

[29] http://www.eattheweeds.com/pandanus, ngày truy cập 09/10/2013. [30] http://www.lrc hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/ D/ DuaGo.htm&key=&char=D, ngày truy cập 09/10/2013.

CÔNG TRÌNH KHOA HC ĐÃ CÔNG B

Trần Minh Khanh, Đào Hùng Cường (2013), “Thành phần hóa học dịch chiết quả dứa dại (Pandanus tectorius) ở Cù Lao Chàm, Quảng Nam”,

PH LC

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢĐỊNH DANH MỘT SỐ CẤU TỬ

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢĐỊNH DANH MỘT SỐ CẤU TỬ

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢĐỊNH DANH MỘT SỐ CẤU TỬ TRONG DỊCH CHIẾT DICHLOROMETHANE

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẪẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA QUÁ DỨA DẠI Ở CÙ LAO CHÀM, QUANG NAM (Trang 79)