NGUỒN NGUYÊN LIỆU SOAPSTOCK TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TINH CHẾ AXIT FERULIC (FA) THU ĐƯỢC TỪ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN DẦU KIỀM THẢI CỦA NHÀ MÁY TRÍCH LY CÁM GẠO (Trang 26 - 29)

L ỜI CẢM ƠN

1.5. NGUỒN NGUYÊN LIỆU SOAPSTOCK TẠI VIỆT NAM

Hiện tại, nguồn nguyên liệu soapstock phục vụ cho công việc nghiên cứu được thu lấy tại công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam – tiền thân là chi nhánh Công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân tại Cần Thơ – được thành lập vào năm 2003, tọa lạc tại Khu công nghiệp Hưng Phú 1, phường Tân Phú, quận Cái Răng thành phố Cần Thơ, ngành nghề kinh doanh là chế biến dầu thực vật, thu mua và chế biến nông sản, thực phẩm.

Kể từ tháng 10 năm 2008, Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam chính thức trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc tập đoàn Wilmar International, có trụ sở chính tại Singapore, một tập đoàn hàng đầu trong sản xuất, chế biến và kinh doanh tất cả các loại dầu, mỡ động – thực vật và các mặt hàng nông sản, thực phẩm khác. Hiện tại Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam đang tập trung hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cám gạo và trích ly dầu cám với công suất 500 tấn nguyên liệu/ ngày. Đây là một lĩnh vực tiên phong tại thị trường nông sản Việt Nam, sử dụng công nghệ tiên tiến của Đức trong dây chuyền sản xuất.

Công ty tận dụng nguồn nguyên liệu cám gạo tươi dồi dào tại Đồng Bằng Sông Cửu Long dùng để trích ly dầu cám gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Cám gạo đã trích ly dầu, gọi là cám gạo giàu đạm với thương hiệu Cám Vàng, được nhà máy cung cấp cho các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc và thủy sản cả nước, đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Nhằm đạt được mục tiêu đề ra là sẽ trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực trích ly, kinh doanh cám gạo và dầu cám ở Việt Nam, Công ty đang có dự án nâng cao năng suất sản xuất và mở rộng kế hoạch kinh doanh từ nay đến năm 2010. Dự kiến sẽ mở

thêm nhiều trung tâm thu mua và sơ chế tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, song song đó là hoạt động kinh doanh sẽ lan rộng ra khắp khu vực phía Bắc.

Dưới đây là quy trình xử lý nguyên liệu đầu vào và giai đoạn tạo ra soapstock trong hệ thống vận hành của nhà máy:

Hình 1.7. Giai đoạn tạo thành soapstock của nhà máy Wilmar Agro Việt Nam Dựa vào hình 1.7, chúng ta thấy rằng, soapstock chính là sản phẩm phụ của quá trình trung hòa.

Điều chỉnh lượng H3PO4 Thiết bị làm lạnh Điều nhiệt Thiết bị lọc Điều chỉnh lượng NaOH Dầu được làm khô Bể chứa axit Bể phản ứng Cột chưng cất Soapstock Dầu cám gạo thô đã trung hòa Dầu trích ly Bểđệm Lọc Điều nhiệt

Thành phần thông thường trong soapstock bao gồm [2]: •40 – 65%wt: nước •20 – 22%wt: xà phòng •2 – 2,5%wt: glycerides •7 – 7.5%: các hợp chất chưa bị xà phòng hóa, trong đó: + 42%: các sterols + 24%: các gốc rượu béo + 20%: γ-oryzanol + 10%: hydrocacbon + Còn lại là các hợp chất chưa xác định.

Qua đó có thể thấy rằng, trong soapstock ngoài γ-oryzanol, nó còn chứa rất nhiều các tạp chất, do vậy quá trình điều chế và tinh chế FA sẽ không đơn giản vì hàm lượng tạp quá lớn, đòi hỏi chi phí cao, thay vào đó các nhà khoa học trên thế

giới đã tiến hành nghiên cứu điều chế FA (có thể kết tinh thành tinh thể, dễ làm sạch hơn) từ soapstock bằng quá trình thủy phân trong môi trường kiềm, tuy nhiên các nghiên cứu còn hạn chế về số lượng và chưa đi sâu vào bản chất của quá trình.

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung vào các kỹ thuật làm sạch và tinh chế FA sau quá trình thủy phân dịch chiết γ-oryzanol từ soapstock, nhằm tạo ra một sản phẩm có giá trị từ dầu kiềm thải, mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với nguồn sản phẩm phụ của nhà máy chế biến dầu cám gạo. Với nhiều ứng dụng quan trọng của FA trong thực tiễn, cũng như việc tận dụng nguồn phế phẩm công nghiệp thì quá trình điều chế và tinh chế FA là hoàn toàn cần thiết.

CHƯƠNG 2

CÁC NGHIÊN CU THC NGHIM

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TINH CHẾ AXIT FERULIC (FA) THU ĐƯỢC TỪ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN DẦU KIỀM THẢI CỦA NHÀ MÁY TRÍCH LY CÁM GẠO (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)