L ỜI CẢM ƠN
3.6. KẾT QUẢ THĂM DÒ ĐỘ SẠCH CỦA DỊCH CHIẾT CHỨA AXIT
Theo quy trình loại tạp để thu được dịch chiết EtOAc (hình 2.4), ta sẽ lần lượt thu được 04 dịch chiết S1, S2, S3, S4 sau quá trình chiết lặp lại bằng EtOAc.
Chúng tôi tiến hành chấm bản mỏng các mẫu S1, S2, S3, S4 như trên, với hệ
n-hex/EtOAC 5:5 n-hex /EtOAC 3:7 n-hex/EtOAC 1:9
Hình 3.13. Sắc ký bản mỏng của các dịch chiết EtOAc chạy với các hệ dung môi khác nhau
Trong đó: O: chất chuẩn γ-oryzanol F: chất chuẩn axit ferulic
Quan sát bản mỏng chúng tôi nhận thấy, dịch chiết S1 (với thể tích 25 ml), có
độ tạp lớn nhất, các dịch chiết S2, S3, S4 (với thể tích 100 ml) có độ sạch cao hơn. Với tỉ lệ n-hex/EtOAc = 5:5, các chất chưa hoàn toàn tách ra khỏi nhau, chấm của axit ferulic tạo thành 1 vệt dài nằm ở ½ đoạn đầu của bản mỏng, tuy nhiên tại tỉ lệ
này, một số tạp chất nằm trong dịch chiết S1 được tách ra tương đối rõ ràng. Khi tăng dần độ phân cực của dung môi n-hex/EtOAc từ tỉ lệ 5:5, đến tỉ lệ 3:7, và 1:9, ta nhận thấy, chấm của axit ferulic chuẩn đã tạo thành một vệt tròn ở tỉ lệ 1:9 Kết quả
này gợi ý cho chúng ta hệ dung môi sử dụng để chạy sắc ký cột trong các công đoạn tiếp theo nên bắt đầu từ hệ n-hex/EtOAc = 5:5, sau đó tăng dần độ phân cực đến tỉ
lệ n-hex/EtOAc = 1:9, để thu được FA tinh khiết. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi chỉ dừng lại với mức độ thu được dịch chiết chứa FA và xác định độ tinh khiết của dịch chiết.
3.7. HÀM LƯỢNG VÀ ĐỘ TINH KHIẾT CỦA AXIT FERULIC TRONG CÁC DỊCH CHIẾT EtOAc