Phƣơng pháp phân tích vi sinh vật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÔNG HỢP MUÓI CANXI HYDROXYCITRAT TỪ AXIT HIDROXYCYTRIC CỦA VỎ QUÁ BỨA Ở QUẢNG NGÃI (Trang 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.7. Phƣơng pháp phân tích vi sinh vật

Tiêu chuẩn quy định về mật độ cho phép của các vi sinh vật trong thực phẩm thay đổi tùy theo nhóm vi sinh vật cần phân tích, đối tƣợng thực phẩm, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của từng nƣớc. Đối với các vi sinh vật gây bệnh, mức độ nguy hiểm cao, tiêu chuẩn thƣờng quy định không cho phép sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh trong một đơn vị khối lƣợng thực phẩm nhất định. Trƣờng hợp này cần định tính sự hiện diện của vi sinh vật. Thông thƣờng, tiêu chuẩn quy định mật độ vi sinh vật cho phép hiện diện

trong một khối lƣợng thực phẩm nhất định, trong trƣờng hợp này cần tiến hành định lƣợng mật độ vi sinh vật hiện diện trong mẫu kiểm tra.

Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm quan trọng đƣợc quy định bởi Bộ Y tế là: tổng số vi khuẩn hiếu khí, E. coli và tổng số nấm men, nấm mốc. Các chỉ tiêu vi sinh vật trên đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng của mẫu về vi sinh vật, nguy cơ hƣ hỏng, thời hạn bảo quản của sản phẩm, mức độ vi sinh trong quá trình chế biến, bảo quản sản phẩm.

CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ - HÓA CHẤT

Hình 2.1. Lò nung và tủ sấy

Máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, máy sắc ký lỏng hiệu năng cao ( Công ty dƣợc danapha Đà Nẵng), tủ sấy, lò nung, cân phân tích, cốc thuỷ tinh, bình tam giác, phễu chiết, nồi áp suất, bình hút ẩm, buret, pipet, phễu lọc chân không, bếp điện…

Hoá chất: CaCl2, nƣớc cất, fixanal NaOH 0,1N, HNO3, cồn tuyệt đối.

2.2. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM 2.3. NGUYÊN LIỆU 2.3. NGUYÊN LIỆU 2.3.1. Cây bứa pH Thể tích Thời gian Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng Đo phổ IR Đo phổ HPLC Canxi hydroxycitrat tinh khiết Tinh chế Xác định hàm lƣợng canxi Tổng hợp Canxi hydroxycitrat Xác định tổng lƣợng axit Định lƣợng các axit (HPLC) Dịch chiết HCA Chiết tách HCA Hàm lƣợng tro Thành phần kim loại

Nguyên liệu sau khi xử lý Xử lý nguyên liệu Xác định độ ẩm Quả bứa Làm sạch Hong khô Xay nhỏ

Cây cao 6- 7m. Cành và nhánh dài, mảnh, mọc xoè ngang. Vỏ cây màu xám tro. Lá mọc đối, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Vỏ quả màu vàng ở ngoài, phía trong hơi đỏ, vị chua, có nhiều múi mọng nƣớc, ăn đƣợc. Hoa có màu vàng nhạt, mọc thành chùm. Quả chín thƣờng đƣợc hái về ăn, vỏ quả phơi khô dùng làm thuốc chữa một số bệnh. thu hái vào các tháng 6-7, quả mọng mang đài tồn tại, vỏ quả dày, có khía múi, phía trong hơi đỏ chứa 6-10 hạt (hình 2.3).

Hình 2.3. Cây và quả bứa ở Quảng Ngãi 2.3.2. Thu nguyên liệu

Nguyên liệu đƣợc lấy ở xã Bình Hải và xã Bình Hoà , huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Chọn các loại quả chín có vỏ màu vàng, mềm, ít nhựa, dễ dùng dao để tách lấy vỏ. Cơm bao quanh hạt dày, rõ ràng, màu trắng vàng xem hình 2.4.

Hình 2.4. Quả bứa ở Quảng Ngãi 2.3.3. Xử lý nguyên liệu

Qủa bứa sau khi thu hái còn chứa nhiều tạp chất. Do đó, giai đoạn làm sạch nguyên liệu càng cẩn thận thì hiệu quả của các quá trình chiết tách sau này càng cao. Đầu tiên, nguyên liệu đƣợc thu nhận về cần loại bỏ những quả bị hƣ tổn, quả xanh, loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất bằng cách rửa bằng nƣớc sạch và lau khô bằng vải sạch. Sau khi khô nƣớc, cắt bỏ cuống quả, tách bỏ ruột chỉ lấy phần vỏ và tiến hành làm sạch ruột và hong khô phần vỏ của quả. Vỏ bứa đem sấy khô rồi xay thành bột.

Hình 2.5. Vỏ bứa đã làm sạch

2.4. XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT VẬT LÝ

2.4.1. Xác định độ ẩm

Dụng cụ, thiết bị: Cốc thủy tinh để đựng mẫu, tủ sấy, bình hút ẩm, cân phân tích

Cân khoảng 10g vỏ bứa tƣơi cho vào cốc thủy tinh đã đƣợc sấy khô và biết khối lƣợng chính xác, sau đó cho vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 800

C trong 3h. Sau khi sấy ta lấy cốc ra cho vào bình hút ẩm cho đến khi cốc thủy tinh nguội hẳn thì tiến hành cân tính khối lƣợng trên cân phân tích. Sau đó cứ khoảng 30 phút ta lại tiến hành quá trình trên một lần cho đến khi khối lƣợng giữa hai lần cân liên tiếp là không đổi hay có sai số khoảng 0,005g thì dừng quá trình sấy.

Hình 2.6. Mẫu vỏ quả bứa khô

Dựa vào các kết quả thu đƣợc, ta tính đƣợc khối lƣợng vỏ quả Bứa trƣớc và sau khi sấy. Từ đó, ta tính đƣợc độ ẩm trong vỏ Bứa dựa vào công thức sau: 100 1    o o m m m H Trong đó: - H: độ ẩm (%)

- m0: khối lƣợng vỏ quả tƣơi trƣớc khi sấy (g) - m1: khối lƣợng vỏ quả sau khi sấy (g)

2.4.2. Xác định hàm lƣợng tro

Dụng cụ, thiết bị: Cốc sứ đựng mẫu, lò nung, bình hút ẩm, cân phân tích.

Cân khoảng 4g vỏ đã đƣợc sấy khô cho vào cốc sứ đã sấy khô và biết chính xác khối lƣợng. Cho cốc sứ có chứa vỏ vào lò nung và nung ở 8000

C. Sau 6h ta thấy vỏ đã đƣợc tro hóa hoàn toàn. Lúc này tro có dạng bột mịn, màu trắng. dùng kẹp dài lấy bát sứ ra khỏi lò nung, cho vào bình hút ẩm cho đến khi cốc nguội hẳn thì cân cốc trên cân phân tích và tính khối lƣợng.

Sau 30 phút tiến hành quá trình trên một lần cho đến khi khối lƣợng giữa hai lần liên tiếp là không đổi hay sai số 0,0001 g thì dừng quá trình tro hóa. Hàm lƣợng tro trong vỏ đƣợc tính theo công thức:

100 0 1   m m H

Trong đó: - H: hàm lƣợng tro trong vỏ sấy khô (%) - m0: khối lƣợng vỏ khô trƣớc khi tro hóa (g) - m1: khối lƣợng vỏ sau khi tro hóa (g)

2.4.3. Xác định hàm lƣợng một số kim loại bằng phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Dùng cân phân tích cân chính xác từ 1- 1,5g mẫu, cho vào chén sứ nung ở 7000C trong 6 giờ đến khi mẫu khô và chuyển sang màu trắng.Trƣờng hợp mẫu khô nhƣng chƣa có màu trắng, ta thêm 2- 3 giọt HNO3 vào; tiếp tục

nung cho đến khi khô và xuất hiện màu trắng. Để nguội chén sứ, đem định mức thành 50ml bằng nƣớc cất rồi tiến hành đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để xác định hàm lƣợng một số kim loại trong vỏ quả bứa khô.

2.4.4. Chuẩn độ tổng lƣợng axit thu đƣợc bằng phƣơng pháp chuẩn độ axit- bazơ axit- bazơ

Pha chính xác 1 lít dung dịch NaOH chuẩn 0,1N từ fixanal, rồi sau đó dùng phễu rót vào buret sạch đến vạch số 0. Dùng pipet lấy vào 3 bình nón đã rửa sạch và tráng bằng nƣớc cất mỗi bình 5ml dung dịch chiết (đã đƣợc tẩy màu) và thêm 1- 2 giọt phenolphtalein. Tiến hành chuẩn độ cho đến khi dung dịch có màu hồng bền vững trong 30 giây. Xác định hàm lƣợng axit tổng số trong vỏ quả bứa theo tiêu chuẩn TCVN 4589-88. Nhỏ NaOH 0,1N từ buret

xuống, cho đến khi dịch thử có màu hồng nhạt bền vững.

Tính kết quả: Độ axit toàn phần theo phần trăm (X1) tính bằng công thức: Trong đó:

n : số ml NaOH 0,1N sử dụng để chuẩn độ V ml dịch thử; Vcd : thể tích mẫu cô đặc (ml);

P : trọng lƣợng mẫu thử, tính bằng gam; K: hệ số của loại axit, K = 0,006904.

Dùng phƣơng pháp chuẩn độ để xác định tổng lƣợng axit hữu cơ có trong mẫu chiết.

2.4.5. Chƣng ninh bằng nồi áp suất để thu dịch chiết axit

Vỏ quả bứa khô: Quả bứa sau khi rửa sạch, hong khô tiến hành bổ quả để loại bỏ ruột và hạt. Vỏ quả đƣợc cắt thành mẫu nhỏ có kích thƣớc bằng ngón tay út đem sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 800C trong vòng 28 giờ đến khi vỏ quả khô hoàn toàn, xay vỏ quả khô thành bột mịn và sử dụng để chiết hữu cơ. P V Vcd n K X . . .100 1 

Chƣng ninh trong nồi áp suất: Cân chính xác khoảng 10g mẫu vỏ quả khô, cho vào cốc thuỷ tinh 500ml với 200ml nƣớc cất. Thực hiện chƣng ninh trong nồi áp suất trong thời gian 90 phút. Thu đƣợc dung dịch chiết, phần bã rắn đƣợc chiết lặp lại một lần nữa để thu hồi toàn bộ lƣợng axit có trong mẫu. Dịch chiết thu đƣợc có màu nâu đỏ. Trộn dịch chiết với 4 gam than hoạt tính và ngâm trong nƣớc ấm 30 phút, sau đó lọc than hoạt tính, rửa lại 2 lần, mỗi lần 10ml nƣớc để thu hồi hết axit. Dịch chiết sau khi xử lý bằng than hoạt tính bị mất màu hoàn toàn. Trộn lẫn dịch lọc và rửa, cô đặc đến 50ml, xử lý với 100ml etanol, để yên 15 phút để kết tủa hết pectin (kết tủa màu trắng sữa). Lọc bỏ kết tủa. Phần kết tủa rửa 2 lần để thu hồi hết axit. Trộn các dịch chiết, cô đặc đến thể tích 50ml và lƣu giữ ở 40C trong tủ lạnh đến khi sử dụng để chuẩn độ, kiểm tra bằng HPLC.

Hình 2.8. Dịch chiết chưa tẩy màu

Hình 2.9. Dịch

chiết đã tẩy màu Hình 2.10. Dịch chiết sau khi cô đặc

2.4.6. Xác định hàm lƣợng HCA trong mẫu bằng phƣơng pháp HPLC[12] [12]

HPLC phân tích: Hệ thống sắc ký lỏng cao áp đƣợc sử dụng để nghiên cứu gồm máy sắc kí lỏng cao áp hãng Knauer trang bị với bơm loại áp suất thấp hãng Knauer, và lắp cột sắc kí Knauer C18: 250 mm x 4,6 ID x 5m. Bộ tổng hợp dung môi: quaternary LP Gradient, hãng Knauer. Quá trình dò đƣợc thực hiện bằng đetectơ Knauer UV: khoảng bƣớc sóng 190- 740 nm.

Pha động gồm (A) metanol MeOH và (B) là H3PO4 0,01 M với tốc độ dòng 1,5 ml/m. Quá trình tách các pic tốt khi chất A trong B thay đổi từ 10- 30% trong thời gian 0- 25 phút, 90% A trong B trong thời gian 30 phút, sau 5 phút cân bằng với 90% A. Chất chuẩn và mẫu đƣợc lọc qua Millipore lọc 0,45

m và tiêm vào HPLC.

Xây dựng đƣờng chuẩn:

Phƣơng pháp xây dựng đƣờng chuẩn đƣợc thực hiện bằng cách dựa vào kết quả phân tích một chuỗi các mẫu HCA chuẩn. Năm mẫu dung dịch chuẩn chứa 10- 32ppm HCA tự do đƣợc tiêm vào HPLC, thao tác rửa giải đƣợc thực hiện nhƣ phần thảo luận ở trên, và kết quả thu đƣợc các diện tích pic. Đƣờng cong HCA đƣợc vẽ dựa trên biểu diễn sự phụ thuộc giữa nồng độ của HCA và diện tích pic (trung bình của 3 lần chạy).

Khoảng nồng độ mẫu chuẩn cần để xây dựng đƣờng chuẩn đƣợc xác định dựa vào nồng độ thực của HCA có trong mẫu. Khoảng nồng độ này tính từ giá trị giới hạn dƣới (LLOQ) đến giá trị giới hạn trên (ULOQ).

Xác định giá trị giới hạn: Giá trị giới hạn (LOQ) đƣợc định nghĩa nhƣ nồng độ thấp nhất của HCA mà có thể xác định với độ tin cậy và chính xác <20%.

Xác định axit hữu cơ có trong mẫu: Mẫu đƣợc chuẩn bị bằng cách pha loãng theo tỉ lệ 1:100 với nƣớc cất 2 lần cất, vỏ quả chƣng ninh với nƣớc cất tỉ lệ 1:50. Thể tích của mỗi mẫu đƣợc tiêm vào HPLC là 20l, HCA thu đƣợc trực tiếp dựa vào diện tích pic, bằng cách áp dụng hệ số pha loãng và sử dụng

đƣờng chuẩn. Nồng độ của HCA trong mẫu đƣợc tính bằng g/100g mẫu dựa theo công thức sau:

  000 . 10 ) ( %       Mn Kpl Vdm Int Am SI HCA

Trong đó: SI: hệ số góc đƣờng chuẩn; Int: hệ số b của đƣờng chuẩn; Am: diện tích pic sắc kí; Vdm: thể tích mẫu sau khi cô đặc dùng cho HPLC; Kpl: hệ số pha loãng; Mn: khối lƣợng mẫu (gam).

Chất chuẩn: (-)-Calcium threo-hydroxycitrat tribasic hydrate, cung cấp bởi hãng Sigma-Aldrich, công thức C12H10Ca3O16.xH2O. Thông tin chi tiết của chất chuẩn nhƣ sau:

Tên sản phẩm : (-)-Calcium threo-hydroxycitrat tribasic hydrate, BioChemika, Garcinia Cambogia Extract, ~19,5% Ca.

Số sản phẩm : 55128

Văn phòng sản xuất : Fluka.

Công thức phân tử : C12H10Ca3O16.xH2O.

Khối lượng phân tử : 530,43 (cơ bản khan).

Màu sắc : Hơi nâu.

Dạng tồn tại : Bột.

Chuẩn độ (trao đổi ion) : Axit threo-hydroxycitric 67,3%.

Hàm lượng cacbon : 24,11%.

Hàm lượng Hiđro : 2,82%.

Phổ 1

HNMR : Phù hợp.

Toàn bộ những thông tin trên đƣợc ghi trong Giấy chứng nhận chất lƣợng ngày 4 tháng 2 năm 2005 của hãng Sigma-Aldrich.

Chuẩn bị HCA tự do: Calcium threo-hydroxycitrat tribasic hydrate (50mg) cho vào cốc 50ml chứa 5ml nƣớc, và xử lý với 500mg Dowex 50 [H+]. Hỗn hợp đƣợc khuấy trong thời gian 10 phút, sử dụng khuấy từ. Tách lấy phần dung dịch, và nhựa đƣợc rửa với nƣớc có pH trung tính. Nƣớc rửa và dung dịch đƣợc trộn lẫn tới thể tích 25ml, khuấy trộn và lọc bằng giấy lọc. Chuẩn bị 5 dung dịch chuẩn HCA có nồng độ thay đổi từ 10ppm đến 320ppm.

2.4.7. Tổng hợp muối canxihydroxycitrat của HCA

Dịch chiết sau khi cô đặc đƣợc trung hòa axit bằng cách cho thêm dung dịch CaCl2 (32g/100ml dịch). Dung dịch thu đƣợc đƣợc khuấy trộn khoảng 30-120 phút. Khi thêm CaCl2 vào, lúc đầu xuất hiện ít kết tủa trắng, sau xuất hiện ngày càng dày đặc tạo thành bùn, pH của hỗn hợp bùn thích hợp từ 9,5- 11. Sử dụng dung dịch NaOH 10% (44,4g/400ml nƣớc) để chỉnh độ pH. Hỗn hợp bùn đƣợc lọc và rửa với nƣớc cất để loại bỏ tất cả muối bám vào. Nƣớc rửa ra đƣợc kiểm tra ion clorua và việc lọc rửa kết thúc khi không còn phát hiện ion clorua trong nƣớc rửa. Phần bánh ƣớt đƣợc sấy khô ở nhiệt độ 1000

C để thu đƣợc dạng bột khô màu nâu xám là muối HCCa. Tiến hành cân khối lƣợng để tính toán hiệu suất của quá trình chuyển hóa.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA NGUYÊN LIỆU 3.1.1. Độ ẩm của nguyên liệu

Bằng phƣơng pháp trọng lƣợng, độ ẩm của nguyên liệu đƣợc xác định và tổng hợp ở bảng kết quả 3.1

Bảng 3.1. Kết quả xác định độ ẩm trong vỏ quả bứa sấy khô STT

mẫu

Khối lƣợng vỏ trƣớc khi sấy (g)

Khối lƣợng vỏ sau khi sấy (g)

Khối lƣợng nƣớc trong vỏ (g) Độ ẩm (%) 1 10,097 9,249 0,848 8,39 2 10,098 9,277 0,821 8,13 3 10,099 9,230 0,869 8,61

Nhận xét: Độ ẩm trong vỏ quả bứa khô khoảng 8,37 ± 0,24%, độ ẩm trung bình trong vỏ quả bứa là 8,37%. Với độ ẩm này, tôi đã bảo quản nguyên liệu trong thời gian dài làm thí nghiệm nhƣng không bị hƣ hỏng.

3.1.2. Hàm lƣợng tro

Kết quả xác định hàm lƣợng tro của nguyên liệu đƣợc trình bày ở bảng 3.2 nhƣ sau: Bảng 3.2: Kết quả xác định tỉ lệ tro trong vỏ quả bứa sấy khô

STT mẫu Khối lƣợng vỏ đã sấy khô (g) Khối lƣợng cốc (g) Khối lƣợng vỏ sấy khô + cốc trƣớc khi tro hóa (g) Khối lƣợng vỏ + cốc sau

khi tro hóa (g) Khối lƣợng tro (g) Tỉ lệ tro (%) 1 4,039 16,750 20,789 16,792 0,042 1,04 2 4,150 19,560 23,710 19,603 0,043 1,03 3 4,221 32,120 36,341 32,166 0,046 1,09

Nhận xét: Hàm lƣợng tro trong vỏ quả bứa khô khoảng 1,06 ± 0,03 %. Hàm lƣợng tro trong vỏ quả bứa khô là rất thấp, chiếm khoảng 1,05 % khối lƣợng vỏ quả bứa khô.

3.1.3. Xác định thành phần kim loại bằng phƣơng pháp AAS

Kết quả xác định hàm lƣợng một số kim loại trong vỏ bứa khô bằng phƣơng pháp đo AAS đƣợc xác định ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Kết quả xác định hàm lƣợng một số kim loại trong vỏ bứa STT Tên kim loại Phƣơng pháp thử AAS Kết quả (mg/L) Hàm lƣợng cho phép (mg/kg) 1 Sn TCVN 6193-1996 0,0043 40 2 Pb TCVN 6193-1996 0,6715 2 3 Zn TCVN 6193-1996 5,3224 40 4 Cu TCVN 6193-1996 2,2675 30 5 Fe TCVN 6177-1996 26,512 x 6 As TCVN 6193-1996 KPH 1 7 Tổng Cu, Zn, Fe 30,1019 x

Nhận xét: Thành phần kim loại nặng trong vỏ quả bứa thấp, kết quả so

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÔNG HỢP MUÓI CANXI HYDROXYCITRAT TỪ AXIT HIDROXYCYTRIC CỦA VỎ QUÁ BỨA Ở QUẢNG NGÃI (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)