Cơ hội từ EVFTA

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƢƠNG mại t DO ự GIỮ ệ a VI t NAM EU (EVFTA) đến XU t KH ấ ẩu GIÀY dép VIỆT NAM SANG EU (Trang 59 - 63)

6. Khung nghiên cứu

4.4.1. Cơ hội từ EVFTA

Thị trường lớn nhiều tiềm năng

Với 500 triệu ngƣời tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD của EU, việc ký kết EVFTA sẽ là một cú hích quan trọng để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế - thƣơng mại với EU.

Năm 2 020, EU là thị trƣờng có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới, chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu. Đây cũng là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, nhƣng hàng hóa của chúng ta mới chỉ chiếm khoảng 2% thị phần nhập khẩu của EU. Do vậy, dƣ địa để gia tăng xuất khẩu còn nhiều.

Lợi thế so sánh của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh chính xuất khẩu giày dép sang EU

Trong nhiều năm liên tiếp, các quốc g ia là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam xuất khẩu giày dép vào EU là những quốc gia nhƣ Trung Quốc, Indonesia, Ý,...Trong số đó, Trung Quốc là thị trƣờng cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu vào Châu Âu chiếm tới gần 22%, đạt 12 ,321 tỷ USD

(Hình 4.1). Về lợi thế so sánh của Việt Nam trƣớc Trung Quốc có thể kể đến nhƣ:

(i) Thuế quan ƣu đãi: Liên minh châu Âu (EU) công bố Chƣơng trình Ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới dành cho các nƣớc đang phát triển từ ngày 1/1/2014, sẽ tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp (DN) giày dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng này. Theo GSP mới, cơ chế này sẽ không đƣợc áp dụng cho một nƣớc khi tổng nhập khẩu hàng hóa vào EU thuộc một mục sản phẩm của một nƣớc v ƣợt quá 17,5% tổng nhập khẩu hàng hóa tƣơng tự từ tất cả các nƣớc đang hƣởng GSP của EU trong vòng 3 năm. Trung Quốc (đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam) và một số nƣớc bị loại khỏi diện GSP thì thị phần hàng hóa của Việt Nam dự kiến sẽ tăng. Khi EVFTA có hiệu lực, cam kết giảm thuế sâu theo từng ngành của EU sẽ giúp giày dép Việt Nam ngày càng mở rộng đƣờng tới EU hơn nữa.

(ii) Chất lƣợng cao: Giá xuất khẩu trung bình của thế giới là 9,81 USD/đôi, trong khi đó giá của Việt Nam là 15 USD/đôi, cao gấp 1 ,6 lần so với giá trung bình của thế giới. Nhƣ vậy, chất lƣợng sản phẩm g iày dép của Việt Nam đã đƣợc cải thiện và ghi nhận.

Thuế quan ưu đãi

Theo cam kết của EU, khoảng 37% dòng thuế, tƣơng đƣơng 42,1% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đang có mức thuế cơ sở là từ 3 ,5 - 17% sẽ đƣợc xóa bỏ ngay sau khi EVFTA có hiệu lực. Các sản phẩm cò n lại sẽ đƣợc xóa bỏ sau 3 - 7 n ăm. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu sẽ đạt lần lƣợt là 73,2% và 100% sau 3 năm và 7 năm. Với những cam kết cắt giảm thuế quan có phần chênh lệch lớn đối với mức thuế đƣợc áp dụng trƣớc đó, EVFTA hứa hẹn sẽ thúc đẩy tăng trƣởng ngành giày dép trong những năm đầu tiên.

Bảng 4.9: Biểu thuế của Liên minh Châu Âu dành cho mặt hàng giày dép

HS

6401

của Việt Nam

Mô tả mặt hàng

Giày, dép không thấm nƣớc có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế ho ặc các cách tƣơng tự 6402 6403 6404 6405 6406

Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic

Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày b ằng da thuộc

Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt

Giày, dép khác

Các bộ ph ận của giày, dép (kể cả mũ giày đã hoặc chƣa gắn đế trừ đế ngoài); miếng lót của giày, dép có thể tháo rời, đ ệm gó t chân và các sản phẩm tƣơng tự; ghệt, quần ôm sát chân và các sản phẩm tƣơng tự, và các bộ phận của chúng

Về thuế quan, hiện nay mức thuế giày dép Việt Nam phải chịu khi vào EU là khoảng 3% - 17%. Nhƣ vậy, khi EVFTA chính thức có hiệu lực, giày dép Việt Nam khi vào thị trƣờng EU sẽ đƣợc lợi về mặt thuế suất, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu và tính cạnh tranh của mặt hàng này tại EU.

Trong EVFTA, EU cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho 37% số dòng thuế ngành giày dép (các loại giầy chống thấm cao su/nhựa, dép lê và dép đi trong nhà, nguyên phụ liệu ngành giày dép…). Số còn

lại sẽ đƣợc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm (phần lớn các loại giầy dép mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu thuộc nhóm này).

Thu hút đầu tư

Khi EVFTA có hiệu lực, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ đầu tƣ phát triển sản xuất nguyên phụ liệu để hƣởng ƣu đãi theo xuất xứ. Nhờ đó, Việt Nam có thể cải thiện đƣợc nguồn cung nguyên phụ liệu trong nƣớ c, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Điều đó giúp các doanh nghiệp sản xuất giày dép của Việt Nam hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nƣớc ngoài - một điều kiện quan trọng của yêu cầu về quy tắc xuất xứ để hƣởng mức thuế quan ƣu đãi. Đơn cử, Tháng 2/2019, Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc) đã khởi công nhà máy sản xuất có vốn đầu tƣ 100 triệu USD, công suất hơn 27 triệu đôi giày/năm tại Đồng Nai, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.

Tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của thế giới

EU là một thị trƣờng khó tính với yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Với cam kết Việt Nam ký kết về tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT) với EU, mặt hàng giày dép của Việt Nam sẽ phải đố i mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên EVFTA có hiệu lực sẽ là cú huých để các doanh nghiệp tái cơ cấu, cải thiện kỹ thuật, lao động, môi trƣờng làm việc, điều đó khiến giày dép của Việt Nam có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng EU so với các đối thủ khác, tạo nguồn thị trƣờng bền vững và sẵn sàng tham gia sâu hơn vào chu ỗi cung ứng giày dép của thế giới.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƢƠNG mại t DO ự GIỮ ệ a VI t NAM EU (EVFTA) đến XU t KH ấ ẩu GIÀY dép VIỆT NAM SANG EU (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w