Thách thức từ EVFTA

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƢƠNG mại t DO ự GIỮ ệ a VI t NAM EU (EVFTA) đến XU t KH ấ ẩu GIÀY dép VIỆT NAM SANG EU (Trang 63 - 66)

6. Khung nghiên cứu

4.4.2. Thách thức từ EVFTA

Thách thức từ hàng rào kỹ thuật (TBT)

Doanh nghiệp Việt Nam có thể bị động do không chắc chắn về những thay đổi trong tƣơng lai của các quy định TBT của EU

Hiệp hội Da-Giầy Việt Nam lo ngại về tác động của REACH6 (Quy định về đ ăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng các loại hóa chất) do EU ban hành. Đây là mối lo ngại lớn vì REACH có thể đòi hỏi nhiều loại chứng nh ận

hơn đối với chuỗi cung ứng và đòi hỏi kế hoạch logistic hậu cần chi tiết cho việc cung ứng đối với trên 80% nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu trong mọi ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việc tìm các chất thay thế các hóa chất bị cấm theo Quy định của REACH cũng làm phát sinh chi phí lớn.

Thứ hai, nhiều khả năng chi phí đánh giá tuân thủ và chứng nhận sẽ gia tăng

Các quan ngại về những biện pháp TBT mới sẽ bao gồm thêm các quy định cấp chứng nhận mới làm tăng chi phí cho nhà xuất khẩu. Thực tế hiện nay Việt Nam chƣa có đủ các phòng thí nghiệm và phƣơng tiện kiểm nghiệm để đánh giá và chứng nhận tuân thủ đối với các hóa chất theo yêu cầu của REACH. Trong trƣờng h ợp phải sử dụng dịch vụ phòng thí nghiệm của nƣớc ngoài, chi phí sẽ lớn và ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Việc đòi hỏi thêm các loại chứng nhận trong chuỗi cung ứng theo Quy định REACH dự kiến cũng sẽ làm tăng chi phí chứng nhận.

Thứ ba, gia tăng yêu cầu phải đầu tƣ mới cho công nghệ sản xuất và huấn luyện vận hành để đáp ứng yêu cầu tuân thủ

Các quan ngại về các biện pháp TBT mới có thể yêu cầu đầu tƣ vào công nghệ sản xuất và phân phối mới nhằm đáp ứng yêu cầu của việc tuân thủ. Điều này có thể đòi hỏi phải có sự đào tạo nhân lực về vận hành thiết bị mới v à làm tăng chi phí vận hành.

Khó khăn với thuế quan trong ngắn hạn

Với nhóm sản phẩm EU cam kết loại bỏ thuế theo lộ trình từ 3-7 năm bao gồm phần lớn các sản phẩm giày dép mà Việt Nam đang xuất khẩu sang EU. Hiện tại, nhóm này đang đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi trung bình là 3-4% theo Quy chế ƣu đãi thuế quan phổ cập GSP. Và khi EVFTA có hiệu lực, GSP sẽ tự động chấm dứt, các mức thuế nhập khẩu đối với giày dép sẽ giảm dần đều xuống 0% tính từ mức MFN (khoảng 12,4%) theo lộ trình 3- 7 năm.

Nhƣ vậy, trong một vài n ăm đầu thực hiện EVFTA, phần lớn các sản phẩm giày da sẽ không đƣợc hƣởng lợi từ EVFTA, thậm chí là bị ảnh hƣởng bất lợi (do mức thuế giảm dần đều từ mức 12,4% vẫn sẽ cao hơn mức 3-4% theo GSP).

Tuân thủ các quy tắc truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt

Tiêu chuẩn do EU áp đặt n ằm trong số các tiêu chuẩn khắt khe và khó đạt đƣợc nhất với chi phí cao nhất trên thế giới. Các quy đ ịnh nghiêm ngặt về môi trƣờng và biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) luôn là thách thức đối với các nƣớc đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng. Doanh nghiệp da giày Việt Nam xuất khẩu đang gặp phải khá nhiều trở ngại, trong đó phải kể đến việc thiếu hụt thông tin, hiểu biết chƣa thấu đáo về quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp lý và tiêu chuẩn riêng của thị trƣờng EU; kết quả thí nghiệm và chứng nhận của Việt Nam chƣa đƣợc khách hàng quốc tế thừa nhận.

Phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nước ngoài

Hiện nay 60% nguyên phụ liệu mặt hàng da giày nhập khẩu đ ến từ Trung Quốc. Vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất để đảm bảo quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu sang EU đang là nút thắt lớn đối với ngành da giày.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thƣ ký của Hiệp hội Da - Giày - Túi x ách Việt Nam (Lefaso) cho biết hiện nay 60% nguyên phụ liệu mặt hàng da giày nhập khẩu đến từ Trung Quốc. Tiếp đó là các thị trƣờng nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan. vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất để đảm bảo quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu sang EU đang là nút thắt lớn đối với ngành da giày.

Bên cạnh đó, nguyên phụ liệu mới chỉ tập trung cho dòng sản phẩm trung bình và trung bình khá, còn lại vẫn phải nhập khẩu khiến giá trị gia tăng đạt đƣợc không cao. Cụ thể, hiện nay ngành da giày đã chủ động đƣợc hơn 70% nguyên liệu phụ cho các dòng sản phẩm trung bình và 50% nguyên liệu cho các doanh sản phẩm trung bình khá (Báo Đầu Tƣ, 2019).

Chưa chủ động được thị trường

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa tích cực chủ động tìm hiểu thị trƣờng. Đây là hạn chế lớn trong quá trình hội nhập hiện nay. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp chủ yếu gia công xuất khẩu nên phụ thuộc nhiều khách hàng quốc tế. Các doanh nghiệp chỉ sản xuất thôi, vấn đề thị trƣờng do khách hàng chủ động. Chính vì vậy chúng ta chƣa năng động trong việc tiếp cận thị trƣờng.

Quy định nghiêm ngặt về môi trường và biện pháp an toàn

Ông Bùi Văn Huấn, Phó Viện trƣởng Viện Dệt may - Da giày và Thời trang, Đ ại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ, an toàn sinh thái của sản phẩm là vấn đề tƣơng đối mới và khó đối với nhiều doanh nghiệp da giày, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; chỉ một số doanh nghiệp lớn, doanh n ghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) quan tâm, còn lại hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa quan tâm đến vấn đề này.

Kết quả khảo sát 139 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, Bình Dƣơng, Hải Phòng… của Viện Nghiên cứu Da - Giầy (LSI) kết hợp với Viện Dệt may - Da giày và Thời trang cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn an toàn sinh thái theo quy đ ịnh của EU r ất thấp (chỉ 10% số doanh nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu về tỷ lệ hợp chất organotin, 6,7% đáp ứng đƣợc tỷ lệ amiang… trong sản phẩm giày, dép). Số doanh nghiệp thờ ơ với các tiêu chí này rất lớn (50% doanh nghiệp không quan tâm tới tỷ lệ formandehit, 63,3% doanh nghiệp không quan tâm tới mức độ niken cho phép…).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƢƠNG mại t DO ự GIỮ ệ a VI t NAM EU (EVFTA) đến XU t KH ấ ẩu GIÀY dép VIỆT NAM SANG EU (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w