Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 43 - 47)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu của đề tài là toàn bộ quỹ đất của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian tiến hành đề tài: Việc nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5/2015 đến tháng 8/2016.

- Phạm vi thời gian của số liệu được thu thập: Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2015.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam;

- Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới về: diện tích, thời gian… tại hai xã điểm là xã Thanh Lưu và xã Liêm Túc;

- Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Về nguồn vốn; văn bản chỉ đạo điều hành; sự tham gia của người dân; công tác quản lý, giám sát việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

3.4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện

3.4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

3.4.2. Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Liêm

Đánh giá dựa trên 5 nhóm tiêu chí sau: - Nhóm tiêu chí về quy hoạch

- Nhóm tiêu chí về hạ tầng – kinh tế - xã hội - Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất - Nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường

- Nhóm tiêu chí hệ thống chính trị => Đánh giá chung

3.4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại hai xã điểm của huyện Thanh Liêm

3.4.3.1. Xã Thanh Lưu

- Khái quát về phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Lưu - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Lưu

+ Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất: Về quy mô, diện tích, loại đất và cách tổ chức thực hiện…

+ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng: Về vị trí, khả năng huy động vốn và cách tổ chức thực hiện…

+ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp: Về diện tích, chất lượng chu trình và cách tổ chức thực hiện…

3.4.3.2. Xã Liêm Túc

- Khái quát về phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liêm Túc - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Liêm Túc

+ Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất: Về quy mô, diện tích, loại đất và cách tổ chức thực hiện…

+ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng: Về vị trí, khả năng huy động vốn và cách tổ chức thực hiện…

+ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp: Về diện tích, chất lượng chu trình và cách tổ chức thực hiện…

3.4.3.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

3.4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quy hoạch xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp chọn điểm 3.5.1. Phương pháp chọn điểm

Để tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu, phương pháp chọn điểm là phương pháp được sử dụng để từ 16 xã trên địa bàn huyện, lựa chọn ra 2 xã có sự

tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; về điểm xuất phát khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và có tính đại diện cho nhóm các xã thực hiện tốt/chưa tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Đại diện cho nhóm các xã thực hiện tốt quy hoạch xây dựng Nông thôn mới là xã Thanh Lưu;

- Đại diện cho nhóm các xã thực hiện chưa tốt, vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới là xã Liêm Túc. Phương pháp này giúp đánh giá cụ thể, chi tiết, chính xác và khách quan hơn về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện.

3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Là những số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn tại các cơ quan, Ban, ngành có liên quan.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Liêm tại UBND cùng các Phòng, Ban chức năng tại huyện Thanh Liêm.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai xã điểm: Thanh Lưu và Liêm Túc.

- Thu thập kế hoạch, đề án, các báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới của tỉnh Hà Nam, của huyện Thanh Liêm và của các xã trong huyện.

3.5.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

- Mục đích: Thu thập số liệu phục vụ cho việc nhận định, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới được chính xác, toàn diện và khách quan hơn.

- Đối tượng: Điều tra ngẫu nhiên 100 hộ dân và 17 cán bộ tham gia vào công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện và 02 xã điểm là xã Thanh Lưu và xã Liêm Túc thông qua phiếu điều tra;

- Tiêu chí điều tra:

+ Đối với hộ dân: Nguồn thông tin mà người dân được tiếp cận để biết đến chương trình xây dựng nông thôn mới (Chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể, phương tiện thông tin đại chúng);Sự tham gia của người dân vào công tác lập và giám sát, quản lý việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương; Hình thức chủ

yếu mà người dân tham gia như góp tiền, ngày công lao động, hiến đất... Tác động của xây dựng nông thôn mới với đời sống của người dân; Những khó khăn của địa phương và đề xuất của người dân góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.

+ Đối với cán bộ quản lý: Các hình thức tuyên truyền, vận động để chương trình xây dựng nông thôn mới đến được với người dân mà địa phương đã áp dụng; Các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới ở địa phương; vai trò của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; Khó khăn và đề xuất của cán bộ quản lý góp phần thúc đẩy việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

3.5.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được về kết quả thực hiện 19 tiêu chí của xã, huyện; kết quả thực hiện các chỉ tiêu về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng của các xã…

Sử dụng các công cụ như Word, Excel để tính toán, xử lý số liệu; từ đó, tổng hợp trình bày dưới dạng các bảng biểu, phục vụ đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới đầy đủ, cụ thể và chính xác hơn.

3.5.5. Phương pháp so sánh

- So sánh kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới thực tế tại huyện Thanh Liêm với 19 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới để đưa ra được cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu.

- So sánh tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại hai xã điểm với các tiêu chí như: Về diện tích, về thời gian, về vốn, về sự tham gia của người dân và về công tác quản lý giám sát việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. Qua đó, tìm ra được nguyên nhân các xã thực hiện chưa tốt, vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót; Từ đó, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)