Tình hình lập và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnhHà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 37 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn về quy hoạch xây dựng nông thôn mới

2.2.3. Tình hình lập và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnhHà

Hà Nam

Tỉnh Hà Nam được đánh giá là địa phương triển khai tích cực, có cách làm sáng tạo và có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Năm 2011, tỉnh đã sớm hoàn thành Đề án quy hoạch nông thôn mới ở các xã, toàn tỉnhđãtập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.Sau khi đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn tỉnh Hà Nam được phê duyệt vào năm 2011, tất cả các xã đã công khai quy hoạch và tổ chức thực hiện theo đúng phê duyệt. Công tác cắm mốc quản lý, quy hoạch cũng được các xã triển khai nghiêm túc.

Toàn tỉnh chú trọng các giải pháp phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân như chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phát triển chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, đặc biệt tập trung chỉ đạo triển khai đồng loạt các xã dồn đổi ruộng đất gắn với quy hoạch lại đồng ruộng.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục huy động, lồng ghép các nguồn lực, nhất là nguồn lực từ cộng đồng nhân dân và các doanh nghiệp để hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình phúc lợi như đường giao thông nông thôn, xóm, nhà văn hoá, trường học, xử lý môi trường... Tỉnh tăng cường công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm gắn với duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống. Đồng thời tổ chức

bồi dưỡng tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ cấp xã về kiến thức xây dựng NTM.UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo các xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM cả về nội dung cũng như hình thức, để cán bộ và nhân dân nhận thức đúng, đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về xây dựng NTM; chỉ đạo các xã tập trung rà soát lại quy hoạch, đề án xây dựng NTM đã phê duyệt, đồng thời lựa chọn các tiêu chí cần ưu tiên thực hiện trước.

Các huyện, thành phố phải tổng hợp nhu cầu vốn của các xã, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, xác định xây dựng NTM phải phát huy nội lực là chính, từ đó huy động tổng hợp các nguồn lực. Trên cơ sở đó phân bổ hợp lý nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, huyện cho các xã, đồng thời có những hướng dẫn, cơ chế hỗ trợ kịp thời các nội dung, hạng mục công trình mang tính chất thiết thực cao, giúp các xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Hà Nam đã huy động được gần 7.530 tỷ đồng thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh đã hỗ trợ trên 318.000 tấn xi măng cho các xã xây dựng NTM, triển khai làm mới và đưa vào sử dụng 1.800 km đường giao thông thôn, xóm; 400 km đường trục xã, liên xã; cứng hóa trên 485 km đường trục chính nội đồng; xây dựng 32 nhà văn hóa xã và 315 nhà văn hóa, khu thể thao thôn, xóm; xây dựng và nhân rộng trên 5.000 mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học; mô hình liên kết cung ứng thức ăn chăn nuôi trực tiếp và vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục được triển khai. Các địa phương nhân rộng mô hình sản xuất nấm ăn lên trên 1.000 mô hình trồng và nhân giống nấm ăn.

Do vậy, đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn cải thiện, góp phần giảm nghèo nhanh theo hướng bền vững. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,92%(Văn phòng Chính phủ, 2015).

Không dừng lại ở việc hoàn thành dồn đổi ruộng đất nông nghiệp từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành chức năng quy hoạch 17 vùng nông nghiệp chất lượng cao (thuộc 19 xã ven sông Châu) với diện tích trên 1.100 ha để triển khai tích tụ ruộng đất, thu hút doanh nghiệp đến từ các nước nông nghiệp phát triển như Nhật Bản, Israel và doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Bước đầu đã triển khai thí điểm mô hình

trồng cây hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn, tập trung tại xã Phù Vân (TP Phủ Lý) và xã Nhân Khang (huyện Lý Nhân). Đồng thời, thực hiện chuyển đổi một phần đất lúa sang trồng cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, trồng cỏ, ngô phục vụ chăn nuôi bò sữa.

Tuy nhiên, Hà Nam cũng còn một số khó khăn, tồn tại, đó là: Quy mô kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế, phát triển dịch vụ chưa có bước đột phá, chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã chưa đồng đều, ô nhiễm môi trường ở nông thôn còn bức xúc, các mô hình sản xuất hàng hóa quy mô còn nhỏ, phân tán, thiếu liên kết; kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao.

Trong giai đoạn 2016–2020, tỉnhHà Nam sẽ tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, chuyển dịch mạnh lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) tăng bình quân 4%/năm, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)