Đánh giá chung về tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 93 - 98)

Phần 4 .Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã

4.3.3. Đánh giá chung về tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch nông thôn mới

Cầu vượt Liêm Túc đến hết thôn Vỹ Khách), tỷ lệ đạt 19,05%;

Đường trục thôn, ngõ xóm được bê tông hóa là 19,045km, tỷ lệ đạt 27,09%; Đường trục chính nội đồng mới được đắp nền là 12,42km; chiếm 20,36% quy hoạch đề ra;

Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nhân dân đóng góp và vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới, do Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện.

+ Thủy lợi: Do thu nhập của người dân còn thấp, vốn của HTX rất hạn chế, nguồn thu của địa phương không nhiều nên đến nay xã chưa thực hiện kiên cố hóa kênh mương được km nào.

+Hệ thống điện nông thôn: Sau khi các HTX bàn giao lưới điện cho ngành điện, ngành điện tăng cường lắp mới, nâng cấp các trạm biến áp và thay mới, bổ sung hệ thống truyền tải tới tận100% hộ dân. Đảm bảo an toàn ngành điện và các tiểu chuẩn kỹ thuật. Chất lượng điện đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân.

+ Rác thải và vệ sinh môi trường: Theo quy hoạch thì năm 2015 xã sẽ quy hoạch 02 bãi rác tập trung của xã và mỗi xóm sẽ thành lập những tổ thu gom rác đưa về bãi tập kết. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thực hiện được, nguyên nhân là do vị trí quy hoạch chưa đạt được sự đồng thuận của một bộ phận nhân dân trong xã.

4.3.3. Đánh giá chung về tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch nông thôn mới mới

Quy hoạch nông thôn mới ở xã Thanh Lưu được xếp vào nhóm hoàn thành tương đối tốt; còn xã Liêm Túc thì tỷ lệ hoàn thành vẫn rất thấp, đa phần là chưa đạt. Do ở mỗi địa phương cụ thể lại có cách làm riêng, dẫn đến hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Cụ thể:

- Về vốn: Khả năng huy động vốn giai đoạn 2011-2015 của hai xã Thanh Lưu và Liêm Túc được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.13. Kết quả huy động vốn 5 năm từ 2011-2015 của xã Thanh Lưu và xã Liêm Túc

STT Nội dung chỉ tiêu

Xã Thanh Lưu Xã Liêm Túc

Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền(Triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Ngân sách tỉnh 15.305,13 15,95 5.856,96 32,24 2 Ngân sách huyện 7.140,01 7,44 4.861,97 26,76 3 Ngân sách xã 4.244,00 4,42 650,00 3,58 4 Vốn lồng ghép 33.491,02 34,89 43,70 0,24 5 Vốn tín dụng - - 663,80 3,65 6 Vốn doanh nghiệp, HTX 1.953,50 2,04 1.085,25 5,97 7 Nhân dân đóng góp 27.049,41 28,18 5.006,23 27,56 8 Vốn khác 6.800,00 7,08 - - Tổng 95.983,07 100 18.167,91 100

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Thanh Liêm (2015) Qua đó cho thấy, khả năng huy động vốn của cả 2 xã đều rất đa dạng, từ nhiều nguồn, gồm: ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã, vốn lồng ghép, vốn doanh nghiệp, HTX, nhân dân đóng góp...

Tuy nhiên, khả năng huy động vốn từ năm 2011-2015 của xã Thanh Lưu là 95.983,07 triệu đồng cao hơn gấp hơn 5 lần so với khả năng huy động vốn của xã Liêm Túc (18.167,91 triệu đồng). Trong đó: Nguồn vốn huy động lớn nhất ở xã Thanh Lưu là vốn lồng ghép (33.491,02 triệu đồng) chiếm 34,89% nguồn vốn của cả xã; xã Liêm Túc là Ngân sách tỉnh (5.856,96 triệu đồng) chiếm 32,24% nguồn vốn của cả xã. Từ đó, xã Liêm Túc vẫn chưa chủ động được nguồn vốn, vẫn phải phụ thuộc nhiều vào Ngân sách từ Trung ương.

Theo Quyết định số 695/QĐ-TTg thì việc nhân dân đóng góp không quy định bắt buộc và chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2011-2015 nhân dân xã Thanh Lưu đã đóng góp thực hiện được 27.049,41 triệu đồng, còn nhân dân xã Liêm Túc chỉ đóng góp được 5.006,23 triệu đồng.

- Sự tham gia của người dân:

Bảng 4.14.Kết quả tổng hợp sự tham gia của người dân thông qua phiếu điều tra của 100 hộ dân

(Đơn vị: %)

STT Nội dung chỉ tiêu Xã Thanh Lưu Xã Liêm Túc

Không Không

1 Tỷ lệ tham gia đóng góp ý kiến vào

lập quy hoạch xây dựng NTM 80 20 84 16

2 Tỷ lệ tham gia giám sát, quản lý việc

xây dựng NTM 78 22 60 40

3 Tỷ lệ đóng góp tiền, ngày công lao

động 100 0 94 6

4 Tỷ lệ hiến đất xây dựng đường giao

thông nông thôn 4 96 4 96

Từ kết quả phiếu điều tra:

Tỷ lệ người dân xã Thanh Lưu được hỏi có tham gia đóng góp ý kiến vào lập quy hoạch xây dựng NTM là 80%; xã Liêm Túc là 84%. Như vậy, cả hai xã Thanh Lưu và Liêm Túc người dân đều trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quy hoạch nông thôn mới với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, vẫn có 20% ở xã Thanh Lưu và 16% ở xã Liêm Túc trả lời là không tham gia đóng góp ý kiến vào lập quy hoạch xây dựng NTM, nguyên nhân không phải là người dân không quan tâm đến xây dựng NTM mà một phần là do người dân đã hiểu và đồng tình với phương án quy hoạch xây dựng NTM đưa ra còn một phần là do công tác tuyên truyền chưa đến được với người dân, vẫn còn tình trạng người dân chưa biết đến chương trình xây dựng NTM.

Được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể các hộ dân đã tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu là: đóng góp tiền, ngày công lao động và hiến đất. Tuy nhiên, sự tham gia đóng góp của người dân ở mỗi xã là khác nhau. Số người được hỏi tham gia đóng góp tiền, ngày công lao động ở xã Thanh Lưu là 100%, trong khi đó, ở xã Liêm Túc là 94%; tỷ lệ hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn là 4% và ở xã Liêm Túc cũng là 4%… Mặc dù, nhiều người dân muốn đóng góp xây dựng NTM bằng cách hiến đất để làm đường, trường, trạm nhưng chỉ những diện tích đất nằm sát công trình đường dự kiến mở, trạm dự kiến xây và trường

dự kiến lập thì mới có cơ hội để hiến đất. Chính vì vậy, tỷ lệ người dân hiến đất ở hai xã chỉ đạt mức 4%.

Tỷ lệ người dân tham gia đóng góp ý kiến, giám sát, quản lý việc xây dựng NTM ở xã Thanh Lưu là 78%, trong khi đó ở xã Liêm Túc chỉ có 60%.

- Công tác tuyên truyền:

Xã Thanh Lưu đã làm tốt công tác tuyên truyền nên mọi người dân đều biết và ít nhiều đều tham gia vào thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Bên cạnh đó, cán bộ chính quyền xã đã nhiệt tình tham gia tuyên truyền, làm gương điển hình cho người dân noi theo, thường xuyên tổ chức các hội nghị ở thôn, xóm; giao cho đài truyền thanh xã viết bài tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, đưa tin kịp thời những tấm gương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; từ đó, tạo hiệu ứng tích cực, khích lệ cho mọi người dân đồng tình, ủng hộ và cùng tham gia. Trong khi đó, xã Liêm Túc chưa làm tốt công tác tuyên truyền, cán bộ trong Ban chỉ đạo còn thiếu nhiệt tình trong quá trình vận động người dân tham gia thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, dẫn đến tình trạng nhiều người dân còn chưa biết đến chương trình xây dựng nông thôn mới, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện trên địa bàn.

- Công tác quản lý, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện:

Tại xã Thanh Lưu công tác quản lý, giám sát được thực hiện thường xuyên, chính mỗi người dân là một chủ thể kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, công tác đánh giá kết quả cũng được thực hiện thường xuyên, theo định kỳ báo cáo vào đầu tuần, đầu tháng và sau khi kết thúc một công trình cụ thể. Còn ở xã Liêm Túc việc kiểm tra, giám sát, đánh giá không được thực hiện thường xuyên, thường là một năm hoặc khi có yêu cầu đánh giá, kiểm tra từ cấp trên; dẫn đến việc điều chỉnh, rút kinh nghiệm không được tiến hành thường xuyên, làm chậm kế hoạch đề ra.

* Đánh giá chung

- Xã Thanh Lưu:

Xã Thanh Lưu là một trong những xã dẫn đầu về tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Liêm. Đến cuối năm 2015, xã đã thực hiện được 17/19 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong 3 loại hình quy hoạch, tiến độ thực hiện của xã là tương đối nhanh, cụ thể như sau:

+ Quy hoạch sử dụng đất: Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Lưu tương đối tốt. Đa số các loại đất đều thực hiện đúng với tiến độ đề ra, chỉ có một số loại đất không thực hiện đúng theo tiến độ như: Đất văn hóa, đất cơ sở thể dục thể thao... Nguyên nhân là do thiếu nguồn kinh phí dẫn đến ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện quy hoạch.

+ Quy hoạch sản xuất: Xã đã tập trung đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp phục vụ thị trường cùng với đó là mở rộng và phát triển khu tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã. Tiến độ thực hiện là phù hợp so với quy hoạch ban đầu;

+ Quy hoạch xây dựng: Các công trình phục vụ xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện khá tốt và tương đối phù hợp với tiến độ theo quy hoạch đã đề ra. Chỉ còn một số công trình như nhà văn hóa, sân thể thao… và việc cứng hóa đường giao thông nội đồng còn chậm so với tiến độ đề ra;

Trong công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xã đã thực hiện tương đối tốt và đã đạt được một số thành công nhất định bởi một số lý do sau:

+ Công tác tuyên truyền, vận động về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã được thực hiện tương đối tốt. Cán bộ xã, cán bộ thôn kết hợp cùng các ban ngành, tổ chức đoàn thể đều tích cực tuyên truyền, vận động để chương trình xây dựng nông thôn mới đến được với mọi người dân.

+ Đội ngũ cán bộ xã, thôn đều rấtnăng nổ, nhiệt tình, có những cách làm hay, sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện. Đặc biệt là đội ngũ Đảng viên luôn nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ mà Chính quyền, Đảng bộ đề ra, là tấm gương sáng cho người dân học tập và noi theo.

+ Người dân trong xã đã có những nhận thức đúng đắn về chương trình xây dựng nông thôn mới, sẵn sàng tham gia đóng góp tiền của, ngày công lao động, thậm chí là hiến đất để cùng tham gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, người dân đã nhận thức được lợi ích thiết thực của công tác xây dựng nông thôn mới đối với người dân.

- Xã Liêm Túc:

Xã Liêm Túc là một trong những xã có tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới chậm nhất huyện Thanh Liêm. Tính đến tháng 12 năm 2015, xã mới chỉ hoàn thành 12/19 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trong 3 phương án quy hoạch: Quy hoạch xây dựng, quy hoạch vùng sản xuất và quy hoạch sử dụng đất, thì chỉ có quy hoạch vùng sản xuất là xã thực hiện tương đối tốt, còn 2 quy hoạch còn lại, tiến độ thực hiện của xã là rất chậm.

+ Quy hoạch sử dụng đất: Trong các nội dung đề ra theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, các loại đất hầu như không mấy thay đổi so với đầu kỳ quy hoạch.

+ Quy hoạch sản xuất: Tính đến năm 2015, xã mới thực hiện được quy hoạch 3 vùng sản xuất lúa, còn dự án chăn nuôi bò sữa tập trung mới tổ chức san lấp xong khu nền xây dựng trại chăn nuôi và vùng sản xuất đa canh vẫn chưa thực hiện được do thiếu nguồn kinh phí.

+ Quy hoạch xây dựng: Tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng của xã rất chậm, hầu hết các công trình đều chưa được thực hiện, một số ít các công trình đang thực hiện dang dở.

Nguyên nhân là do:

+Chương trình xây dựng nông thôn mới bao gồm nhiều nội dung, cần có nguồn kinh phí đầu tư lớn và thời gian để thực hiện; trong khi nguồn thu nhập của người dân còn thấp, ngân sách địa phương còn hạn chế nên việc huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới gặp khó khăn.

+ Năng lực uy tín của một số ít cán bộ thôn còn hạn chế ảnh hưởng đến việc huy động vốn, tiến độ hoàn thành việc đóng góp của nhân dân.

+ Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về chủ trương nội dung, chính sách xây dựng nông thôn mới chưa được sâu rộng, chưa thường xuyên liên tục; chưa phát huy hết vai trò chủ thể và nâng cao nhận thức của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)