Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 44)

3.5.1. Phương pháp chọn điểm

Để tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu, phương pháp chọn điểm là phương pháp được sử dụng để từ 16 xã trên địa bàn huyện, lựa chọn ra 2 xã có sự

tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; về điểm xuất phát khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và có tính đại diện cho nhóm các xã thực hiện tốt/chưa tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Đại diện cho nhóm các xã thực hiện tốt quy hoạch xây dựng Nông thôn mới là xã Thanh Lưu;

- Đại diện cho nhóm các xã thực hiện chưa tốt, vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới là xã Liêm Túc. Phương pháp này giúp đánh giá cụ thể, chi tiết, chính xác và khách quan hơn về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện.

3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Là những số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn tại các cơ quan, Ban, ngành có liên quan.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Liêm tại UBND cùng các Phòng, Ban chức năng tại huyện Thanh Liêm.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai xã điểm: Thanh Lưu và Liêm Túc.

- Thu thập kế hoạch, đề án, các báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới của tỉnh Hà Nam, của huyện Thanh Liêm và của các xã trong huyện.

3.5.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

- Mục đích: Thu thập số liệu phục vụ cho việc nhận định, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới được chính xác, toàn diện và khách quan hơn.

- Đối tượng: Điều tra ngẫu nhiên 100 hộ dân và 17 cán bộ tham gia vào công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện và 02 xã điểm là xã Thanh Lưu và xã Liêm Túc thông qua phiếu điều tra;

- Tiêu chí điều tra:

+ Đối với hộ dân: Nguồn thông tin mà người dân được tiếp cận để biết đến chương trình xây dựng nông thôn mới (Chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể, phương tiện thông tin đại chúng);Sự tham gia của người dân vào công tác lập và giám sát, quản lý việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương; Hình thức chủ

yếu mà người dân tham gia như góp tiền, ngày công lao động, hiến đất... Tác động của xây dựng nông thôn mới với đời sống của người dân; Những khó khăn của địa phương và đề xuất của người dân góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.

+ Đối với cán bộ quản lý: Các hình thức tuyên truyền, vận động để chương trình xây dựng nông thôn mới đến được với người dân mà địa phương đã áp dụng; Các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới ở địa phương; vai trò của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; Khó khăn và đề xuất của cán bộ quản lý góp phần thúc đẩy việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

3.5.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được về kết quả thực hiện 19 tiêu chí của xã, huyện; kết quả thực hiện các chỉ tiêu về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng của các xã…

Sử dụng các công cụ như Word, Excel để tính toán, xử lý số liệu; từ đó, tổng hợp trình bày dưới dạng các bảng biểu, phục vụ đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới đầy đủ, cụ thể và chính xác hơn.

3.5.5. Phương pháp so sánh

- So sánh kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới thực tế tại huyện Thanh Liêm với 19 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới để đưa ra được cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu.

- So sánh tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại hai xã điểm với các tiêu chí như: Về diện tích, về thời gian, về vốn, về sự tham gia của người dân và về công tác quản lý giám sát việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. Qua đó, tìm ra được nguyên nhân các xã thực hiện chưa tốt, vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót; Từ đó, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng này.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH LIÊM CỦA HUYỆN THANH LIÊM

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Liêm là một huyện bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Nam. Trung tâm huyện cách thành phố Phủ Lý 4km, cách Thủ đô Hà Nội 62km trên tuyến đường giao thông xuyên Việt quan trọng vào bậc nhất của cả nước. Hệ thống sông Đáy, đường Quốc lộ 1A, 21A, đường sắt Bắc - Nam là những tuyến giao thông quan trọng thuận lợi cho Thanh Liêm có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong cả nước.

Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã với tổng diện tích tự nhiên là: 16.471,98 ha.

Huyện có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Kim Bảng và Thành phố Phủ Lý.

- Phía Nam giáp huyện Ý Yên tỉnh Nam Định và huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình.

- Phía Đông giáp huyện Bình Lục.

- Phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Thanh Liêm chịu ảnh hưởng của nhiều đới cấu trúc địa chất khác nhau khiến cho địa hình khu vực có sự phân hoá tương phản thể hiện rõ nét thấp dần từ Tây sang Đông.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Thanh Liêm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo làĐông Bắc và Đông Nam. Nhiệt độ TB các năm dao động trong khoảng từ 23oC đến 24,6oC. Tổng số giờ nắng trung bình trong các năm là 1.215,7 giờ. Lượng mưa nhiều nhất trong 8 năm trở lại đây vào khoảng 2.138mm, lượng mưa ít nhất khoảng 1.510,3 mm. Nhìn chung, độ ẩm không khí hàng năm khu vực huyệnThanh Liêm không lớn, dao động từ 81,3- 84,4%.

Huyện Thanh Liêm chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của 2 con sông chính là: sông Đáy và sông Châu Giang (một số nhánh của sông Châu Giang chảy qua địa bàn huyện). Ngoài ra, còn có mạng lưới sông ngòi, kênh, mương phân bổ thích hợp có ý nghĩa trong việc cung cấp nước, tiêu nước phòng tránh lũ lụt.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo nghiên cứu của Viện nông hóa thổ nhưỡng Việt Nam thì trên địa bàn huyện Thanh Liêm có 6 nhóm đất chính: Đất phù sa, đất Glây, đất đỏ, đất xám. Ngoài ra, còn có đất có tầng sét biến đổi (đất biến đổi) và đất tầng mỏng.

b. Tài nguyên nước

Về mùa mưa, lượng nước mưa dư thừa cho sản xuất nông nghiệp gây ngập úng, đặc biệt là đối với các xã vùng núi phải hứng chịu lũ núi do nước mưa dồn từ trong núi ra. Về mùa khô, nguồn nước tưới khá dồi dào nguồn nước từ các sông Đáy, sông Châu.

c. Tài nguyên rừng

Khoảng 1/4 diện tích tự nhiên của huyện là đồi núi, phần lớn là núi đá vôi nên thảm thực vật thưa thớt chủ yếu là cây bụi. Vùng đồi núi đá nằm ở phía Tây huyện, trồng chủ yếu các loại cây lâm nghiệp (Bạch đàn, Thông, Keo...) xen kẽ với các loại cây bụi tự nhiên, một phần trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả ở các sườn đồi, sườn núi và các thung lũng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, na, nhãn... Theo kiểm kê đất đai năm 2014, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 1.373,89 ha.

d. Tài nguyên khoáng sản

- Đá vôi: Huyện có nguồn đá vôi với trữ lượng hàng tỷ m3, tập trung chủ yếu ở 5 xã Tây Đáy (thị trấn Kiện Khê, xã Thanh Nghị, Thanh Tân, Thanh Thủy và Thanh Hải), trong đó mỏ đá có trữ lượng lớn chủ yếu thuộc xã Thanh Nghị và thị trấn Kiện Khê.

- Đá quý: Do đá vôi biến chất thành đá quý dùng để làm đồ trang trí và đồ mỹ nghệ gồm có đá vân hồng, tím nhạt và đá vân mây, da báo.

- Đất sét: Có các mỏ sét có khả năng khai thác tập trung làm nguyên liệu sản xuất xi măng, sản xuất gạch ngói nung đáp ứng nhu cầu của huyện và cung cấp cho các tỉnh lân cận.

4.1.1.5. Thực trạng môi trường

- Môi trường nước: Nguồn nước mặt tại các sông, hồ có dấu hiệu bị ô nhiễm và đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư tốc độ phát triển kinh tế cao, khu vực khai thác đá. Nguyên nhân bị ô nhiễm là do tất cả các loại nước thải hầu như không qua xử lý hoặc xử lý không tốt đều đổ ra sông, hồ và phần lớn bị ảnh hưởng bởi nguồn nước mặt ô nhiễm của thành phố Hà Nội chảy theo sông Nhuệ vào sông Châu Giang và chảy vào địa bàn.

- Môi trường không khí: Nhìn chung, môi trường không khí trên địa bàn huyện còn tương đối sạch, các chỉ tiêu nồng độ trung bình của bụi và các khí độc (CO, SO2, NO2) đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, môi trường không khí cạnh các tuyến đường giao thông vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,2-1,6 lần có những nơi vượt tới 2,1 lần.

- Môi trường đất:

+ Hiện tượng suy giảm hệ động thực vật rừng do khai thác khoáng sản; + Hiện tượng khai thác đá không chú ý đến bảo vệ đất nên đã huỷ hoại đất đai ở những vùng khai thác một cách bừa bãi, tạo nhiều vùng khó có khả năng phục hồi đất đai.

+ Việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật nên đã sử dụng phân hoá học quá mức và do rửa trôi đã làm cho đất bị chai cứng, nhiễm độc; cây trồng vật nuôi, vi sinh vật có lợi sống trong đất và nhiều sinh vật thuỷ sinh bị tiêu diệt.

- Chất thải rắn: Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế được xử lý theo hình thức thu gom chôn lấp, đốt với tỷ lệ thấp.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, kinh tế huyện Thanh Liêm có nhiều bước phát triển mạnh mẽ trong đó chủ đạo là phát triển kinh tế công nghiệp (khai thác, chế biến khoáng sản…) với tốc độ phát triển đạt khoảng 13%/năm.

Cơ cấu kinh tế năm 2015: Ngành nông nghiệp, thủy sản: 14,38%; Ngành công nghiệp, xây dựng: 67,75%; Ngành thương mại, dịch vụ: 17,86%.

4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản (theo giá cố định 1994) năm 2010 đạt 209,25 tỷ đồng, ước tính đến năm 2015 đạt 254,49 tỷ đồng, trong đó trồng trọt 175,54 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 73,21 tỷ đồng và thuỷ sản đạt 5,54 tỷ đồng.

- Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng mở rộng cây trồng có giá trị kinh tế như nhãn, vải, na... ở các xã miền núi và các xã ven sông Đáy. Diện tích chuyển đổi theo hướng sản xuất đa canh ngày càng được đẩy mạnh.Trồng trọt tiếp tục được phát triển ở mức tăng trưởng ổn định. Hình thành các cánh đồng sản xuất năng suất cao, tăng thu nhập cho người dân.

- Chăn nuôi: Trong những năm qua ngành chăn nuôi của huyện đã được quan tâm, đầu tư về số lượng và chất lượng. Quy mô, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể: Đến nay đàn trâu, đàn bò có khoảng 7500 con, đàn lợn 57.600 con, tăng 4,63%, đàn gia cầm tăng 2,46%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân 6.000 tấn. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, xử lý nhanh chóng, kịp thời khi có dịch xảy ra, không có dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

- Thuỷ sản: Ngành thuỷ sản đang chuyển biến tích cực, phong trào nuôi cá, nuôi cá kết hợp trồng cây hàng năm, thuỷ cầm cho giá trị kinh tế cao.

- Lâm nghiệp: Huyện Thanh Liêm có 1.373,89 ha đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng là 406,49 ha, đất núi đá chưa rừng cây 2.018,82 ha. Trong những năm qua toàn huyện đã trồng được 240,8 ha đất rừng, tăng độ che phủ rừng từ 19,3% năm 2006 lên 26,2%.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện tăng trưởng nhanh, năm 2005 tổng

giá trị sản xuất ngành đạt 304,95 tỷ đồng, năm 2010 giá trị sản xuất ngành đạt 1.294,58 tỷ đồng và hiện nay tốc độ tăng trưởng luôn giữ ở mức tương đối ổn định khoảng 22%/năm.

Đến nay 17/17 xã, thị trấn đều có làng nghề và làng có nghề góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động ở nông thôn. Đề án xi măng phát triển khá, tập trung tháo gỡ những khó khăn để các nhà máy xi măng xây dựng và đi vào hoạt động theo kế hoạch. Đến thời điểm này đã có 5/8 nhà máy xi măng đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm đó là: Xi măng Hoàng Long, Thanh Liêm, Hoà Phát, Việt Trung, Kiện Khê thu hút hàng nghìn lao động địa phương vào làm việc.

c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ, du lịch

Tính theo GDP, năm 2005 giá trị tổng sản phẩm dịch vụ đạt 103,73 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 281,96 tỷ đồng tăng hơn 2,7 lần so với năm 2005. Và đến nay tốc độ tăng GDP của huyện luôn đạt mức trên 13%/năm.Sự phát triển của ngành dịch vụ phù hợp với định hướng chung của huyện là: Phát triển huyện theo hướng kinh tế đô thị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, nông nghiệp sinh thái và các ngành CN-TTCN truyền thống.

Việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo kinh tế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao lưu trao đổi hàng hoá. Các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá, vật tư trong huyện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%, bình quân năm là 215 tỷ đồng/năm. Giá trị xuất khẩu tăng, năm 2005 giá trị xuất khẩu là 8,5 triệu USD, năm 2010 là 11,9 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm qua đạt khoảng 8- 10%/năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thêu ren truyền thống.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hệ thống giao thông của huyện được hình thành 3 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh và huyện.

- Quốc lộ 1A dài 16 km do Trung ương quản lý: Tuyến đường này đã được nâng cấp cải tạo thành đường cấp III-ĐB có 2-4 làn xe, có bề rộng mặt đường 11m, nền đường 12m, hành lang bảo vệ đường bộ mỗi bên 15m.

- Quốc lộ 21A dài 7 km Trung ương ủy quyền cho tỉnh quản lý. - Đường tỉnh lộ gồm:

+ Đường ĐT 495 địa phận huyện Thanh Liêm có chiều dài 15,20 km điểm đầu từ thôn Mậu Chử kết thúc tại ĐT 495B. Là đường cấp VI-ĐB, mặt đường đá dăm láng nhựa rộng 3,50m, nền đường rộng 6,50m;

+ Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 1 số tuyến đường: Đường ĐT 495B, đường ĐT 491, đường phân lũ, đường N2 (đường vành đai), đường chắn nước.

- Đường huyện có khoảng 70 km gồm: Đường ĐH 09, B2B, T1, T2… và 98 km đường trục xã; 271 km đường thôn xóm; 344 km đường giao thông nội đồng.

Hệ thống cảng đường sông trên địa bàn huyện gồm: Cảng xi măng Hoàng Long, cảng xi măng Xuân Thành, cảng xi măng Hòa Phát, cảng xi măng Thanh Liêm...

Trong những năm qua huyện cũng đã đầu tư xây dựng mới 6 cây cầu, nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)