Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 98 - 102)

Phần 4 .Kết quả và thảo luận

4.4. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch

THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

Trong giai đoạn tới huyện Thanh Liêm cần tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện có hiệu quả công nghiệp hóa nông nghiệp; đẩy mạnh tái cơ cấu nội bộ ngành theo hướng phát triển chăn nuôi trang trại và chăn nuôi hộ gia đình gắn với bảo vệ môi trường. Chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng Tây Đáy. Triển khai thực hiện tốt đề án phát triển đàn bò sữa từ 1.000 đến 1.200 con. Nhân rộng mô hình cánh đồng

mẫu, phát triển cây hàng hóa, đồng thời tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới tổ chức sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Đối với nhóm xã thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, đại diện là xã Thanh Lưu cần tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt được theo mức chuẩn cao hơn, bên cạnh đó cần tiếp tục hoàn thành các tiêu chí chưa đạt. Mục tiêu quan trọng nhất của chương trình xây dựng nông thôn mới chính là nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống của người dân vùng nông thôn. Vì vậy, không phải đã đạt chuẩn là kết thúc, là hoàn thành, mà đòi hỏi chất lượng các tiêu chí đạt được phải tiếp tục được nâng lên, phát huy hiệu quả cao hơn, tác động sâu rộng và chắc chắn để đổi mới toàn diện nông nghiệp, nông thôn và đời sống của nông dân.Vì vậy, trong thời gian tới đối với nhóm xã này cần thực hiện tốt, có hiệu quả các giải pháp, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

Đối với nhóm thực hiện chưa tốt, còn nhiều tồn tại, hạn chế cần xác định mục tiêu cụ thể, đề ra kế hoạch từng bước một tiến tới hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới cần thực hiện tốt các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã. Phấn đấu đến năm 2020, các xã đều đạt chuẩn nông thôn mới và hướng tới xây dựng huyện nông thôn mới. Cụ thể như sau:

4.4.1. Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn vốn

Sự thiếu hụt về vốn là khó khăn lớn nhất của toàn huyện để hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới do Chương trình cần nguồn vốn rất lớn và cần phải huy động được nguồn lực của toàn xã hội. Chính vì vậy, ngoài nguồn vốn Ngân sách Nhà nước thì cần huy động sự đóng góp của người dân (cả về vốn và công lao động) - là nguồn lực quan trọng nhất để thực hiện quy hoạch nông thôn mới. Tuy nhiên, không quy định bắt buộc nhân dân phải đóng góp xây dựng nông thôn mới mà căn cứ vào tình hình thực tế chỉ vận động nhân dân bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương.

Ngoài ra, cần huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn các xã. Kết hợp lồng ghép các chương trình và dự án của các cơ quan, ngành, tỉnh, huyện trên địa bàn thống nhất với quy hoạch đã được duyệt.

Mỗi xã có kế hoạch cụ thể hằng năm để phát huy nguồn lực tại chỗ của địa phương, cũng như huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư từ các phong trào: chỉnh trang, cải tạo tường rào cổng ngõ, nhà ở, xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế, đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất... để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, cần ưu tiên hoàn thành những tiêu chí dễ thực hiện, cần ít vốn và bố trí các công trình thiết yếu phục vụ nhu cầu dân sinh như: giao thông, thủy lợi, điện, nước…

4.4.2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân

Các xã đều có điều kiện thuận lợi (cả về tự nhiên và con người) cho phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần chú trọng quan tâm đầu tư, phát huy thế mạnh của địa phương trong trồng trọt, chăn nuôi.Tiếp tục triển khai, nhân rộng một số mô hình có hiệu quả giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, khuyến khích tham gia cải thiện khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi.

Chủ động nguồn cây, con giống và trang thiết bị hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp từ các nguồn, định hướng đầu ra của sản phẩm nông nghiệp về giá cả, thị trường, tiêu thụ sản phẩm tạo ra sự an tâm, ổn định cho hộ sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân, cải thiện bộ mặt khu vực nông thôn.

Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào nông thôn, nhất là các doanh nghiệp có đầu tư sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu lợi thế của vùng và thu hút nguồn lao động tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Triển khai quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung; phát triển các gia trại, trang trại; giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư.

4.4.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về xây dựng nông thôn mới

Vẫn còn tồn tại vấn đề người dân chưa nắm được nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới, nguyên nhân là do chính sách tuyên truyền vẫn chưa đến được với người dân. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện để người dân thực sự là chủ thể phát huy vai trò tích cực của các

thôn, xóm trong xây dựng nông thôn mới, là yếu tố quyết định cho sự thành công của Chương trình. Nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, thực sự quan tâm tới lợi ích thiết thực của nhân dân trong việc quyết định, lựa chọn nội dung, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình Nông thôn mới ở địa phương.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Mọi hoạt động cụ thể do chính người dân trong xã bàn bạc và quyết định tổ chức thực hiện.

Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới qua các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này trong nhân dân.

4.4.4. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, hoàn thiện hệ thống chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới điều hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân và các đoàn thể trong việc kiểm tra, giám sát các công trình, không để xảy ra tiêu cực trong tổ chức thực hiện để tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong nhân dân, từ đó mới có thể phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Các địa phương chủ động phát huy nội lực, lựa chọn tiêu chí, hạng mục thiết yếu để đầu tư, với mục tiêu cốt lõi là ưu tiên sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, rà soát những điểm trong quy hoạch không phù hợp với thực tiễn để kịp thời đề xuất, điều chỉnh.

Đào tạo đội ngũ cán bộ xã có năng lực chuyên môn, có tinh thần, trách nhiệm; bên cạnh đó, cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã về công tác xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)