Thị trường bóng đèn hiện nay tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 37 - 38)

Thị trƣờng bóng đèn tại Việt Nam hiện nay cung cấp cho nhiều đối tƣợng sử dụng khác nhau bao gồm trụ sở của các cơ quan, tổ chức từ trung ƣơng đến các địa phƣơng; các hộ gia đình từ thành thị đến nông thôn, trong đó nông thôn chiếm khoảng 67% dân số, dân số thành thị chiếm khoảng 33% dân số trong cả nƣớc [Tổng cục Thống kê, 2015]; các ngành sản xuất, kinh doanh; chiếu sáng công cộng phục vụ cho các phƣơng tiện giao thông của trên 755 đô thị từ loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 trong cả nƣớc của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Tính đến 31/12/2010 nƣớc ta có 11.112 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1403 phƣờng, 624 thị trấn và 9085 xã.

Trong năm 2011, tổng số bóng đèn sản xuất ra của các nhà sản xuất trong nƣớc và các nhà nhập khẩu chính ngạch, không kể nhập khẩu tiểu ngạch, trên thị trƣờng Việt Nam khoảng 408 triệu bóng đèn. Trong đó sản xuất trong nƣớc khoảng 374 triệu bóng đèn và nhập khẩu chính ngạch khoảng 34 triệu bóng đèn [9].

Số lƣợng bóng đèn đƣợc sử dụng trong hộ gia đình chiếm tỉ lệ rất cao. Việt Nam có khoảng 25 triệu hộ gia đình bao gồm cả nông thôn và thành thị (trong đó khoảng 18 triệu hộ gia đình nông thôn, 7 triệu hộ gia đình ở thành thị). Số bóng đèn trung bình 1 hộ dùng khoảng 14-15 bóng, tổng số bóng đèn các loại đang đƣợc sử dụng trong chiếu sáng ở các hộ gia đình vào khoảng 359 triệu bóng đèn. Bên cạnh đó khoảng 25 triệu bóng đèn khác đang đƣợc sử dụng tại gần 1 triệu doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. [9]

Hiện nay, vẫn có khoảng 60% hộ gia đình còn sử dụng bóng đèn sợi đốt với số bóng trung bình vào khoảng 2-3 bóng/hộ, trong đó khoảng 9,6% với các loại bóng có công suất trên 60W. Tổng số lƣợng bóng đèn sợi đốt trên thị trƣờng vào khoảng 34,5 triệu bóng và xu hƣớng trong tƣơng lại sẽ giảm bởi có nhiều sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng thay thế và phổ thông hơn. [9]

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả đã đƣợc ban hành trong thời gian qua. Đặc biệt phải kể đến Quyết

28

định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2011 về “Quy định danh mục, phƣơng tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lƣợng, áp dụng mức hiệu suất năng lƣợng tối thiểu và lộ trình thực hiện”, đã quy định kể từ ngày 01/01/2013 cấm sản xuất, nhập khẩu và lƣu thông các loại bóng đèn sợi đốt có công suất lớn hơn 60W. Nhƣ vậy, các nhà sản xuất bóng đèn sẽ phải chuyển đổi sản xuất bóng đèn sợi đốt sang sản xuất các loại bóng đèn tiết kiệm điện nhƣ bóng đèn compact huỳnh quang và LED.

Từ một số khái quát nêu trên, có thể nhận thấy thị trƣờng bóng đèn chiếu sáng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của nƣớc ta là khá lớn, bao gồm thị trƣờng kinh doanh bóng đèn, thiết bị chiếu sáng công cộng các đô thị, các cơ quan, tổ chức, các hộ gia đình ở các thành thị và nông thôn rộng lớn của nƣớc ta cũng nhƣ hoạt động xuất nhập khẩu các nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng. Thị trƣờng sẽ chuyển hƣớng theo hƣớng loại bỏ các nguồn sáng hiệu suất thấp trong đó có bóng đèn sợi đốt có công suất lớn hơn 60 W sang thị trƣờng chiếu sáng hiệu suất cao hiệu quả, tiết kiệm điện. Hiện nay, do giá thành và chất lƣợng phù hợp, bóng đèn CFL đang có xu hƣớng đƣợc lựa chọn sử dụng nhiều hơn so với bóng đèn sợi đốt và LED. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ tập trung vào đối tƣợng chất thải nguy hại là bóng đèn CFL thải bỏ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)