Tình hình thu gom và xử lý bóng đèn thải bỏ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 40 - 42)

Năm 2014, tỷ lệ CTNH đƣợc thu gom, xử lý đạt khoảng 40%, nhƣ vậy, vẫn còn tỷ lệ không nhỏ CTR nguy hại trong đó có bóng đèn thải bỏ chƣa đƣợc thu gom, xử lý, là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, tính đến tháng 6/2015, trên cả nƣớc đã có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên đƣợc cấp phép xử lý chất thải nguy hại. Trong các doanh nghiệp đang hoạt động này có 24 doanh nghiệp có trang bị thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang thải bỏ. Các đơn vị này giữ vai trò chủ đạo trong công tác quản lý CTNH nói chung và bóng đèn thải nói riêng trên toàn quốc. Theo Tổng cục Môi trƣờng (2012), tổng khối lƣợng bóng đèn compact huỳnh quang đƣợc thu gom, quản lý của 06 đơn vị xử lý CTNH khu vực phía Bắc (URENCO Hà Nội, Công ty Hòa Bình, Công ty TNHH Môi trƣờng xanh - Hải

31

Dƣơng, Công ty Hùng Hƣng Môi trƣờng xanh, Công ty Tân Thuận Phong) là 45.245 kg [12].

Hiện nay, các đơn vị xử lý chất thải bóng đèn do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép hành nghề quản lý chất thải đều ở dạng kết hợp, chƣa có đơn vị chuyên trách về xử lý và tái chế bóng đèn huỳnh quang thải. Trong quá trình hoạt động các đơn vị xử lý bóng đèn gặp phải một số khó khăn sau:

Nguồn phát sinh chất thải nhỏ lẻ, số lƣợng ít, không tập trung, theo thống kê, trung bình mỗi cơ sở phát sinh chất thải là bóng đèn huỳnh quang khoảng 1- 2 kg/tháng nên gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí khu vực lƣu giữ, thu gom vận chuyển, xử lý từ đó dẫn tới chi phí cho dịch vụ cao và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì lý do này nên để có thể hạ giá thành của dịch vụ, đã có một số cơ sở thu gom, xử lý không theo đúng quy định.

Ngoài ra, do số lƣợng bóng đèn thải ít nên cũng là trở ngại để các doanh nghiệp hành nghề quản lý CTNH nghiên cứu đầu tƣ các trang thiết bị có công nghệ tiên tiến để xử lý, tái chế bóng đèn thải. Trong thời gian vừa qua, đã có một số doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ xử lý bóng đèn CFL thải kết hợp với tái chế và đã đƣợc Bộ TNMT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, tuy nhiên các công nghệ này chƣa đƣợc đầu tƣ vì một trong lý do là nguồn bóng đèn thải không tập trung, số lƣợng ít nên không đem lại hiệu quả kinh tế.

Nhƣ vậy, các yếu tố ảnh hƣởng tới việc thu gom, xử lý bóng đèn thải bỏ tại Việt Nam gồm có:

- Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong đó có bóng đèn thải bỏ;

- Công nghệ xử lý, tái chế bóng đèn thải bỏ;

- Nhận thức về mối nguy hại của thủy ngân trong bóng đèn tới môi trƣờng và sức khỏe.

32

CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 40 - 42)