Nguồn phát sinh chất thải bóng đèn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 38 - 39)

a) Phát sinh từ quá trình sinh hoạt

Hiện nay CTR sinh hoạt chƣa đƣợc phân loại tại nguồn, CTNH trong đó có bóng đèn thải đƣợc thu gom lẫn với chất thải sinh hoạt thông thƣờng. Việc thu gom chất thải sinh hoạt đạt hiệu quả thấp là do hệ thống phân loại và tái chế chất thải hoạt động chƣa tốt hoặc chƣa có, các loại CTNH vẫn xuất hiện tại các bãi chôn lấp. Đối với các loại bóng đèn thải bỏ, lƣợng phát sinh từ nguồn sinh hoạt chiếm tỉ lệ lớn.

Những bãi rác lộ thiên, không đƣợc xử lý hợp vệ sinh là nơi ẩn chứa những nguy cơ lớn về sức khỏe và môi trƣờng. Khí thải từ các bãi rác này đƣợc đƣa vào không khí một cách tự nhiên. Những chất độc trong khí thải từ bãi rác có thể qua phổi, qua các tuyến nhờn và qua da đi vào cơ thể con ngƣời, có thể gây ngộ độc trực tiếp hoặc gây bệnh ngoài da và bên trong cơ thể. Nƣớc rỉ rác chảy xuống ao hồ, làm

29

ô nhiễm nguồn nƣớc. Các chất độc hại trong nƣớc sẽ tích lũy trong thực phẩm nhƣ: rau, tôm, cá... sẽ gây ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời.

Chất thải sinh hoạt hữu cơ nhƣ rau, củ quả, thức ăn thừa, giấy…đƣợc thu gom với các loại rác vô cơ khác nhƣ túi nilon, gạch đá, sành, sứ, thủy tinh, sắt vụn và các loại chất thải nguy hại nhƣ: bóng đèn huỳnh quang, bình ắc quy hỏng, pin các loại, dƣợc phẩm, mỹ phẩm hết hạn sử dụng… sẽ là nguy cơ gây những vấn đề môi trƣờng lớn hơn nhiều khi chúng đƣợc thu gom riêng rẽ. Những chất ô nhiễm có trong các loại rác thải sẽ tác dụng với nhau và sinh ra một chất mới có khả năng gây độc hơn nhiều so với chất ô nhiễm ban đầu, hoặc làm gia tăng mức độ phát sinh khi thải từ các bãi tập kết rác tập trung.

b) Phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Do chƣa có một điều tra cụ thể nào về lƣợng CTR bóng đèn phát sinh tại hoạt động công nghiệp nên chƣa có số liệu thống kê về chất thải bóng đèn. Có thể nói chất thải bóng đèn phát sinh từ nguồn sản xuất công nghiệp bao gồm bóng đèn hỏng, vỡ trong quá trình sản xuất, bóng đèn thải từ hệ thống chiếu sáng của các nhà máy,... Ngoài ra, trong quá trình sản xuất sản phẩm bóng đèn còn phát sinh thêm các loại CTR nhƣ các đầu mẩu nhựa và kim loại, các đoạn dây, phế liệu, các vật liệu vụn, chất thải trong quá trình hàn điện, vỏ nhựa vỡ hỏng,... và bùn thải chứa kim loại nặng của hệ thống xử lý nƣớc thải (tùy theo doanh nghiệp sản xuất).

Do lƣợng phát sinh CTNH trong đó có bóng đèn thải bỏ ngày càng gia tăng, nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng bắt nguồn từ các hoạt động không kiểm soát nhƣ vận chuyển trái phép hoặc xử lý không an toàn về môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)