Chính sách, pháp luật về thu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ trong đó có

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 44 - 52)

có bóng đèn tại Việt Nam

Luật BVMT 2014: Tại Điều 87 đã có quy định về việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ (trƣớc đây là Điều 67, Luật BVMT 2005), theo đó: “Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; Ngƣời tiêu dung có trách nhiệm chuyển sản phẩm thái bỏ đến nơi quy định; Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ; Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thực hiện theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.”

35

Nghị định 80/2006/NĐ-CP: Tại Điều 21 của Nghị định này có quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Các sản phẩm nêu tại khoản 1 Điều 67 Luật BVMT 2005 phải có ký hiệu mức độ nguy hại, khả năng tái chế để xác lập trách nhiệm và biện pháp thu hồi, xử lý khi hết hạn sử dụng hoặc ngƣời tiêu dùng loại bỏ. Đối với các sản phẩm nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải đăng ký số lƣợng và các thông tin cần thiết của sản phẩm với cơ quan quản lý môi trƣờng ở Trung ƣơng để xác lập biện pháp thu thu hồi, xử lý sau khi ngƣời tiêu dùng loại bỏ.

Quyết định 53/2013/QĐ-TTg: Ngày 09/8/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ nhằm triển khai thực hiện Điều 67 của Luật BVMT 2005.

Hiện nay, hoạt động thu gom, xử lý đối với các sản phẩm thải bỏ chủ yếu do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tái chế chất thải hoặc hộ gia đình tại các làng nghề thực hiện mà chƣa có sự gắn kết trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhƣ: doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối và ngƣời tiêu dùng. Thực tế cho thấy, hoạt động thu gom, xử lý đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng còn yếu kém; công nghệ thu gom, xử lý lạc hậu; ý thức của con ngƣời còn hạn chế, thiếu các kiến thức về môi trƣờng, quan tâm đến các lợi ích kinh tế trƣớc mắt, bỏ qua các lợi ích môi trƣờng.

Hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu về cơ bản không đƣợc thực hiện mà chủ yếu thông qua hình thức sau:

 Đối với sản phẩm có giá trị sau khi tái chế (ắc quy, thiết bị điện, điện tử), doanh nghiệp sản xuất thu hồi rất ít (chủ yếu là sản phẩm bị hỏng còn thời hạn bảo hành) mà chủ yếu do các tổ chức và cá nhân thu gom không chính thức thực hiện, sau đó chuyển về cho các cơ sở ở các làng nghề, sử dụng công nghệ lạc hậu để xử lý. Đây là nguyên nhân đang gây ra ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng tại các làng nghề.

36

 Đối với các sản phẩm không có giá trị (CFL, pin), ngƣời tiêu dùng thƣờng bỏ lẫn vào hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt hoặc vứt ra ven đƣờng, nơi công cộng… mà không đƣợc xử lý, gây ô nhiễm hoặc tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời.

Việc xây dựng Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ dựa trên các nguyên tắc sau: (1) Không chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định hiện hành về quản lý chất thải; (2) Thu hồi sản phẩm thải bỏ là trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm và ngƣời tiêu dùng; (3) Cần phải có lộ trình để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; (4) Cần có sự tham gia của các tổ chức và cá nhân liên quan để hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đạt hiệu quả.

Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg gồm 04 chƣơng, 11 điều và 01 Phụ lục, cụ thể:

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

Quyết định này quy định về trách nhiệm, quyền lợi và hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Việt Nam. Quyết định này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, ngƣời tiêu dùng và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo Quyết định có một số thuật ngữ cần đƣợc hiểu thống nhất nhƣ sau: “sản phẩm thải bỏ” là sản phẩm đã hết thời hạn sử dụng hoặc sản phẩm đƣợc thải ra sau quá trình sử dụng; “Thu hồi sản phẩm thải bỏ” là việc doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thu lại sản phẩm đã hết thời hạn sử dụng hoặc sản phẩm đƣợc thải ra sau quá trình sử dụng; “Xử lý sản phẩm thải bỏ”là quá trình tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy sản phẩm đã hết thời hạn sử dụng hoặc sản phẩm đƣợc thải ra sau quá trình sử dụng.

Về Danh mục sản phẩm thải bỏ, thời điểm thu hồi và xử lý:

Danh mục sản phẩm thải bỏ, thời điểm thu hồi và xử lý đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg. Theo đó, chỉ có những sản phẩm thải bỏ thuộc Danh mục này mới phải bắt buộc phải thu hồi và xử lý, cụ thể gồm các nhóm sản phẩm sau: thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; ắc quy và pin; hóa

37

chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và thuốc cho ngƣời; dầu nhớt, mỡ bôi trơn; săm, lốp; phƣơng tiện giao thông.

Để đảm bảo tính khả thi, Quyết định đƣa ra lộ trình thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn lực thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Một trong những nhóm sản phẩm phải thu hồi và xử lý sớm nhất là thiết bị điện, điện tử vào năm 2015, còn xe mô tô, xe gắn máy và ô tô có thời điểm bắt đầu thu hồi muộn nhất, vào năm 2018.

Về trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu:

Theo Quyết định, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đƣợc hiểu là doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm thải bỏ để bán ra thị trƣờng Việt Nam.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ. Điểm thu hồi là nơi tiếp nhận sản phẩm thải bỏ phù hợp quy định của pháp luật về BVMT, có nghĩa phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về kỹ thuật, chẳng hạn nhƣ tại điểm thu hồi thì sản phẩm thải bỏ đƣợc lƣu giữ trong thùng kín, không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trƣờng.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ do mình đã bán sản phẩm đó ra thị trƣờng Việt Nam. Khi ngƣời tiêu dùng mang sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm đó trên cơ sơ sở thỏa thuận với ngƣời tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ. Việc thỏa thuận này đƣợc hiểu là khi tiếp nhận sản phẩm thải bỏ từ ngƣời tiêu dùng thì doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có thể phải trả cho ngƣời tiêu dùng một khoản tiền, tặng thƣởng bằng hiện vật hoặc bất kỳ hình thức khuyến mại nào hoặc không phải trả cho ngƣời tiêu dùng bất kỳ khoản chi phí nào. Việc thực hiện quyền và trách nhiệm về chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ này căn cứ trên cơ sở thị trƣờng trao đổi chất thải. Đây là một vấn đề đặc thù tại Việt Nam, vì thực tế ở Việt Nam hiện nay, hoạt động thu gom và tái chế sản phẩm thải bỏ đang đƣợc xem nhƣ một trong những loại hình kinh doanh khá phát

38

triển, mang lại lợi nhuận đáng kể và tạo công ăn việc làm cho không ít ngƣời. Quan hệ tài chính giữa ngƣời tiêu dùng và tổ chức, cá nhân thu gom sản phẩm thải bỏ đƣợc thể hiện dƣới hình thức mua, bán và tự thỏa thuận. Theo đó, để thu hồi sản phẩm thải bỏ đã bán ra thị trƣờng Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu cũng phải chấp nhận thực tế này.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm vận chuyển sản phẩm thải bỏ từ các điểm thu hồi đến cơ sở xử lý và tiến hành xử lý sản phẩm thải bỏ. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, nhƣ vận chuyển phải bằng thiết bị, phƣơng tiện chuyên dụng; chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do sản phẩm thải bỏ gây ra.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản đến Bộ TNMT về các điểm thu hồi và nơi thực hiện việc xử lý sản phẩm thải bỏ của mình. Đây là biện pháp cần thiết để cơ quan quản lý về môi trƣờng biết đƣợc việc triển khai hệ thống thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải công khai thông tin có liên quan đến điểm thu hồi và cơ sở xử lý sản phẩm thải bỏ trên cổng thông tin điện tử của Bộ TNMT và của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Đây là kênh thông tin hữu hiệu giúp ngƣời tiêu dùng biết đƣợc các điểm thu hồi để thực hiện hành vi chuyển giao sản phẩm thải bỏ đúng nơi quy định.

Hàng năm, báo cáo lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất hoặc nhập khẩu đã bán ra thị trƣờng Việt Nam; kết quả thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ theo hƣớng dẫn của Bộ TNMT. Quy định nhƣ vậy sẽ góp phần thống kê lƣợng chất thải dự kiến sẽ phát sinh khi sản phẩm kết thúc vòng đời, đồng thời biết đƣợc lƣợng sản phẩm thải bỏ thực tế đã đƣợc thu hồi và xử lý.

Về trách nhiệm của người tiêu dùng, cơ sở phân phối, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ:

Ngƣời tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi. Quy định nhƣ vậy để gắn trách nhiệm của ngƣời tiêu dùng cùng với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tổ chức hoạt động thu hồi sản phẩm thải bỏ. Hành vi chuyển

39

giao sản phẩm thải bỏ của ngƣời tiêu dùng tại điểm thu hồi có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến kết quả thu hồi của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.

Cơ sở phân phối có trách nhiệm tham gia thu hồi sản phẩm thải bỏ. Quy định này đƣợc hiểu là cơ sở phân phối khi đƣợc doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đề nghị thì phải hợp tác trong việc thiết lập điểm thu hồi, tiếp nhận, chuyển giao sản phẩm thải bỏ.

Cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu để thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ phải tuân thủ quy định của pháp luật về BVMT. Quy định này đƣợc hiểu là cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ khi hoạt động phải có giấy phép hành nghề quản lý CTNH (nếu sản phẩm thải bỏ thuộc Danh mục CTNH). Đồng thời phải thực hiện các yêu cầu đối với quản lý chất thải nhƣ: khi vận chuyển phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố môi trƣờng; Sản phẩm thải bỏ phải đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại để bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng.

Về quyền lợi của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ:

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, ngƣời tiêu dùng, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về thuế, phí, đất đai, vốn, khoa học và công nghệ, tiêu thụ sản phẩm tái chế,.…

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết lập điểm thu hồi để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ là CTNH thì đƣợc miễn đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ TNMT về quản lý CTNH. Việc quy định nhƣ vậy nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu giảm thiểu các thủ tục hành chính về môi trƣờng.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu trực tiếp thu hồi và vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH thì đƣợc miễn đăng ký hành nghề quản lý CTNH, nhƣng phải đáp ứng các điều kiện sau: Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm thải; Có báo cáo về việc trực tiếp thu hồi và vận chuyển sản phẩm

40

thải bỏ đƣợc Bộ TNMT xác nhận; Có trang thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và BVMT tại các điểm thu hồi; Có phƣơng tiện, thiết bị chuyên dụng để thu hồi và vận chuyển sản phẩm thải bỏ; Có cán bộ kỹ thuật chuyên trách về hoạt động thu hồi và vận chuyển sản phẩm thải bỏ. Quy định nhƣ vậy nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu giảm bớt đƣợc các thủ tục về môi trƣờng, qua đó giúp doanh nghiệp sản xuất có cơ hội trực tiếp thực hiện trách nhiệm thu hồi sản phẩm thải bỏ.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đƣợc liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu khác để cùng thực hiện thu hồi và xử lý sản phẩm thải; hoặc hợp đồng với cơ sở thu gom và xử lý có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật để thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Quy định nhƣ vậy giúp cho doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đƣợc linh hoạt trong việc thực hiện trách nhiệm thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ.

Về trách nhiệm của Bộ TNMT và các Bộ, ngành khác:

Bộ TNMT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm thải bỏ, thời điểm thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ; xây dựng các quy định chi tiết Quyết định này; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ; Thiết lập, quản lý dữ liệu về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ; Thanh tra, kiểm tra và xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ.

Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Quyết định cũng đã giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngƣời tiêu dùng tham gia vào hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ; Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết lập điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ tại các địa điểm phù hợp trên địa bàn; Thực hiện quản lý sản phẩm thải bỏ theo quy định của pháp luật về BVMT nhƣ xem

41

xét, phê duyệt các thủ tục liên quan về môi trƣờng, thanh tra, kiểm tra hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ trên địa bàn.

Việc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ nhằm gắn trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm do mình bán ra thị trƣờng cho đến khi sản phẩm đó đƣợc xử lý đảm bảo môi trƣờng. Quy định chịu trách nhiệm đối với toàn bộ vòng đời của sản phẩm có ý nghĩa thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm thân thiện môi trƣờng. Đồng thời, Quyết định này cũng gắn ngƣời tiêu dùng và cơ sở phân phối phải tham gia vào hoạt động thu hồi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)