Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 43 - 44)

Đề tài thu thập thông tin về hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại từ bóng đèn CFL bằng cách gửi các bảng hỏi tới 19 đơn vị xử lý loại chất thải này. Trong đó, số cơ sở gửi phiếu trả lời là 13/19 cơ sở (liệt kê ở Mục 2.1). Bảng hỏi đƣợc kết cấu gồm 4 phần: phần 1 bao gồm các thông tin chung về đơn vị xử lý chất thải; phần 2 bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về các công nghệ xử lý chất thải, thiết bị sử dụng tại đơn vị xử lý, công suất và khối lƣợng của đơn vị xử lý, và các biện pháp xử lý khí thải, nƣớc thải phát sinh từ hoạt động xử lý chất thải bóng đèn; phần 3 bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về lƣợng chất thải bóng đèn huỳnh quang đƣợc xử lý qua các năm từ 2008 đến 2012; phần 4 bao gồm các câu hỏi mở để tìm hiểu các kiến nghị của đơn vị xử lý chất thải đối với hoạt động xử lý chất thải bóng đèn huỳnh quang.

Nhằm thu thập các số liệu liên quan tới tình hình quản lý và thực hiện các chính sách quản lý chất thải rắn nguy hại, đề tài tiến hành tham vấn các cơ quan quản lý có liên quan bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Công thƣơng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Bên cạnh đó, đề tài tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chất thải nguy hại bao gồm bóng đèn thải bỏ, các báo cáo, bài báo chuyên

34

ngành có liên quan từ các Bộ, Viện nghiên cứu để bổ sung thông tin về thực trạng chất thải bóng đèn và khả năng xử lý tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)