Thủy ngân trong bóng CFL là thành phần bắt buộc trong cấu tạo đèn. Quá trình thu gom, lƣu trữ, vận chuyển hoặc xử lý CFL thải bỏ không đúng có thể dẫn đến rò rỉ thủy ngân.
Khi thủy ngân phát sinh trong môi trƣờng, nó có thể tồn tại trong khí quyển (nhƣ hơi thủy ngân), trong đất (nhƣ thủy ngân ion) và nƣớc (nhƣ methyl thủy ngân).
30
Một số dạng thủy ngân có thể đi vào chuỗi thực phẩm thông qua tích lũy sinh học và khuếch đại sinh học. Trong quá trình xử lý, thủy ngân từ đèn CFL bị nứt hoặc vỡ có thể gây ra ảnh hƣởng đối với sức khỏe và môi trƣờng nếu các loại đèn đƣợc xử lý sai và tập trung với số lƣợng lớn. Chất thải có chứa thủy ngân nên đƣợc xử lý để thu hồi thủy ngân hoặc để cố định trong điều kiện thân thiện môi trƣờng. Bởi vậy, quá trình thu gom và xử lý đèn CFL trở nên rất quan trọng. Nó thúc đẩy việc thu hồi các vật liệu khác đƣợc tìm thấy trong bóng đèn thải có chứa thủy ngân nhƣ thủy tinh, kim loại chứa sắt hoặc không chứa sắt, phốt pho,…. Các vật liệu này có thể đƣợc bán cho nơi sản xuất đèn và thủy tinh. Thủy tinh chứa tạp chất đƣợc sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý thích hợp sẽ cho các sản phẩm thủy tinh mới với các yêu cầu độ tinh khiết thấp hơn, hoặc nhƣ một vật liệu tổng hợp trong các quá trình công nghiệp. Ngoài ra, đèn LED đã qua sử dụng cũng chứa chất thải điện tử và các thành phần khác cũng cần phải đƣợc thu gom và xử lý bền vững với môi trƣờng.
Từ những phân tích ở trên cho thấy việc thu hồi, xử lý và tái chế bóng đèn là việc làm cần thiết, góp phần loại bỏ các thành phần nguy hại đồng thời sẽ giảm thiểu lƣợng chất thải phát sinh, từ đó hạn chế tác động tiêu cực tới sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng.