Hiện trạng công nghệ xử lý bóng đèn của các cơ sở điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 62)

3.2.3.1. Hệ thống xử lý bóng đèn của Công ty cổ phần cơ điện môi trường Lilama

Hệ thống xƣ̉ lý bóng đèn CFL có công su ất: 12,5 kg/h, hệ thống đƣợc bố trí xây dựng trong khuôn viên 150 m2, xây dựng theo tiêu chuẩn công nghiệp.

Bảng 3.3. Các thiết bị trong dây chuyền xử lý bóng đèn của Công ty Lilama

STT Thiết bị, vật tƣ Số lƣợng

1 Bộ phận chuyển động nắp nghiền 01

2 Thiết bị nghiền điện một chiều 01

3 Thiết bị hút chân không 01

4 Thiết bị lọc bụi 01

5 Thiết bị hấp phụ hơi thủy ngân bằng than hoạt tính 02

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý đèn huỳnh quang

ĐÈN ĐÃ QUA SỬ DỤNG

NGHIỀN CHÂN KHÔNG THÙNG CHỨA CHUYÊN DỤNG LỌC BỤI THIẾT BỊ HẤP PHỤ HƠI THỦY NGÂN HỖN HỢP BỘT NGHIỀN BỤI HƠI THỦY NGÂN CHẤT HẤP PHỤ THẢI CHẤT HẤP PHỤ BỔ SUNG HƠI THỦY NGÂN CHỨA TRONG THÙNG PHI 100L

53

Quy trình công nghệ

Các loại bóng đèn huỳnh quang nhƣ dạng ống dài (1,2m; 0,6m), bóng đèn tròn, bóng đèn chữ u (compac), bóng đèn màn hình,... đã qua sử dụng sẽ đƣợc thu gom và lƣu chứa trong các thùng chứa chuyên dụng. Thùng chứa sau đó đƣợc chuyển vào thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang, thiết bị là một tổ hợp bao gồm các thiết bị sau:

+ Motor chuyền động nắp nghiền: Motor chuyền động nắp nghiền có chức năng di chuyển (lên hoặc xuống) bộ phận nghiền.

+ Máy nghiền: có chức năng nghiền vụn bóng đèn thành dạng bột có kích thƣớc từ 0.5 – 10mm

+ Hệ thống hút chân không: duy trì áp suất chân không trong máy nghiền, giúp hơi thủy ngân và các hóa chất độc hại không thoát ra môi trƣờng không khí xung quanh.

+ Hệ thống lọc bụi: có nhiệm vụ lọc bụi photpho, thủy tinh sinh ra trong quá trình nghiền.

+ Hệ thống hấp phụ hơi thủy ngân: hơi thủy ngân trong bóng đèn sẽ đƣợc hấp phụ hoàn toàn vào trong các chất hấp phụ. Đầu tiên hơi thủy ngân sẽ đƣợc hấp phụ vào than hoạt tính đã đƣợc hoạt hóa với lƣu huỳnh. Hơi thủy ngân sau khi đƣợc hấp thụ với than hoạt tính tiếp tục đƣợc dẫn qua bình chứa bột nhôm, sau đó đƣợc hấp phụ một lần nửa với than hoạt tính sau khi đƣợc thải ra ngoài môi trƣờng. Than hoạt tính đã đƣợc hoạt hóa với lƣu huỳnh và bột nhôm là những chất có hoạt tính rất cao và có khả năng phản ứng tốt với thủy ngân. Việc thiết kế hấp phụ hơi thủy ngân 2 lần bằng than hoạt tính xen giữa 1 lần hấp phụ bằng bột nhôm nhằm đảm bảo cho hiệu quả xử lý hoàn toàn cũng nhƣ nâng cao tính an toàn khi xử lý.

Hỗn hợp bột sau khi nghiền bao gồm phần kim loại của đế đèn, dây tóc, bột thủy tinh còn lẫn bột huỳnh quanh và một lƣợng rất nhỏ thủy ngân còn lẫn trong bột huỳnh quanh sẽ đƣợc chứa vào thùng chứa 200 lít chuyên biệt, sau đó hổn hợp này sẽ đƣợc bê tông hóa tại hệ thống hóa rắn của công ty và chôn lấp an toàn theo quy định của pháp luật. Mỗi một thùng 200L có thể chứa đƣợc từ 1200 – 1300 bóng đèn huỳnh quang 1,2 m đã nghiền.

54

Hỗn hợp bụi, chất hấp phụ đã bão hòa thủy ngân định kỳ cũng sẽ đƣợc tách ra và chứa trong các thùng chứa 100L đặc chủng và cũng đƣợc đƣa đi xử lý tại các bãi xử lý chất thải nguy hại. Môi một thùng chứa 100 L này có thể chứa chất hỗn hợp chất thải của việc xử lý 15.000 – 18.000 bòng đèn huỳnh quanh đã qua sử dụng dài 1,2m.

Ngoài ra, Hệ thống còn có các thiết bị phụ trợ nhƣ tủ điện và hệ thống điều khiểnbơm cao áp , bơm nƣớc thải , bể chƣ́a nƣớc thải , bể chƣ́a nƣớc sạch , hệ thống ống điều khiển.

3.2.3.2. Hệ thống xử lý bóng đèn của Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2

Công suất, quy mô của Công ty: Hệ thống xử lý bóng đèn CFL có công suất 1 tấn/ngày; số ngày hoạt động: 300 ngày/năm. Nhƣ vậy, khối lƣợng bóng đèn và que hàn thải đƣợc xử lý của hệ thống là 300.000 kg/năm. Khối lƣợng này có thể tăng khi Công ty tăng ca sản xuất và số ngày hoạt động trong năm.

Thiết kế, cấu tạo của hệ thống xử lý bóng đèn bao gồm các thiết bị chính nhƣ sau

Bảng 3.4. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bóng đèn của Công ty Thanh Tùng 2

TT Hạng mục Thông số kỹ thuật Đơn vị Số

lƣợng

Thiết bị nghiền bóng đèn huỳnh quang 1 Máy phân tách, sàng rửa

bóng đèn Công suất 50 kg/giờ; Máy 01

2 Cụm đập bóng đèn

Công suất 50 kg/giờ; Nguyên lý đập bằng xích

quay ly tâm

Máy 01

3 Băng tải cấp liệu

Dây băng bằng cao su; Thân băng làm bằng sắt 3

mm;

Máy 02

55

TT Hạng mục Thông số kỹ thuật Đơn vị Số

lƣợng

Thiết bị thu hồi đuôi bóng đèn và vụn kim loại từ que hàn thải

1 Máy phân tách chất thải Công suất 100 kg/giờ; Máy 01

2 Trục rulô Công suất 100 kg/giờ Máy 01

3 Hệ thống điện Xuất xứ: Đài Loan Hệ thống 01

Quy trình công nghệ xử lý bóng đèn huỳnh quang của Công ty đƣợc thể hiện trong Hình 3.2:

Thiết bị thu hồi đuôi bóng đèn huỳnh quang và kim loại từque hàn thải Thu hồi chất thải tái sinh được Ổn định hóa rắn chất thải không tái sinh được

02 đầu nhôm Thủy tinh Bột huỳnh quang Nước thải

Nước Băng tải sàng có phun nước

Lọc bụi (giấy lọc) Khí thải sau xử lý Hấp phụ bằng hỗn hợp than hoạt tính và bột lưu huỳnh Thủy tinh, đuôi bóng đèn, bột huỳnh quang Bụi và hơi thủy ngân Lọc bụi túi vải Thiết bị tách Bóng đèn thải Thiết bị nghiền bóng

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ quy trình hệ thống xử lý bóng đèn của Công ty Thanh Tùng 2

56

Quy trình công nghệ:

Bóng đèn huỳnh quang cấp vào hệ thống nghiền bóng đèn kín gồm cụm đập và quạt hút (mô tơ đập ly tâm đập nát bóng đèn thành những mảnh nhỏ).

Bóng đèn sau khi nghiền, đập (gồm: mãnh vụn thủy tinh, đuôi bóng đèn và bột huỳnh quang) đƣợc chứa trong thùng chứa 200 lít. Thùng chứa có khả năng chứa đƣợc 1.350 bóng đèn huỳnh quang loại 1,2m. Khi thùng chứa đầy thiết bị sẽ có đèn báo tín hiệu và công nhân sẽ thay thùng khác. Quy trình cắt, đập, nghiền bóng đèn là quy trình kín, hạn chế thấp nhất phát tán chất ô nhiễm vào môi trƣờng.

Khi thùng chứa đầy bóng đèn sau khi nghiền, đập (bao gồm: 2 đầu nhôm, vụn thủy tinh có kích thƣớc từ 3 – 5 mm và bột huỳnh quang) sẽ đƣợc đƣa lên băng tải và đổ vào thiết bị phân tách, sàng rửa bóng đèn.

Thiết bị phân tách, sàng rửa bóng đèn đƣợc thiết kế gồm có các sàng rung. Sàng rung trên cùng có mắt lƣới 2 cm để tách riêng đuôi đèn. Hỗn hợp mãnh vụn thủy tinh và bột huỳnh quang lọt qua mắt lƣới 2 cm và xuống sàng bên dƣới có mắt lƣới 0,5 cm. Tại đây có gắn thiết bị phun nƣớc rửa nhằm phân tách bột huỳnh quang khỏi mãnh vụn thủy tinh. Mảnh vụn thủy tinh sẽ đƣợc giữ lại trên sàng. Bột huỳnh quang theo nƣớc rửa chảy qua sàng và đƣợc giữ lại bằng máng thu nƣớc rửa.

Đầu nhôm bóng đèn đƣợc đƣa vào Hệ thống tận thu đuôi bóng đèn huỳnh quang nhằm tách hoàn toàn mãnh vụn thủy tinh còn sót lại ở hai đầu nhôm. Sau đó, đầu nhôm bóng đèn và mảnh vụn thủy tinh đƣợc thu hồi và bán cho các đơn vị khác tái chế.

Ngoài ra, hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang còn đƣợc lắp đặt đồng bộ với Hệ thống xử lý bụi và hơi thủy ngân phát sinh từ quá trình xử lý bóng đèn, cụ thể quy trình công nghệ nhƣ sau:

Chức năng của hệ thống xử lý bụi và hôi Hg: Lọc bụi qua lớp nỉ và xử lý khí thải (hơi thủy ngân) bằng phƣơng pháp hấp phụ qua bột lƣu huỳnh và than hoạt tính.

Công suất, quy mô: Hệ thống xử lý khí thải trong quá trình xử lý bóng đèn huỳnh quang có công suất: 180 m3/h.

77

– Khuyến khích các nhà sản xuất tối ƣu hóa thiết kế sản phẩm để tái sử dụng, có thê tái chế, từ đó giảm nguyên vật liệu, giảm thiểu khối lƣợng rác chôn lấp;

– Thúc đẩy sự đổi mới trong công nghệ tái chế

Để tạo ra đƣợc cơ chế thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đạt hiệu quả, luận văn đề xuất một số mô hình sau:

a) Xây dựng mô hình thu hồi CFL khả thi

 Hệ thống phân phối đảo ngƣợc đơn giản hoá

Đây là mô hình đơn giản nhất theo kiểu hệ thống phân phối đảo ngƣợc. Điểm mấu chốt của hệ thống này là các nhà bán lẻ chính là trung tâm thu gom CFL thải bỏ. Khi mua CFL mới, ngƣời tiêu dùng để lại CFL thải bỏ tại nhà bán lẻ nơi nó sẽ đƣợc lƣu giữ đúng cách, sau đó đƣợc vận chuyển tới cơ sở tái chế.

Vì hệ thống này giả thiết các nhà bán lẻ có liên hệ trực tiếp với cơ sở tái chế, cho nên chỉ thích hợp với một khu vực địa lý nhỏ, và sẽ không hoạt động hiệu quả khi thiếu hụt cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và nếu khu vực địa lý quá rộng.

Trong trƣờng hợp này một điểm quan trọng là: các yêu cầu về vận chuyển phải đƣợc đơn giản hóa để cho các nhà bán lẻ có thể tham gia vào quá trình vận chuyển CFL thải bỏ trong khi vẫn đảm bảo đƣợc vấn đề về môi trƣờng.

Hình 3.7.

Ngƣời tiêu dùng

Nhà bán lẻ

DN SX NK

Cơ sở tái chế

78

 Hệ thống dựa trên các nhà thu gom chuyên nghiệp

Trong hệ thống này, sau khi các nhà bán lẻ thu gom CFL thải bỏ, một mạng lƣới các cơ sở thu gom chuyên nghiệp sẽ vận chuyển CFL thải bỏ tới cơ sở tái chế. Khác với hệ thống đƣợc mô tả ở trên, ở đây việc vận chuyển sẽ không do các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hoặc nhà bán lẻ đảm nhận. Do có sự chuyên môn hoá, quá trình vận chuyển có thể đạt đƣợc các tiêu chuẩn môi trƣờng cao hơn. Trong hệ thống này, quan trọng là kiểm soát mạng lƣới thu gom và vận chuyển và các thành viên liên quan.

Hình 3.10. Hệ thống dựa trên các cơ sở thu gom chuyên nghiệp

 Hệ thống thu gom đƣợc hỗ trợ bởi nhà sản xuất

Trong hệ thống này, nhà sản xuất, nhập khẩu CFL sẽ chịu trách nhiệm gián tiếp trong việc thu gom và vận chuyển các CFL thải bỏ. Hệ thống này khác với các hệ thống đƣợc trình bày trên ở 3 điểm:

- Nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm hoạch định và thực hiện phần hậu cần của việc thu lại các CFL thải bỏ và chuyển tới nơi tái chế;

- Có hai thành viên khác thực hiện việc thu gom và vận chuyển CFL thải bỏ; - Các nhà thu gom và các nhà vận chuyển có mối liên kết với nhà sản xuất, nhập khẩu thông qua hỗ trợ cơ chế tài chính.

Ngƣời tiêu dùng

Ngƣời bán lẻ DN SX, NK

Cơ sở thu gom

79

Theo đó, mặc dù doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu không tham gia trực tiếp tới thu gom và vận chuyển CFL thải bỏ, họ vẫn có trách nhiệm cung cấp phƣơng tiện cần thiết để thực hiện các bƣớc này đạt tiêu chuẩn môi trƣờng. Hệ thống này nên áp dụng khi đã có sẵn mạng lƣới thu gom mạnh, nhƣng vẫn chƣa có phƣơng tiện vận chuyển đƣợc kiểm soát.

Hình 3.11. Hệ thống thu gom đƣợc hỗ trợ bởi nhà sản xuất

 Hệ thống phân phối đảo ngƣợc hoàn chỉnh

Theo mô hình này, trong đó nhà sản xuất có mối liên hệ trực tiếp với các khâu thu gom và vận chuyển. Đây có thể đƣợc xem là hệ thống thu gom đƣợc kiểm soát tốt nhất và các doanh nghiệp Việt Nam nên chọn hệ thống thu gom này.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Nhà nƣớc nên đơn giản hóa các thủ tục về điều kiện đƣợc vận chuyển CFL thải bỏ cho doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu CFL. Cụ thể là: Khi các doanh nghiệp này tham gia vào quá trình vận chuyển CFL thải bỏ sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ tối đa từ nhà nƣớc trong việc miễn giấy phép vận chuyển CTNH. Ngƣời tiêu dùng Nhà bán lẻ DN SX, NK Nhà thu gom Cơ sở tái chế Vận chuyển Thu gom

80

Hình 3.12. Hệ thống phân phối đảo ngƣợc hoàn chỉnh

b) Xây dựng Chương trình thu hồi CFL từ cơ quan Nhà nước có sử dụng nguồn ngân sách mua sắm công

Để hoạt động thu hồi CFL thải bỏ đạt hiệu quả, trƣớc hết cần thực hiện thu hồi CFL từ các cơ quan nhà nƣớc có sử dụng ngân sách mua sắm công. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất sẽ phối hợp với các cơ quan này trong việc thiết lập các điểm thu hồi ngay tại cơ quan nhà nƣớc, tổ chức vận chuyển sản phẩm thải bỏ đến các địa điểm tập trung và cơ sở xử lý.

c) Hỗ trợ về hạ tầng thu hồi từ hệ thống của nhà nước

Do hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt hiện nay đƣợc tổ chức rất rộng khắp, vì vậy chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực hiện thu hồi sản phẩm CFL thải bỏ. Chính quyền địa phƣơng có thể sản xuất các thùng thu hồi CFL đặt tại các khu tập trung rác thải sinh hoạt để ngƣời tiêu dùng đựng vật liệu thải bỏ. Sau đó, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sẽ tiến hành thu hồi CFL từ các thùng chứa này.

Ngƣời tiêu dùng

Nhà bán lẻ

DN SX NK

81 d) Cơ chế ưu đãi hỗ trợ

Nhƣ đã phân tích ở trên, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ sẽ đƣợc hƣởng các ƣu đãi theo quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện thu hồi sẽ đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế, đất đai, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ giá… đƣợc ƣu tiên tiêu thụ sản phẩm vật liệu thu đƣợc từ tái chế. e) Cơ chế hoàn trả đặt cọc

Cơ chế hoàn trả đặt cọc có tác dụng ràng buộc ngƣời tiêu dùng mang trả lại sản phẩm sau khi tiêu dùng. Cơ chế này, rất thành công đối với việc thu hồi vỏ chai bia. Tuy nhiên, việc thu hồi lại vỏ chai bia có đặc thù là sản phẩm thƣờng đƣợc sử dụng trong thời gian rất ngắn (có khi chỉ trong vòng 01 ngày) nên rất dễ dàng yêu cầu ngƣời tiêu dùng đặt cọc một khoản tiền, sau khi trả lại vỏ chai bia thì sẽ đƣợc lấy lại tiền đặt cọc. Trong khi đó, tiêu dùng sản phẩm CFL có thời gian dài, thậm chí đến 5 năm, vì vậy cần cân nhắc cơ chế này.

f) Cơ chế nội hóa giá thành

Cơ chế nội hóa giá thành đƣợc áp dụng ở rất nhiều nƣớc, theo đó doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mặt hàng thuộc diện phải thu hồi, xử lý sẽ cộng thêm chi phí thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ vào giá bán sản phẩm mới. Bản chất của cơ chế này là ngƣời tiêu dùng phải chịu chi phí thu hồi nhƣng chi phí này đã nội hóa vào trong giá thành sản phẩm. Cơ chế này đã gián tiếp chuyển trách nhiệm tài chính trong thu hồi từ doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu cho ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, khi đó giá bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng sẽ cao, dẫn đến sức mua sẽ giảm. Chính vì điều này, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu cần phải cân nhắc kỹ lƣỡng khi áp dụng. g) Cơ chế thu hồi có thưởng

Áp dụng cơ chế này chính là doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực hiện lồng ghép vào Chƣơng trình khuyến mại, điều này rất có ý nghĩa khi tạo động lực cho ngƣời tiêu dùng mang các sản phẩm CFL thải bỏ đến điểm thu hồi tại các cơ sở phân phối để đƣợc tặng thƣởng. Khi đó, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam trường hợp chất thải bóng đèn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)