ngắn hơn thời gian vay vốn, nhưng thực tế không ít trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc sắp hết hạn và khách hàng (bên bảo đảm) đã không phối hợp làm thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng như cam kết vào thời điểm vay vốn. Điều này đã làm cho một số ngân hàng gặp khó khăn, vướng mắc về tính pháp lý của tài sản đảm bảo khi thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc sắp hết hạn nhưng khách hàng vẫn chưa trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng, thậm chí đã phát sinh nợ quá hạn.
Kể từ ngày 01/7/2014 những khó khăn, vướng mắc này đã được tháo gỡ. Bởi: theo khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định: “Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này”; khoản 3 Điều 210 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
Để được vay vốn tại các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (gọi mại và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (gọi chung là các ngân hàng), hầu hết các khách hàng đều phải có tài sản để đảm bảo tiền vay và một trong những tài sản đảm bảo được sử dụng phổ biết nhất là quyền sử dụng đất của khách hàng hoặc của bên thứ ba.
Điểm mới trong việc nhận thế chấp
quyền sử dụng đấtcó thời hạn sử dụng có thời hạn sử dụng
ThS. VÕ THANH PHONG CHI NHÁNH NHPT VĨNH LONG
Nghiên cứu TRAO ĐỔI
xuất nông nghiệp đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, khi hết thời hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này. Thời hạn sử dụng đất được tính từ ngày 15/10/2013 đối với trường hợp hết hạn vào ngày 15/10/2013 theo quy định của Luật Đất đai năm 2003; tính từ ngày hết thời hạn giao đất đối với trường hợp hết hạn sau ngày 15/10/2013”; và theo khoản 2 Điều 74 Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy
định “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 và khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất”.
Như vậy, theo Luật Đất đai 2003 quy định đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối giao cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn sử dụng là 20 năm, nhưng theo Luật Đất đai 2013 quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là 50 năm và
theo Nghị định số 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 thì không bắt buộc phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất khi hết hạn sử dụng (chỉ điều chỉnh thời hạn khi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu) nên đối với trường hợp các ngân hàng nhận thế chấp là quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ngắn hơn thời gian cho vay vốn và khi thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc sắp hết nhưng khách hàng (bên bảo đảm) đã không phối hợp làm thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng thì tính pháp lý của hợp đồng thế chấp vẫn đảm bảo. Đây là điểm mới của Luật Đất đai 2013 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014 mà cán bộ nghiệp vụ ngân hàng cần quan tâm và cập nhật./.
Đặc biệt từ năm 2009
đến nay, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thì nhiệm vụ thu nợ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thu nợ vừa để bảo toàn vốn, tạo lập sự cân đối giữa nguồn vốn - sử dụng vốn, cân đối thu chi tài chính của hệ thống, vừa là nguồn lực lớn để NHPT thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Chính phủ giao.
Những năm qua, hầu hết các văn bản chỉ đạo điều hành của Tổng Giám đốc NHPT đều nhấn mạnh xử lý thu hồi nợ, giải quyết nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ then chốt nhất. Tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã chỉ rõ một trong các mục tiêu
cụ thể là “… quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của NHPT; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 - 2030 ở mức dưới 3%”.