Tìm hiểu PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu TC97 (Trang 42)

- Địa điểm thực hiện: Xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình.

Tìm hiểu PHÁP LUẬT

Một là, chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì chủ nợ, người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bắt đầu từ khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) không thực hiện nghĩa vụ thanh toán và sau khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, điểm khác biệt lớn so với quy định tại Điều 13, 14 Luật Phá sản 2004 đó là: thay vì quy định chung chung như “khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản…” thì Luật Phá sản 2014 đã quy định cụ thể thời điểm mà các chủ thể nêu trên có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đó là hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến

hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán và sau khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Đồng thời, nếu như trước đây người lao động muốn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông qua đại diện thì theo Luật mới, bản thân người lao động được quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. 

Ngoài việc quy định các thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên của liên hiệp HTX có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi HTX, liên hiệp HTX mất khả năng thanh toán có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Luật Phá sản 2014 còn quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định thay vì quy định là “khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Điều lệ Công ty; nếu Điều lệ Công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội cổ đông” như trước đây.

Hai là, thẩm quyền giải quyết phá sản của Toà án nhân dân

Trước đây, Luật Phá sản 2004 quy định Toà án nhân dân (TAND) cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó. Tuy nhiên, Luật Phá sản 2014 quy định TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN, HTX có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó. Như vậy, rõ ràng Luật mới đã mở rộng thẩm quyền giải quyết phá sản của Toà án nhân dân cấp huyện so với trước đây.

Ba là, thay đổi chế định “tổ quản lý, thanh lý tài sản” thành “quản tài viên”, “doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản”. Bổ sung phương án thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX mất khả năng thanh toán

Luật Phá sản 2004 quy định việc quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản do tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện được thành lập bởi quyết định của thẩm phán ban hành đồng thời với quyết định mở thủ tục phá sản. Thành phần của tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm “Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng; một cán bộ của Toà án; một đại diện chủ nợ; đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản; đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn nếu cần thiết”. Còn Luật Phá sản 2014 quy định về hoạt động của quản tài viên và

Một phần của tài liệu TC97 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)