2016 - 2019
Hoạt động đầu vào quan trọng, mang lại phần lớn nguồn vốn lớn cho ngân hàng hoạt động chính là nguồn vốn huy động. Quy mô nguồn vốn huy động cao
không những cho thấy chi nhánh có đủ vốn để thực hiện kinh doanh ở đầu ra mà còn phản ánh sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Trong giai đoạn nghiên cứu, quy mô vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên thể hiện ở biều đồ 2.1.
Biểu đồ 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng nguôn vốn huy động của Agribank CN Nam Đồng Nai
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Ngân hàng Agribank CN Nam Đồng Nai Nhìn vào biểu đồ cho thấy năm 2018, tổng vốn huy động của chi nhánh đạt 7158 tỷ đồng, tăng 2% so với năm trước. Đến năm 2019, nguồn vốn huy động chi nhánh tăng mạnh lên 8647 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2018. Đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động cao, bên cạnh lợi thế thương hiệu lâu đời, là ngân hàng 100% vốn Nhà nước, chi nhánh còn triển khai các chương trình khuyến mãi, gửi tiết kiệm tặng quà, quay số trúng thưởng cho khách hàng gửi tiết kiệm tại chi
nhánh. Đồng thời thực hiện tốt chăm sóc khách hàng nhằm tìm kiếm khách hàng mới và du trì khách hàng trung thành gửi tiền tại chi nhánh. Bên cạnh đó, Agribank – CN Nam Đồng Nai luôn phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm phát triển quỹ đất nhằm nắm bắt các công trình, dự án giải tỏa đền bù đối với hộ gia đình nằm trong vùng quy hoạch để vận đồng gửi tiền nhằm tăng trưởng số dư nguồn vốn huy động. Điều này tạo điều kiện về vốn quan trọng để chi nhánh phát triển kinh doanh, tăng lợi nhuận.
Hoạt động tín dung của chi nhánh cũng tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2017 - 2019.
Biểu đồ 2.2: Quy mô hoạt động tín dung của Agribank CN Nam Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2019
Nguồn: Báo cáo hoat động của Agribank CN Nam Đồng Nai Biểu đồ 2.2 cho thấy dư nợ của chi nhánh đạt 1558 tỷ đồng năm 2018, tăng 20% so với năm 2016 và tiếp tục tăng lên 44% vào năm 2019 với giá trị tương ứng là 2250 tỷ đồng. Nguyên nhân quy mô dư nợ tin dụng của chi nhánh tăng lên là do
chi nhánh đã có những biện pháp marketing hiệu quả đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là các cá nhân và DN vay sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với SME. Điều này không chỉ phù hợp với định hướng của Chính phủ mà còn phù hợp với thực trạng khuyến khích hỗ trợ phát triển khu vực SME của địa phương.
Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của chi nhánh chưa thực sự tốt khi tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn giới hạn cho phép, đặc biệt năm 2018 tăng mạnh từ 1.07% lên đến 8.02%, mặc dù năm 2019 giảm nhẹ xuống còn 5.16% nhưng vẫn cao hơn mức cho phép 5% (biểu đồ 2.3). Nếu tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh ở mức cao thì nợ xấu lại ở mức khá thấp khi lần lượt đạt 0.31%, 0.14% và 0.1% trong giai đoạn nghiên cứu, thấp hơn nhiều so với mức 3% theo quy định. Những số liệu này cho thấy phần lớn nợ quá hạn của chi nhánh tập trung vào nợ nhóm 2 - vẫn còn có khả năng thu hồi tương đối so với nợ xấu. Do đó, chi nhánh cần tiếp tục quán triệt chủ trương kiểm soát rủi ro, tập trung xử lý các khoản nợ quá hạn nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của chi nhánh.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của Agribank CN Nam Đồng Nai
Hiệu quả hoạt động của Agribank CN Nam Đồng Nai không ngừng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu thể hiện qua thu nhập, lợi nhuận trước thuế luôn tăng trong giai đoạn nghiên cứu, thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thu nhập và lợi nhuận của Agribank CN Nam Đồng Nai
ĐVT tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng 2018/2017 2019/2018 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Thu nhập từ lãi 230 277 410 47 20% 133 48%
Thu nhập phi lãi 6 7.7 10.6 1.7 28% 2.9 38%
Tổng thu nhập 236 284.7 420.6 48.7 21% 135.9 48%
Tổng chi phí 187 224 331 37 20% 107 48%
Chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng 4.6 4.3 3.1 -0.3 -7% -1.2 -28%
Lợi nhuận trước
thuế 44.4 56.4 86.5 12 27% 30.1 53%
Nguồn: Ngân hàng Agribank CN Nam Đồng Nai Năm 2018 chi nhánh đã thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng nên thu nhập từ lãi của chi nhánh đạt 277 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước và vượt 3% so với kế hoạch đề ra. Thu nhập phi lãi của chi nhánh đạt 7.7 tỷ đồng, tăng 1.7 tỷ đồng, tương ứng 28% so với năm trước. Điều này làm cho tổng thu nhập của chi nhánh năm 2018 tăng 21%, đạt 284.7 tỷ đồng. Thu nhập gia tăng cũng kéo theo chi phí tăng lên với tổng chi phí tăng 20%, đạt 244 tỷ đồng. Nguyên nhân chi phí tăng là do tăng
lương nhân viên và thực hiện chi phí quảng cáo, bán hàng. Đặc biệt, chi phí trích laapjd ự phòng rủi ro giảm nhẹ đã làm cho thu nhập trước thuế của chi nhánh tăng lên, từ 44.4 tỷ đồng tăng lên 56.4 tỷ đồng trong năm 2018, tương ứng tăng lên với tỷ lệ 27%. Đà tăng thu nhập và lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tiếp tục tăng mạnh trong năm 2019. Cụ thể, tổng thu nhập tăng trưởng ấn tượng đạt 420,6 tỷ đồng tăng 135,9 tỷ đồng, tương ứng 48% so với năm 2018. Trong đó, thu nhập từ lãi tăng 133 tỷ đồng và thu nhập phi lãi tăng 2.9 tỷ đồng. Không chỉ do mở rộng quy mô tín dụng nhằm gia tăng thu nhập lãi, chi nhánh còn chú trọng đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, từ đó gia tăng nguồn thu phi lãi. Tổng chi phí hoạt động có xu hướng tăng bằng với mức tăng của thu nhập, nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tiếp tục giảm là nguyên nhân làm cho thu nhập trước thuế tiếp tục tăng lên 53% so với năm trước, đạt 30,1 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh này cho thấy ngân hàng đang ngày càng phát triển với hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Trong đó, hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trò tạo ra nguồn thu nhập chính khi nguồn thu từ lãi vẫn là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao nhất. Song song với mở rộng tín dụng, việc kiểm soát chất lượng tín dụng có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả của chi nhánh.