4. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp nghiên cứu khoa học thu nhận thông tin qua hỏi - trả lời giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm. Trong đó, người phỏng vấn nêu lên các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra.
Các đối tượng và hình thức phỏng vấn như:
+ Đối với cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện, công chức địa chính xã sử dụng hình thức phỏng vấn định tính nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề như: Những Quyết định, quy định, văn bản của huyện Nậm Nhùn về chính sách GĐGR được ban hành; thời gian thực hiện chính sách từ khi nào; tỉnh hình thực hiện vànhững khó khăn, bất cập khi thực hiện tại địa phương ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại của chính sách. Số lượng phỏng vấn: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Nậm Nhùn 03 người, công chức địa chính xã 04 người. Đặc biệt, phỏng vấn sâu đối với các công chức địa chính xã để tìm hiểu kỹ về tình hình thực hiện của từng xã, những kết quả nổi bật của chính sách GĐGR tác động đến kinh tế, xã hội, quốc phòng
- an ninh và môi trường.
+ Đối với hộ gia đình sử dụng phỏng vấn bằng bảng hỏi là cách phỏng vấn trực tiếp, trực diện giữa người phỏng vấn và người trả lời. Chuẩn bị các phiếu phỏng vấn và phân phát phiếu phỏng vấn đến khu vực nghiên cứu theo số lượng đã định sẵn, hướng dẫn đối tượng phỏng vấn trả lời các câu trả lời; ghi chép các ý kiến của người được phỏng vấn về những vấn đề có liên quan với nội dung nghiên cứu để về xử lý, phân tích dữ liệu. Nội dung bảng hỏi được xây
dựng dựa trên thông tin tình hình thực hiện chính sách GĐGR tại địa phương như diện tích được giao khoán, chất lượng rừng, thay đổi về thu nhập của gia đình, đời sống văn hóa, tỉnh thần và môi trường nơi sinh sống (đất, nước, không khí…); những khó khăn sau khi được GĐGR, nguyện vọng,…. Phỏng vấn linh hoạt tùy vào tình huống khi phỏng vấn để đặt câu hỏi phỏng vấn phù hợp với hoàn cảnh cũng như trình độ của từng đối tượng (do vùng có nhiều dân tộc thiểu số sẽ khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn). Trước khi phỏng vấn liên hệ trước với trưởng bản, sau đó tiến hành phỏng vấn từng hộ gia đình được giao rừng. Tổng số hộ 50 hộ được phỏng vấn của 4 xã Nậm Nhùn, Mường Mô, Pú Đao, Nậm Ban.