4. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Tác động đến kinh tế
Để đánh giá những tác động của các chính sách lâm nghiệp đến kinh tế - xã hội, nghiên cứu tập trung vào xem xét sự thay đổi của một số yếu tố như kinh tế lâm nghiệp, các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, kiến thức trong khai thác và quản lý rừng, văn hóa địa phương.
* Phát triển kinh tế hộ gia đình từ hoạt động lâm nghiệp
GĐGR đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cộng đồng tham gia vào công tác quản lý rừng và làm chủ các khu rừng, được hưởng lợi từ rừng, góp phần cải thiện sinh kế, giúp cho người dân xóa đói giảm nghèo:
Huyện Nậm Nhùn có diện tích đất lâm nghiệp lớn, hàng năm nhận được sự hỗ trợ về khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng phòng hộ, dịch vụ môi trường rừng thuận lợi cho huyện cho ổn định đời sống dân; phát triển kinh tế từ rừng, phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (thảo quả, cao su và một số cây
công nghiệp khác). Trong 4 năm (từ 2016 đến 2019), toàn huyện đã trồng được
1.107,35 ha rừng, trong đó, rừng thay thế là 544,38 ha. Một số đề án phát triển cây lâm nghiêp trên diện tích đất rừng đã được giao, khoán đã mang lại hiểu quả kinh tế đáng chú ý.
- Đề án phát triển cây quế: 397,28 ha. Cây quế mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với các cây trồng khác vì có thể tận dụng hết các sản phẩm từ vỏ quế, lá, cành, gỗ. Cây quế từ 3 đến 5 tuổi có thể cắt tỉa những cây nhỏ, nơi có mật độ dày, cành lá để chiết xuất tinh dầu. Đặc biệt, vỏ quế bán ra thị trường rất cao, năm 2020 với giá 24.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do cây quế có chu kỳ thu hoạch dài nên đa phần người dân không dám đầu tư trồng quế mà tập trung trồng cây keo và các loại cây lâm nghiệp ngắn ngày để nhanh có thu nhập.
- Đề án phát triển cây mắc ca: 165,69 ha (Trong đó doanh nghiệp trồng 409,6 ha; hộ gia đình trồng 698,35 ha). Cây mắc ca là loại cây chịu khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ. Sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm. Mắc ca có
thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau: từ đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan hoặc các loại đất có nguồn gốc núi lửa, đất có lẫn đá ong đến đất sét nặng. Độ pH tối ưu trong đất khoảng 5,5 đến 6,5.
Mắc ca là loài cây mới được đưa vào gây trồng tại Nậm Nhùn với quy mô thử nghiệm, bước đầu cho thấy cây mắc ca có thể sinh trưởng phát triển được ở một số vùng sinh thái của vùng, đặc biệt là những vùng có khí hậu lạnh. Sau 9 năm trồng, cây mắc ca đã cho năng suất từ 7-9 kg hạt/cây với một số giống, cá biệt có những cây cho năng suất hơn 10kg/cây/năm.
Ảnh 3.2. Hình ảnh rừng trồng cây quế Ảnh 3.3. Hình ảnh về cây mắc ca
Thu nhập của các hộ dân tăng lên, vì sau khi nhận đất sản xuất ổn định lâu dài người dân đã thực sự an tâm đầu tư vốn khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp. Trước đây người dân chỉ trông chờ vào sản phẩm dư thừa hoặc sản phẩm trong vườn mang đi bán để tích lũy thêm thu nhập.
Kết quả điều tra 100 hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn cho thấy: Năm 2013 có 29 hộ gia đình, cá nhân có ti vi đến năm 2020 có 95 hộ gia đình, cá nhân có ti vi (tỷ lệ đạt 327,59% so với năm 2013). Đối với nhà mái ngói năm 2013 có 18 nhà mái ngói, đến năm 2020 có 83 nhà mái ngói.
Nhìn chung, mức thu nhập của hộ gia đình, cá nhân tăng lên. Đây chính là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ cải thiện của đời sống của hộ gia đình, do việc áp dụng chính sách mới trong sử dụng đất sản xuất. Chính sách
giao đất, giao rừng đã thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện mức sống của nhiều hộ gia đình. Số hộ gia đình có tài sản tích luỹ và tốc độ mua sắm các dụng cụ trong gia đình tăng lên. Điều này phản ánh tốc độ tích lũy của hộ gia đình.
Thực hiện chính sách chi trả DVMTR làm cho người dân được hưởng lợi từ rừng, ngày càng gắn bó với rừng hơn cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Giai đoạn 2013-2015 tổng số kinh phí chi trả DVMTR chi trực tiếp cho hộ nhân dân tham gia bảo vệ rừng là 73.404 triệu đồng; trung bình 5,8 triệu đồng/hộ/năm. Năm 2015 có 4.211/5.277 hộ bằng 81,7% số hộ trên toàn huyện được hưởng lợi từ nguồn DVMTR; bản Nậm Pì, xã Pú Đao được hưởng lợi cao nhất: 19,1 triệu đồng/hộ/năm. Pa Cheo 15,6; Nậm Nghẹ 13,7; Nậm Cười 14,0; Nậm Tảng 12,4; Nậm Xẻ 18,6; Táng Ngá 17,3; Huổi Đanh 15,9; Nậm Pồ 16,9....Chi trả DVMTR đã làm tăng thu nhập của nhân dân, góp phần rất tích cực vào xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân; nhiều hộ nông dân đã mua lương thực dự trữ lúc giáp hạt, mua sắm được những vật dụng, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; tích luỹ cho con em ăn học ở các trường chuyên nghiệp. Thu nhập bình quân 2,6 triệu đồng/năm.
Từ nguồn kinh phí DVMTR huyện đã triển khai một số dự án phát triển nông nghiệp: Dự án trồng nhãn, các loại cây ăn quả tại Mường Mô, Lê Lợi. Thông qua các dự án này giúp người dân có thêm các sinh kế ổn định lâu dài nhằm giảm các nguy cơ xâm hại đối với rừng.
Sau 07 năm tách huyện tỷ lệ giảm nghèo của huyện Nậm Nhùn từ 48,3% năm 2013 giảm xuống còn 19,53% năm 2020. Kết quả bảo vệ, phát triển rừng gắn với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong 07 năm qua đã góp phần tích cực vào việc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Thu nhập của người dân tăng lên có tác động rất tích cực vào hoàn thành các tiêu chí: thu nhập, giáo dục, y tế, môi trường ... trong xây dựng nông thôn mới, điển hình là các bản thuộc xã Pú Đao.
Ảnh 3.4. Cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nậm Nhùn kiểm tra chất lượng cây giống phục vụ công tác trồng rừng
Ảnh 3.5. Chị Sùng Thị Xá, bản Hồng Ngài, xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn được cán bộ nông nghiệp truyền đạt kỹ thuật trồng sa nhân dưới tán lá rừng
Tiếp cận đất đai của các hộ: Các hộ được giao đất và tiếp cận được với nguồn vốn sẽ có cơ hội đầu tư vào phát triển rừng trồng sản xuất, có tiềm năng trong việc nâng cao thu nhập và góp phần cải thiện sinh kế. GĐGR đã giúp công nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản (rừng) hợp pháp của các hộ trên đất nương rẫy cũ của các hộ. Việc công nhận quyền hợp pháp và lâu dài cho đất nương rẫy đã tạo tâm lý ổn định cho hộ, tạo động lực cho hộ đặc biệt là các hộ kinh tế khá huy động nguồn lực thực hiện đầu tư trồng cây công nghiệp và trồng
rừng trên đất nương rẫy cũ của mình. Nhiều hộ gia đình đã thuận lợi trong thực hiện quyền chuyển đổi, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn đầu tư phát triển rừng và phát triển sản xuất trên đất rừng.
Hiện nay trên địa bàn huyện Nậm Nhùn đã trồng 189,91ha diện tích cây mắc ca, cuối năm 2018, dự án trồng Mắc ca được triển khai tại huyện Nậm Nhùn, do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện thực hiện tại bản Táng Ngá, xã Nậm Chà với gần 50 hộ tham gia, tổng diện tích 19,97 ha. Sau khi tuyên truyền về lợi ích dự án mang lại, bà con trong bản đồng tình chuyển đổi các diện tích bị bỏ hoang sang trồng Mắc ca. Người dân được hỗ trợ 20 triệu đồng/ha mua cây giống, vật tư nông nghiệp phục vụ chăm sóc. Đến nay, tỷ lệ cây sống đạt 98%, cây cao hơn 1m; sau 5-7 năm cây bắt đầu cho thu hoạch sẽ góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm, phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ môi trường.
Hộp 3.2. Đánh giá của người dân sau khi được giao đất, giao rừng
Trước đây, cả quả đồi của gia đình tôi chỉ trồng sắn để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm mà thu nhập không đáng là mấy. Năm 2018, khi có chủ trương của huyện đưa cây Mắc ca vào bản để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, gia đình tôi đăng ký chuyển đổi trồng 1.000m2. Ngoài việc cán bộ huyện, xã hướng dẫn kỹ thuật, hàng tuần tôi đều lên đồi kiểm tra, chăm sóc. Sau hơn 1 năm, đến nay cây Mắc ca thích nghi, phát triển tốt, trung bình cao hơn 1m.
Phỏng vấn anh Lò Văn Tuyến, bản Táng Ngá, xã Nậm Chà
Ngoài ra, huyện cũng dần hình thành như vùng sản xuất lúa hàng hóa, quế, mắc ca, cây cao su, cây ăn quả... toàn huyện có 2.012 ha cây cao su; 445 ha cây ăn quả trong đó 288 ha xoài. Người dân tiếp cận đất đai thuận lợi, bước đầu đã mang lại hiệu quả, góp phần tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Khi kinh tế lâm nghiệp phát triển cũng kéo theo sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và dịch vụ. Sau khi được GĐGR, người dân đã hạn chế canh tác trên nương rẫy và bắt đầu chuyển sang canh tác trên ruộng. Các hoạt động trao đổi buôn bán tạo sự giao lưu trao đổi kinh tế ở địa phương với các khu vực bên
ngoài, đường giao thông được đầu tư mở rộng. Kể từ đó đường giao thông đi lại thuận lợi, rút ngắn thời gian đi lại giúp việc giao lưu trao đổi kinh tế với các vùng lân cận diễn ra nhanh hơn, kéo theo sự lưu thông các mặt hàng nông sản, gia súc, gia cầm và giá cả có phần nhỉnh hơn trước. Về dịch vụ, do phát triển kinh tế lâm nghiệp và các dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, đời sống của người dân khá giả ấm no hơn trước nên nhu cầu dịch vụ tăng.
Ngoài ra, phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng, sinh thái cũng được người dân quan tâm: Tại bản Huổi Chát (xã Nậm Manh) là một trong những bản đầu tiên của huyện Nậm Nhùn xây dựng mô hình bản du lịch cộng đồng. Bảo vệ tốt diện tích rừng được giao hàng năm đem về cho các hộ trong bản hơn 2 tỷ đồng tiền chi trả DVMTR (trung bình mỗi hộ được nhận gần 20 triệu đồng). Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới gắn với hình thành bản du lịch cộng đồng, các hộ đóng góp hàng trăm triệu đồng từ tiền chi trả DVMTR xây dựng, kiến thiết bản. Từ năm 2018 đến nay, từ tiền chi trả DVMTR, bà con đóng góp hơn 113 triệu đồng đầu tư xây dựng 3 sân chơi chung cho bản với tổng diện tích 7.800m2; lắp 42 đèn đường trên các tuyến đường nội, ngõ bản; mua giống hoa về trồng; hỗ trợ 9 hộ xây dựng chòi dừng chân ngắm cảnh trong khu vực bản và trang bị thùng đựng rác cho các hộ gia đình…; thành lập quỹ chung để chi trả tiền điện đường hàng tháng và tu sửa các hạng mục bị hư hỏng.
- Phát triển cơ sở hạ tầng
Là huyện miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Nằm ở cách xa các trung tâm tỉnh (cách thành phố Lai Châu 130 km), xa các trung tâm kinh tế lớn,… trong khi cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, giao thông phát triển chậm, chưa đồng bộ là thách thức, khó khan của huyện trong thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, tiếp cận thị trường có sức tiêu thụ lớn.
Giao thông kết nối giữa huyện Nậm Nhùn với các trung tâm kinh tế của Vùng trung du miền núi phía Bắc, thủ đô Hà Nội và cả nước không thuận lợi.
Tuy nhiên, những năm gần đây từ những lỗ lực thực hiện quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô vừa và lớn, các đề án
phát triển cây lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao như quế, mắc ca,...trên tất cả địa bàn huyện được khuyên khích nhân rộng, người dân được hưởng những thành quả từ rừng, nhu cầu tiêu thụ những lâm sản thu hoạch được đã thúc đẩy giao thương giữa các vùng sản xuất do đó giao thông nông thôn được nối liền, giao thương thuận tiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết được vấn đề lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nhờ vậy đời sống người dân ổn định chất lượng cuộc sống được nâng lên kéo theo các hạ tầng điện, trường, trạm cũng ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần: Hiện nay 11/11 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia; 100% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao hơn, đến năm học 2019 - 2020, toàn huyện có gần 10.000 học sinh (tăng gấp đôi so với năm 2012 khi mới tách tỉnh); trang thiết bị y tế tại Bệnh viện huyện và các trạm y tế được đầu tư, bổ sung thường xuyên và cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh thiết yếu của người dân. Với sự đầu tư và định hướng của huyện, nhân dân các xã, bản đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp sạch và lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Ảnh 3.6. Đường bê tông trong các bản tại xã Mường Mô
Từ khi thực hiện chính sách GĐGR thì đã có tác động đến kiến thức của người dân trong khai thác và quản lý rừng. Trong khai thác, người dân đã không còn khai thác bừa bãi như trước kia nữa, khai thác có tính về lâu dài và bền
vững. Người dân được làm chủ đất rừng nên đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Trong quản lý rừng, tuân thủ theo đúng luận quy định mà Nhà nước đưa ra về bảo vệ rừng, tích cực tuần tra rừng và tố giác các hành vi khai thác rừng. Do người dân được làm chủ rừng, theo quy định được hưởng lợi một phần từ rừng mình được giao khoán bảo vệ như lấy củi từ hoạt động tỉa thưa, phát cây khô, được chi trả phí bảo vệ rừng. Nên tình trạng chặt phá rừng đã giảm đi rõ rệt.
Ảnh 3.7. Cán bộ xã Mường Mô hướng dẫn chị Lý Thị Sa cách chăm sóc rừng quế được nhà nước hỗ trợ cây giống giúp xóa đói giảm nghèo bền vững 3.2.3. Tác động đến xã hội
Giải quyết việc làm nâng cao đời sống của người dân sống nằng nghề rừng, góp phần giảm nghèo: Những năm trước trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế, công việc thu hoạch nông sản thì phải đến thời vụ do đó thời gian rảnh rỗi rất nhiều nên thường xuyên tụ tập rượu chè, nảy sinh mâu thuẫn và dẫn đến con đường tệ nạn xã hội. Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở thành một nhiệm vụ quan trọng để ổn định an ninh chính trị, đặc biệt vùng biên giới. Chính sách GĐGR đã giải quyết được phần nào việc làm cho lao động trên địa bàn huyện biên giới Nậm Nhùn. Ngay từ đầu năm 2020, huyện Nậm Nhùn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn và các tổ chức đoàn thể huyện
(Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện…) phối hợp với UBND các xã, thị trấn vận động hội viên và Nhân dân tham gia đào tạo nghề, tiến hành rà soát nhu cầu học nghề tại địa phương gắn với nhu cầu thực tiễn và quy hoạch phát triển kinh tế vùng. Kết quả, huyện Nậm Nhùn đã tổ chức 13 lớp đào tạo nghề cho 400 học viên. Tập trung vào các nghề: trồng lúa năng suất cao tại xã Hua Bum; trồng cây sa nhân tím tại xã Nậm Hàng, Nậm Manh; trồng cây ăn quả tại xã Nậm Manh