Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TẠI HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU (Trang 84 - 88)

4. Cấu trúc của luận văn

3.4.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Huyện cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về tình hình thực hiện chính sách GĐGR trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích, để đất hoang hóa cần được kiên quyết xử lý triệt để.

Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu sau:

Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho người sử dụng đất.

Đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển KT-XH và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Đề tài nghiên cứu việc tổ chức thực thi chính sách GĐGR tại huyện Nậm Nhùn để có những đánh giá kết quả thực hiện chính sách GĐGR và những tác động do việc thực hiện chính sách này mang lại. Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp thích hợp giúp nâng cao đời sống của người dân và góp phần phát triển bền vững tài nguyên rừng tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tiếp theo. Đề tài nghiên cứu đã đạt được những kết quả chính sau:

Thứ nhất, chính sách GĐGR có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội:

Làm tăng thu nhập của nhân dân, góp phần rất tích cực vào xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân. Các dự án trồng rừng được đầu tư trên địa bàn huyện đã giúp người dân có thêm các sinh kế ổn định lâu dài nhằm giảm các nguy cơ xâm hại đối với rừng. Các quyền lợi về sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (rừng) được đảm bảo hợp pháp đúng quy định tạo tâm lý ổn định cho hộ, tạo động lực cho hộ đặc biệt là các hộ kinh tế khá huy động nguồn lực thực hiện đầu tư trồng cây công nghiệp và trồng rừng trên đất nương rẫy cũ của mình. Ngoài kinh tế lâm nghiệp thì các ngành kinh tế khác cũng được nâng lên như sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch...tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư đến với huyện Nậm Nhùn.

Thứ hai, chính sách GĐGR có tác động tích cực đến môi trường tự nhiên.

Chính sách đã góp phần đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống, đối núi trọc sang trồng rừng góp phần nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn. Bên cạnh đó, diện tích khoanh nuôi tái sinh phát triển tốt nên diện tích rừng trên địa bàn huyện được tăng lên, chất lượng rừng ngày càng cải thiện, tỷ lệ độ che phủ rừng tăng lên đáng kể 55,17% năm 2020 tăng 12,63% so với năm 2013. Chính sách GĐGR được thực hiện tốt do đó môi trường không khí của huyện Nậm Nhùn luôn mát mẻ, trong lành hơn trước. Nguồn nước sinh hoạt phong phú, dồi dào hơn do cây cối phát triển giúp giữ nước, giảm sự bốc hơi nước của đất và điều hòa nước tại các con sông, thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, chính sách GĐGR có tác động tích cực đến xã hội, quốc phòng -

an ninh. Người dân được làm chủ đất rừng nên đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Chính sách GĐGR cũng có tác động đến văn hóa, các phong tục tập quán của người dân địa phương; nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với các khu Bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hóa đồng bào các dân tộc. Quốc phòng, an ninh được ổn định, trật tự xã hội được giữ gìn.

Thứ tư, từ việc đưa ra những đánh giá chung về tác động của chính sách

GĐGR tại huyện Nậm Nhùn đã chỉ ra được những yêu tố ảnh hưởng đén quá trình thực hiện chính sách để có định hướng phát triển phù hợp và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Kiến nghị

Sau khi nghiên cứu việc tổ chức thực thi chính sách GĐGR tại huyện Nậm Nhùn, đề tài có một số kiến nghị sau:

Rà soát công khai, minh mạch quỹ đất lâm nghiệp, diện tích rừng đối với Ban quản lý rừng, Công ty lâm nghiệp, các loại rừng gắn với tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc để có cơ sở giải quyết những tồn tại, vướng mắc trên thực tế, xác định chủ quản lý thực sự và tạo quỹ đất rừng để giao cho các hộ và cộng đồng quản lý. Xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để tiếp tục thực hiện công tác GĐGR trên địa bàn quản lý.

Xây dựng kế hoạch thực hiện, bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương và trung ương và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm để thực hiện công tác GĐGR.

Đẩy mạnh triển khai các chương trình, dự án trồng rừng và phát rừng trên địa bàn nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc làm tăng độ che phủ rừng. Nghiên cứu các giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và phát triển lâu dài nhằm thức đẩy kinh tế nông lâm nghiệp giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Nghĩa Biên và các cộng sự (2005). Đánh giá tình hình thực hiện

Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hưởng lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn. Hà Nội.

[2]. Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị (2014). Báo cáo Giao đất giao rừng trong

bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao. Tropenbos International Viet Nam, Huế, Việt Nam.

[3]. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007) Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai. Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên .

[4]. Trần Ngọc Thanh (2001) Sự tham gia trong tiến trình quy hoạch sử dụng

đất, giao đất, giao rừng và quản lý rừng ở Đăk Phôi, Huyện Lắc, Tỉnh Đắc Lắc. Luận văn thạc sỹ, đại học Nông nghiệp I.

[5]. Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự (2000) Một số Vấn đề Giao đất Lâm

nghiệp cho các Hộ Nông dân Người Sán Dìu, Bản Trại Công, Xã Đông Hưng, Lục Nam, Bắc Thái. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Nông nghiệp I.

[6]. Khương Bá Tuấn (1998). Các giải pháp khuyến khích chủ rừng trồng

rừng sau khi giao đất lâm nghiệp tại Thanh Hoá. Đề tài cấp Sở thuộc Sở

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá.

[7]. Trần Thị Tuyết, Lê Thu Quỳnh, Nguyễn Thị Loan (2020) Giao đất, giao

rừng: Công cụ quản lý rừng bền vững . Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân

văn, số 1, trang 187-196.

[8]. UBND huyện Nậm Nhùn (2016). Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm

2016 huyện Nậm Nhùn.

[9]. UBND huyện Nậm Nhùn (2017) Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện

chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2006-2016.

[10]. UBND huyện Nậm Nhùn (2020) Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2020

huyện Nậm Nhùn.

[11]. UBND tỉnh Lai Châu (2005). Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện chính

sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh.

[12]. UBND tỉnh Lai Châu (2020). Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện chính

sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh.

[13]. Nguyễn Thị Mỹ Vân (2014). Chính sách Giao đất giao rừng và sinh kế

bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sỹ, đại học Kinh tế Huế.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TẠI HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w