4. Cấu trúc của luận văn
3.4.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách GĐGR của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới, đào tạo bổ túc; nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ đang công tác trong ngành TN&MT. Những giải pháp chính của chương trình như trên bao gồm:
Tiếp tục tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác trong lĩnh vực TN&MT từ cấp huyện đến cấp xã. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể về các cấp đào tạo, trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, bổ sung đủ nhân sự có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để khắc phục tình trạng quá tải trong qúa trình giải quyết hồ sơ GĐGR. Đồng thời, ổn định lực lượng cán bộ địa chính cấp xã, để tăng tính chuyên nghiệp, hạn chế tình trạng biến động lớn như hiện nay. Tăng cường công tác đào tạo qua việc mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về công tác quy hoạch, kế hoạch SDĐ và nghiệp vụ về quản lý đất đai - môi trường theo phương thức hợp nhất liên ngành cho cán bộ công chức làm công tác quy hoạch, kế hoạch và mời các đơn vị tư vấn trực thuộc có nhu cầu đào tạo tham dự.
Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn cho các cơ quan, cán bộ quản lý và kỹ thuật để từng bước tổ chức, giám sát và thực hiện phương án GĐGR, cho thuê rừng. Tập huấn, huấn luyện kỹ thuật, khuyến lâm, nghiệp vụ bảo vệ rừng và các nội dung liên quan cho các lực lượng chuyên ngành, chủ rừng và các tổ đội quần chúng BVR. Ưu tiên đào tạo, huấn luyện các lực lượng tại địa phương và cơ sở, gắn việc đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.