4. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Tác động đến môi trường
Từ kết quả của việc GĐGR đã góp phần phục hồi và duy trì vai trò, chức năng đa dạng sinh học của các loại rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng của huyện, góp
phần giữ các nguồn sinh thủy, chống xói mòn, bảo vệ đất, góp phần cải thiện môi trường, giúp giảm bớt thiên tai, hạn hán, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan; không những vậy nó còn khuyến khích người dân tham gia tích cực trong công tác khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc rừng; tình trạng phá rừng, khai thác rừng, lâm sản trái phép, đốt nương làm rẫy gây cháy rừng đã cơ bản giảm, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống, đối núi trọc sang trồng rừng góp phần nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn.
Từ khi được giao đất, giao rừng thì quỹ đất nông lâm nghiệp của từng xã đã được xác định, các địa phương đã từng bước hình thành các khu rừng phòng hộ, khu rừng sản xuất. Huyện đã xây dựng tổng quan phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 trong đó có nội dung quan trọng về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đã xác định được cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp hoặc lâm - nông nghiệp hợp lý, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực và tiểu khu vực đảm bảo vừa phát triển sản xuất vừa bảo vệ tốt nhất tài nguyên rừng hiện có.
Hộp 3.1. Vận động người dân bảo vệ rừng
Được xã giao quản lý, bảo vệ rừng, bản vận động người dân trong bản ký cam kết bảo vệ rừng, không đốt rừng làm nương rẫy. Đồng thời, huy động mỗi hộ trong bản có ít nhất 1 thành viên tham gia tổ bảo vệ rừng của bản để tham gia tuần tra, bảo vệ rừng
(Ông Tào A Quân - Trưởng bản Nậm Ô xã Nậm Ban) Trong những năm qua, từ lợi ích mang lại của việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR và tăng cường hoạt động tuyên truyền vận động, giáo dục thuyết phục, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, tổ chức người dân thực hiện việc bảo vệ rừng, chi trả tiền đảm bảo quyền lợi cho người dân trên địa bàn huyện Nậm Nhùn đã tạo những chuyển biến sâu sắc, ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng nhận khoán đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao rõ rệt: Tình trạng xâm lấn rừng, chặt phá rừng làm nương rẫy được kiểm soát và dần được đẩy lùi, số vụ vi phạm về cháy rừng có xu hướng
giảm: Mùa khô 2013 - 2014 có 47 vụ, mùa khô năm 2019 - 2020 giảm còn 05 vụ. Rõ nét nhất là ở bản Nậm Sập, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, là bản người dân tộc Mảng có 19 hộ dân, trước khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, toàn bộ rừng phòng hộ thuộc khu vực bản này đều bị cháy trụi hết do người Mảng đốt rừng làm nương. Từ năm 2014 đến nay, sau khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng người dân được hưởng lợi đối với phần diện tích rừng đã được giao, khoán, kết hợp với cán bộ kiểm lâm tích cực tuyên truyền và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, người Mảng đã không đốt rừng làm nương nữa. Vào năm 2019, bản Nậm Sập đã tăng lên 22 hộ dân, rừng đã được phủ xanh, nguồn nước trở lại, cảnh sắc thay đổi theo hướng tích cực.
Nậm Nhùn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh, địa hình chia cắt sâu, đồi núi cao, tỷ lệ cát lớn, đất xốp, dễ bị rửa trôi khi mưa lớn kéo dài gây xói mòn đất tạo nhiều điểm sung yếu do đó nguy cơ sụt lún và sạt lở, lũ ống và lũ quét cao tập trung chủ yếu tại các xã Hua Bum, Nậm Ban, Trung Chải và Nậm Pì gây thiệt hai không nhỏ về tài sản của nhân dân đặc biệt là tình trạng tắc nghẽn giao thông ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giao thương của người dân các xã Nậm Manh, Nậm Chà, Mường Mô, hư hỏng nhà dân tại xã Nậm Pì, thị trấn Nậm Nhùn,...
Ảnh 3.1. Ông Tào A Quân cùng nhân dân bản Nậm Ô (xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn) phát dọn thực bì phòng cháy rừng
Theo kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Lai Châu năm 2019 thì huyện Nậm Nhùn 114.343 ha diện tích đất bị thoái hóa, trong đó: thoái hóa nhẹ 46.573 ha, thoái hóa trung bình 47.573 ha, thoái hóa nặng 20.198 ha (UBND tỉnh Lai Châu, 2019).
Một trong những chính sách quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng trên của tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Nậm Nhùn nói riêng là tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu tiên đảm bảo quỹ đất cho các dự án trồng mới rừng nhằm tăng nhanh độ che phủ rừng để hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, giảm thiểu quá trình thoái hóa đất; khuyến khích khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào trồng và khoanh nuôi, phục hồi rừng.
Qua kết quả trên cho thấy tác dụng tích cực của công tác giao đất, giao rừng tới hộ gia đình. Các hộ gia đình đã chủ động nhận một phần đất chưa sử dụng để cải tạo thành đất sử dụng, cải tạo thành đất sản xuất nông nghiệp nhờ đó mà diện tích đất nông nghiệp tăng lên, tạo thêm được sản phẩm lương thực, hàng hoá cho xã hội, mức độ che phủ rừng cũng tăng lên nhanh. Các hộ gia đình coi đây là tài sản quý giá của gia đình họ, vì vậy mà đất đai đã được chăm sóc màu mỡ dần, màu xanh của rừng đã trở lại trên nhiều diện tích đồi núi trọc.
Sau khi giao đất, giao rừng đã làm giảm đáng kể hiện tượng lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nương rẫy trồng cây nông nghiệp hành năm như trồng sắn, ngô….; người dân đã đầu tư thâm canh trên đất được giao để bù lại phần lương thực mà trước kia họ làm rẫy mang lại. Nạn cháy rừng vào mùa khô và phát rừng làm rẫy giảm mạnh.
Trên địa bàn huyện có dòng sông Đà, sông Nậm Na và nhiều suối nhỏ khác là nơi cung cấp và điều tiết nguồn nước cho thủy điện Lai Châu, thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình và nhiều công trình thủy điện nhỏ khác, huyện có diện tích đất lâm nghiệp rất lớn đang được nhà nước quan tâm đầu tư các
chương trình nhằm bảo vệ và phát triển rừng như: chương trình 30a/CP khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng bền vững, chính sách chi trả DVMTR. Công tác bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, điều tiết nguồn nước cho các công trình trọng điểm của quốc gia như: Thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và điều tiết nước sản xuất cho vùng châu thổ sông Hồng.
Bảo tồn, phát triển hệ sinh thái động thực vật rừng, nâng cao độ che phủ: Công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng được huyện quan tâm, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các tổ chuyên trách bảo vệ rừng của thôn, bản đã được nhận khoán do đó ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi phá rừng, khai thác rừng trái phép, góp phần giúp diện tích rừng được bảo vệ tốt, tăng cả về diện tích và chất lượng. Trên địa bàn huyện Nậm Nhùn chủ yếu là rừng gỗ và các loại rừng hỗn giao; hệ sinh thái ngập nước chủ yếu là các thủy vực sông Đà, suối Nậm Nhạt và lòng hồ các thủy điện Sơn La, Lai Châu, Nậm Na, Nậm Ban,..đã dần được phục hồi nhờ công tác trồng và phát triển rừng,ổn định tái định cư, các tập quán canh tác lạc hậu. Đến nay, nhờ diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng phát triển tốt nên diện tích rừng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn đã được tăng lên, chất lượng rừng ngày càng cải thiện, qua đánh giá kiểm kê rừng đến nay tỷ lệ độ che phủ rừng từ 42,54% năm 2013 đã được nâng lên 55,17% năm 2020 tăng 12,63%.
Chính sách giao đất, giao rừng đã làm cho độ che phủ rừng ngày càng tăng, mức độ xói mòn rửa trôi đất giảm. Tính trung bình đã có 35,8% số hộ đã có thu hoạch sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là tre, măng, keo... , hiện tại các hộ gia đình có đất rừng chiếm tỷ lệ cao, nên đây là nguồn thu nhập rất lớn trong tương lai. Những người kinh doanh rừng đều nhận thấy mô hình nông - lâm kết hợp có một triển vọng lớn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong các năm vừa qua, ngành lâm nghiệp cùng các ngành khác ở địa phương đã có những hoạt động hỗ trợ và giúp đỡ các hộ gia đình trong công tác trồng lại rừng bằng các hình thức như: Cung cấp vốn hoặc cho vay vốn, cây
giống, phân bón và kỹ thuật với điều kiện ưu đãi. Vì vậy công tác bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng tốt hơn.