Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TẠI HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU (Trang 79 - 81)

4. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách

Đổi mới chính sách GĐGR: Các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cộng đồng thôn bản đều có thể được giao, thuê cả ba loại rừng kể cả rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên cơ sở các chế tài chặt chẽ, rõ ràng. Với mục tiêu giải phóng sức sản xuất, cần giao, cho thuê đất lâm nghiệp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình có năng lực sản xuất. Đối với các hộ khác, chỉ giao đủ diện tích đất để làm kinh tế hộ.

Sửa đổi chính sách tín dụng trong trồng rừng. Theo đó, người trồng rừng phải được nhận các khoản tài chính về những đóng góp của họ cho phòng hộ, tạo nguồn nước và môi trường.Trước mắt, có thể hỗ trợ giống cây ngắn ngày, tạo điều kiện thực hiện nông, lâm kết hợp, lấy ngắn nuôi dài; hỗ trợ đầu tư trồng rừng. Về chính sách hưởng lợi trong giao, khoán rừng cần đa dạng hoá nguồn thu nhập của người nhận đất, nhận rừng đối với từng loại rừng cụ thể như: tạo thu nhập trực tiếp từ rừng và đất rừng; nơi rừng và đất rừng chưa có khả năng sinh lợi có thể hỗ trợ để sản xuất nông, lâm kết hợp, hỗ trợ lương thực và trả tiền công giao khoán thoả đáng.

Rà soát, đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp hiện nay kể cả các ban quản lý rừng để nắm chắc được quỹ đất hiện có, sớm đưa những diện tích đất bị bao chiếm, không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả cho những doanh nghiệp, hộ gia đình có năng lực sản xuất.

Áp dụng hiệu quả các chính sách hiện hành của Trung ương, tỉnh Lai Châu, huyện Nậm Nhùn về đầu tư, hỗ trợ cho công tác GĐGR, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển hạ tầng lâm sinh. Tổng kết, đánh giá đối với những chính sách

của tỉnh, huyện hết hiệu lực năm 2020, nghiên cứu ban hành chính sách mới đủ mạnh trên cơ sở thừa kế những chính sách có hiệu quả và bổ sung những chính sách đặc thù mới nhằm thực hiện hỗ trợ tốt mục tiêu phát triển rừng. Thực hiện lồng ghép nguồn sự nghiệp hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu của Chính phủ và vốn ngân sách tỉnh, huyện tập trung đầu tư, hỗ trợ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong giai đoạn tiếp theo. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khuyến khích doanh nghiệp, Hợp tác xã đầu tư vào phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn, cây quế.

Một trong những khó khăn của các chủ rừng là không làm chủ được mức giá do sản phẩm mình làm ra, tiêu thụ ở đâu. Do đó, cần thiết có sự can thiệp của Nhà nước bằng nhiều biện pháp như: Đưa ra chính sách về thị trường nông lâm sản, thiêu thụ sản phẩm, tổ chức dự báo thị trường chính xác, rõ ràng. Mở rộng thông tin kinh tế, tăng cường các hình thức và khả năng tiếp thị. Quan tâm đến thu mua, bao tiêu sản phẩm, dự trữ, điều hòa cung cầu, ổn định và giữ vững mặt bằng giá nông lâm sản.

Nhà nước cần tăng thời hạn giao đất sản xuất nông nghiệp để trồng cây hàng năm từ 20 năm lên 50 năm để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Thực hiện tốt công tác dồn điền, đổi thửa để khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán ở nhiều nơi, nhiều xứ đồng nhằm đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và tạo ra vùng chuyên canh lớn làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác, tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp.

Cần áp dụng một cách linh hoạt nhất, ưu đãi nhất đối với các nhà đầu tư. Để thay đổi cơ cấu đầu tư, tỉnh Lai Châu nói chung cần phải áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư về giá thuê đất, thuê mặt nước, ưu đãi miễn giảm tiền sử dụng đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi địa bàn đầu tư cho các Doanh nghiệp đầu tư chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp...

Phố biến sâu rộng và chỉ đạo thực hiện đúng đắn chính sách về quyền lợi, nghĩa vụ của người được GĐGR theo Luật BV&PTR và những quy định của

pháp luật hiện hành. Chú trọng đến chính sách an sinh xã hội cho người dân tham gia vào công tác nhận rừng, các hộ dân sống ở vùng rừng, làm nghề rừng đều là các hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số. Vì vậy, cần có các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các ưu tiên về y tế, giáo dục; hỗ trợ khuyến lâm hoặc cho vay vốn lãi xuất thấp để sản xuất. Bên cạnh đó, khi gặp rủi ro bị thất bại, do thiên tai, lũ lụt,..phải được hỗ trợ giống như các ngành sản xuất khác để người dân yên tâm nhận đất và sản xuất phát triển kinh tế trên diện tích đất rừng đã được giao.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TẠI HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w