Ƣu, nhƣợc điểm của dạy học theo NLTH

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 37)

1.5.1. Ƣu điểm

Ƣu điểm nổi bật của dạy học theo NLTH là đáp ứng đƣợc nhu cầu của cả ngƣời học lẫn ngƣời sử dụng lao động qua đào tạo. Với ngƣời học, sau khi tốt nghiệp chƣơng trình đào tạo theo NLTH sẽ có năng lực thực hiện thành thạo đƣợc các công việc của nghề đạt chuẩn quy định để có cơ hội tìm đƣợc việc làm. Với ngƣời sử dụng lao động, sẽ có đƣợc những công nhân lành nghề đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất để lao động có chất lƣợng và hiệu quả.

1.5.2. Nhƣợc điểm

Mặt hạn chế cơ bản của đào tạo theo NLTH là nội dung chƣơng trình đƣợc cấu trúc thành các Modul “tích hợp” dẫn tới là ngƣời học không đƣợc trang bị một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các kiến thức theo logic khoa học, không có đủ cơ hội hiểu sâu sắc bản chất lí thuyết của các sự vật, hiện tƣợng theo “truyền thống” lâu nay khi học theo các môn học lí thuyết,vì vậy sẽ có thể hạn chế phần nào năng lực sáng tạo trong hành nghề thực tế ở ngƣời học.

1.6. Những điều kiện để dạy học theo NLTH

1.6.1. Chƣơng trình đào tạo phải đƣợc cấu trúc theo năng lực thực hiện: tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề

Để dạy học theo NLTH, điều kiện tiên quyết là chƣơng trình đào tạo phải đƣợc cấu trúc theo NLTH tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Do vậy nếu cấu trúc chƣơng trình xây dựng theo cách truyền thống bao hàm quá nhiều kiến thức lý thuyết riêng biệt và tách rời thực hành thì khó có thể dạy học theo NLTH.

Dạy học theo NLTH, năng lực ngƣời học đƣợc đánh giá các tiêu chuẩn kiến thức - kỹ năng - thái độ của ngƣời học vì vậy chƣơng trình đào tạo cần đƣợc thiết kế sao cho kiến thức lý thuyết vừa đủ và gắn chặt với thực hành nghề ngay sau đó. Chỉ có nhƣ vậy mới có thể đáp ứng đƣợc các mục tiêu của dạy học theo NLTH.

bài học, xác định các kỹ năng và khối lƣợng kiến thức cần thiết của bài học đó. Phần nghiên cứu kiến thức lý thuyết chỉ bao gồm những kiến thức thật sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển kỹ năng nghề. Phần thực hành nghề cần xác định rõ từng bƣớc thực hiện, cách thực hiện và các chuẩn cần đạt theo yêu cầu của sản xuất để ngƣời học nắm bắt đƣợc trình tự thực hiện và ngƣời dạy lựa chọn đƣợc phƣơng pháp dạy hiệu quả.

Cuối cùng, khi kết thúc phần thực hành, cần có khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập nhằm xác định NLTH của ngƣời học qua đó đúc rút đƣợc kinh nghiệm cần thiết và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

1.6.2 Giáo viên đƣợc bồi dƣỡng về dạy học theo NLTH

Hiện nay đội ngũ giáo viên dạy nghề ở hầu hết các trƣờng đều quen với phƣơng pháp dạy học truyền thống cấu trúc theo các môn học lý thuyết và thực hành tách riêng, họ đảm nhiệm hoặc dạy lý thuyết, hoặc dạy thực hành.

Vì vậy để có thể dạy học theo NLTH với phƣơng thức dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên vừa phải có năng lực sƣ phạm, có trình độ chuyên môn sâu, rộng vừa phải có kỹ năng thực hành vững chắc. Do đó, đối với giáo viên đang giảng dạy lý thuyết cần đƣợc bồi dƣỡng về kỹ năng thực hành nghề và giáo viên đang hƣớng dẫn thực hành cần đƣợc bồi dƣỡng về kiến thức chuyên môn. Mặt khác giáo viên cần đƣợc bồi dƣỡng về dạy học định hƣớng hành động các phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, đồng thời khai thác đƣợc công nghệ dạy học hiện đại.

Ngoài ra các cơ sở đào tạo cần có kế hoạch để giáo viên xâm nhập thực tế lao động sản xuất để dạy kỹ thuật và công nghệ sát với nhu cầu xã hội và tham gia nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới thực tiễn dạy, học; đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất tại cơ sở đào tạo.

Có thể nói việc trang bị và bồi dƣỡng cho giáo viên những tri thức cần thiết, những cách thức mới của phƣơng pháp hoạt động và tổ chức dạy học trong đào tạo nghề theo NLTH giúp giáo viên có thể tổ chức thành công dạy và học theo NLTH.

1.6.3. Phƣơng tiện dạy học và cơ sở vật chất phải đáp ứng đƣợc việc dạy học theo NLTH học theo NLTH

1.6.3.1.Về cơ sở vật chất

- Các phòng học phải đƣợc chuyên môn hóa.

- Phòng học phải đƣợc bố trí đầy đủ các phƣơng tiện dạy học cần thiết.

- Phòng học đƣợc thiết kế để có thể vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành.

- Phòng học phải đảm bảo các quy định chung khác về dạy và học.

1.6.3.2. Về phương tiện dạy học

Để dạy học theo NLTH, phƣơng tiện, trang thiết bị dạy học là yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu để ngƣời học có thể học theo NLTH. Phƣơng tiện dạy học hiện đại, phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho việc truyền tải và tiếp thu kiến thức đảm bảo cho quá trình dạy của giáo viên cũng nhƣ quá trình học của học sinh đạt hiệu quả cao. Các phƣơng tiện trang bị cho các phòng học để có thể giảng dạy lý thuyết và thực hành bao gồm:

Máy tính; Các phần mềm phục vụ cho dạy và học chuyên ngành.; Máy chiếu; Tivi, đầu video; Các trang thiết bị phục vụ cho việc luyện tập kỹ năng thực hành từng công việc của nghề.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Đào tạo theo NLTH là một xu thế đang ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới và cũng đang là một chủ trƣơng về đổi mới đào tạo nhân lực ở nƣớc ta.

Dạy học theo NLTH hiện nay đang đƣợc khuyến khích vận dụng trong đào tạo nghề vì sẽ thực hiện đƣợc nguyên lý giáo dục: “Học kết hợp với hành, thực tập kết hợp với lao động sản xuất”, nhờ vậy nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo.

Dạy học theo NLTH mang lại nhiều lợi ích nhƣ: ngƣời học sau khi kết thúc khóa đào tạo có nhiều cơ hội để tìm đƣợc việc làm, các doanh nghiệp có đƣợc những ngƣời lao động đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất, nhà nƣớc có điều kiện để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Để dạy học theo NLTH cần tuân thủ những nguyên tắc và những đặc trƣng của dạy học theo NLTH, đồng thời cần phải có những điều kiện cần thiết để có thể dạy học theo NLTH.

CHƢƠNG 2

TH C TR NG D HỌC MÔN MÁ ĐIỆN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T I TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA

2.1. Khái quát về Trƣờng CĐNCN Thanh Hóa 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá đƣợc thành lập theo Quyết định số 1985/QĐ- BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp trƣờng Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá. Trƣờng có truyền thống hơn 54 năm đào tạo nghề, là trƣờng dạy nghề trọng điểm Quốc gia. Tiền thân là Trƣờng Công nhân Cơ khí (CNCK) thành lập năm 1961, với mô hình trƣờng nghề bên cạnh xí nghiệp, đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tháng 12 năm 1961.

Năm 1997 trƣờng CNCK Thanh Hoá đƣợc giao nhiệm vụ mở rộng ngành nghề đào tạo phục vụ sản xuất công nghiệp. Theo đó UBND tỉnh quyết định đổi tên thành trƣờng Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hóa.

Ngày 29/12/2006 trƣờng đƣợc nâng cấp thành trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa theo Quyết định số 1985/2007/BLĐTBXH của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội.

Hiện nay, trƣờng đang thực hiện đào tạo nghề theo ba cấp trình độ: Sơ cấp nghề; Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Ngoài ra trƣờng còn liên kết đào tạo với trƣờng “Đại học Bách khoa Hà Nội” và trƣờng “Đại học Công nghiệp Hà Nội”. Đặc biệt Nhà trƣờng luôn tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc tiếp cận thực tế tại các cơ sở sản xuất, thực hành sửa chữa trong quá trình học tập và rèn luyện để thực hiện mục tiêu đào tạo những công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nƣớc.

Về mặt năng lực, đa số giảng viên trong trƣờng đều đƣợc đào tạo một cách bài bản từ các trƣờng đại học có uy tín trong cả nƣớc. Nhà trƣờng cũng luôn tích cực động viên, cử cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ, tham gia các đợt tập

huấn của Tổng cục dạy nghề, của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nƣớc, có các chƣơng trình cho giảng viên đi học tập và tìm hiểu công nghệ sản xuất mới ở các nƣớc tiên tiến nhƣ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…Bởi đặc thù là một trƣờng cao đẳng nghề với mục tiêu đào tạo công nhân kỹ thuật tay nghề cao, việc sản xuất, thực hành, tiếp cận thực tế luôn luôn đƣợc đề cao. Bởi vậy, giảng viên trong trƣờng không những là ngƣời nắm vững lí thuyết mà còn là những ngƣời có kỹ năng, tay nghề giỏi, nhiều giảng viên dạy nghề đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc sản xuất thực tế. Hệ thống mạng internet đáp ứng đầy đủ, đến nay 100% giảng viên đã sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy.

Trải qua hơn năm mƣơi năm xây dựng và trƣởng thành, nhà trƣờng đã có những đóng góp lớn trong hoạt động đào tạo nghề. Trƣờng đã đào tạo và cung cấp cho thị trƣờng lao động hơn 50.000 công nhân kỹ thuật lành nghề, góp phần cung cấp nguồn lao động chất lƣợng, có kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của đất nƣớc nói chung. Với những thành tích nổi bật trong đào tạo nghề, những năm qua nhà trƣờng đã đƣợc nhận nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tổng Cục dạy nghề và đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất thời kỳ đổi mới.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trƣờng

Về cơ cấu tổ chức, trƣờng có Ban Giám hiệu gồm 3 ngƣời: 01 Hiệu trƣởng và 02 Phó Hiệu trƣởng; có 07 phòng chức năng: phòng Đào tạo, phòng Tài vụ, phòng Tổ chức-Hành chính, phòng Thiết bị-Vật tƣ, phòng Công tác Học sinh - sinh viên, phòng Khoa học và Kiểm định, phòng Tuyển sinh và tƣ vấn giới thiệu việc làm; có 10 khoa chuyên môn: khoa Công nghệ thông tin, khoa Công nghệ ô tô, khoa Điện, khoa Sƣ phạm dạy nghề, khoa Lý thuyết cơ sở, khoa Khoa học cơ bản, khoa Điện tử - điện lạnh, khoa Cơ khí, khoa Kinh tế, khoa May và thiết kế thời trang. Trƣờng còn có các tổ chức đoàn thể nhƣ Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và Hội cựu chiến binh. Các đơn vị chịu sự quản lý, chỉ đạo của Đảng ủy – Ban Giám

Hình 2.1 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa HIỆU TRƢỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG K. ĐIỆN TỬ-ĐIỆN L NH K. CÔNG NGHỆ Ô TÔ K. ĐIỆN

K. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

K. KINH TẾ K. CƠ KHÍ K. L THU ẾT CƠ SỞ K. KHOA HỌC CƠ BẢN K. SƢ PH M D NGHỀ K. MA VÀ TKTT CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN THANH NIÊN

HỘI SINH VIÊN

HỘI C U CHIẾN BINH

P. TÀI VỤ P. ĐÀO T O P. THIẾT BỊ-VẬT TƢ P. KHOA HỌC-KIỂM ĐỊNH P.CÔNG TÁC HSSV P.TU ỂN SINH - TƢ VẤN VÀ

GIỚI THIỆU VIỆC LÀM P. TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH

Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức - Hành chính, tính đến ngày 30/1/2016, tổng số CBGV của Nhà trƣờng là: 198 cán bộ, giảng viên trong đó 29 ngƣời có trình độ thạc sỹ chiếm 14,65%; 133 ngƣời có trình độ đại học chiếm 67,16%; 21 ngƣời có trình độ cao đẳng chiếm 10,61%; 15 ngƣời có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật tay nghề cao chiếm 7,58%.

( Bảng2.1: Nguồn phòng TC - HC Trường CĐNCN Thanh Hóa)

Tổng số CBGV Trình độ chuyên môn Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác SL % SL % SL % SL % 198 29 14,65% 133 67,16% 21 10,61% 15 7,58%

2.1.3. Ngành nghề, hình thức và quy mô đào tạo.

2.1.3.1. Ngành nghề đào tạo

( Bảng2.2: Các nghành nghề đào tạo của Trường CĐNCN Thanh Hóa)

TT Nghề đào tạo Ghi chú

1. Điện công nghiệp 2. Điện tử công nghiệp

3. Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí 4. Kỹ thuật lắp đặt điện nƣớc

5. Công nghệ Hàn 6. Cắt gọt kim loại 7. Nguội chế tạo, lắp ráp 8. Công nghệ Ô tô

9. Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) 10. Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Kế toán doanh nghiệp 14. Quản trị doanh nghiệp

2.1.3.2. Hình thức và thời gian đào tạo

- Cao đẳng nghề: thời gian từ 2 năm đến 3 năm

- Trung cấp nghề: từ 1 năm đến 2 năm đối với sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 3 năm đến 3.5 năm đối với sinh viên tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Sơ cấp nghề: đào tạo từ 2 - 6 tháng, tùy theo mức độ phức tạp kỹ thuật của nghề. Ngoài ra bồi dƣỡng nâng cao, thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp, Bồi dƣỡng, đào tạo cấp chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề, tùy theo mức độ phức tạp của nghề để định thời gian đào tạo, thƣờng từ 1 đến 2 tháng.

2.1.3.3. Quy mô đào tạo

Quy mô đào tạo của Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá đến năm 2016 là từ 4.000 - 4.500 HSSV, dự kiến đến năm 2018 là trên 6.000 HSSV, tầm nhìn đến năm 2020 là trên 8.000 HSSV

( Bảng 2.3: Nguồn Đề án mở rộng Trường CĐNCN Thanh Hóa)

Hệ đào tạo 2014 2015 2016 2018 2020

Cao đẳng nghề 1.065 1.306 1.875 2.500 3.760

Trung cấp nghề 2.347 2.483 2.196 3.275 4.130

Sơ cấp nghề 167 200 315 390 500

Tổng cộng: 3.579 3.989 4.386 6.165 8.390

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào, có chất lƣợng tốt cho các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn tỉnh và trên phạm vi toàn quốc. Trải qua hơn năm mƣơi năm xây dựng và phát triển, uy tín và vị thế của nhà trƣờng ngày càng nâng cao. Cho đến nay trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá luôn dẫn đầu toàn tỉnh về quy mô và chất lƣợng đào tạo nghề.

2.2.Chủ trƣơng và các biện pháp của nhà trƣờng về đổi mới PPDH 2.2.1. Chủ trƣơng của nhà trƣờng về đổi mới PPDH

- Năm 2008, Bộ LĐTB&XH đã ban hành chƣơng trình khung áp dụng cho đào tạo nghề ở trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề theo mô đun và chủ trƣơng dạy học theo định hƣớng năng lực thực hiện. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dạy học theo quan điểm tích hợp định hƣớng năng lực thực hiện.

- Lãnh đạo trƣờng rất quan tâm và tạo mọi điều kiện cho giáo viên đổi mới phƣơng pháp dạy học và thực hiện phƣơng thức đào tạo theo quan điểm tích hợp định hƣớng năng lực thực hiện. Chủ trƣơng này đang đƣợc nhà trƣờng chỉ đạo triển khai thực hiện ở các khoa, bộ môn của trƣờng.

- Nhà trƣờng đã và đang khuyến khích sự đổi mới trong công tác giảng dạy ở tất cả các môn học nói chung và môn Trang bị điện nói riêng

2.2.2 Một số biện pháp của nhà trƣờng về đổi mới phƣơng pháp dạy học

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng lao động nhất là trong lĩnh vực của ngành Điện, đòi hỏi cần nâng cao chất lƣợng dạy và học, nhà trƣờng luôn chú trọng việc đầu tƣ trang thiết bị phục vụ cho thực tập đáp ứng yêu cầu đặt ra, trang thiết bị đƣợc bổ xung mới tiên tiến cơ bản đáp ứng phục vụ cho thực tập cơ bản và thực tập sản xuất.

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá đƣợc xây dựng trên diện tích 8,8 ha bao gồm 2 khu: khu vực cũ 1,8 ha, khu vực mới mở rộng thêm 7 ha bằng vốn vay của ngân hàng phát triển Châu Á và vốn ngân sách của tỉnh Thanh Hóa.

Trƣờng có đầy đủ phòng học, xƣởng thực hành khang trang, thoáng mát ở các khu nhà A, nhà B, nhà C, khu thực hành phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập, có

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 37)