3.6.4.1. Phương pháp thực nghiệm
- Tại nhóm đối chứng: tác giả tiến hành giảng dạy bình thƣờng theo giáo án cũ với phƣơng pháp giảng dạy truyền thống nhƣ thuyết trình, đàm thoại..
- Quá trình thực nghiệm sƣ phạm đƣợc triển khai theo đúng kế hoạch, trong giờ lên lớp có đồng nghiệp tham dự, sau giờ dạy có trao đổi, đánh giá kết quả. Cuối buổi học giáo viên tiến hành đánh giá, kiểm tra kiến thức học sinh tiếp thu đƣợc.
3.6.4.2. Quy trình thực nghiệm
* Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm
- Làm việc với giáo viên sẽ tham dự giờ giảng: Thảo luận kỹ các công việc của phƣơng pháp dạy học theo modul NLTH và áp dụng nó vào dạy học môn Máy điện, cùng phân tích những điểm khác nhau cơ bản giữa việc vận dụng dạy học theo modul NLTH và không vận dụng dạy học theo modul NLTH vào quá trình dạy học môn Máy điện.
- Đề nghị các giáo viên dự giờ giảng thực nghiệm nghiên cứu nội dung và tiến trình của phƣơng pháp dạy học theo modul NLTH, cùng tham gia đóng góp ý kiến trong công tác hoàn chỉnh giáo án bài giảng. Đóng góp ý kiến về việc kết hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực trong quá trình thực nghiệm và đối chứng.
- Chuẩn bị giáo án, đề cƣơng, phƣơng tiện và đồ dùng dạy học, các điều kiện về cơ sở vật chất, tình hình lớp học..., và mời giáo viên đến dự).
- Dự kiến các tình huống sƣ phạm có thể xảy ra và cách khắc phục .
* Bước 2: Tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Dạy thực nghiệm tiến hành giảng dạy theo giáo án, đề cƣơng đã đƣợc xây dựng cho nhóm thực nghiệm và giảng dạy bình thƣờng ở nhóm đối chứng.
- Đề kiểm tra lý huyết và thực hành chung cho cả nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
* Bước 3: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Đánh giá tính khả thi của phƣơng pháp thông qua kết quả thực nghiệm
+ Về kiến thức (2 điểm): Kiểm tra viết (15 phút) theo các câu hỏi trong phiếu bài tập.
+ Về kỹ năng (8 điểm): Từng lƣợt (2 đến 4 học sinh) thực hiện bài tập nhƣ đã nêu trong giáo án. Đánh giá kết quả của từng học sinh theo các tiêu chí trong phiếu bài tập.