Vị trí, tính chất, đặc điểm, mục tiêu và nội dung chƣơng trình môn học Máy

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 54 - 57)

MĐ 36 Bảo vệ rơle 120 30 84 6

MĐ 37 Trang bị điện Ô tô 120 30 84 6

2.4.2. Vị trí, tính chất, đặc điểm, mục tiêu và nội dung chƣơng trình môn học Máy điện. Máy điện.

Vị trí môn học: Môn học này cần phải học sau khi đã học xong các môn học: An toàn điện, Khí cụ điện, Đo lƣờng điện, Mạch điện, Điện tử cơ bản.

Tính chất môn học: Là môn học quan trọng của nghành Điện công nghiệp, là môn học bắt buộc vì nó cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về tính chọn, điều khiển các hệ truyền động điện. Môn học này giúp học sinh có thể vận hành máy móc, thiết bị đúng quy trình, có thể sửa chữa đƣợc hƣ hỏng xảy ra trong quá trình vận hành.

Đặc điểm môn học:

+ Tính cụ thể: biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh những đối tƣợng cụ thể: Sự làm việc của máy biến áp, động cơ không đồng bộ, động cơ đồng bộ, động cơ một chiều, máy phát điện một chiều, xoay chiều…những tri thức này

+ Tính trừu tượng: Thể hiện qua các nguyên lý nhƣ: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các máy điện,về sự thay đổi các thông số của máy điện… Để tiếp thu đƣợc tri thức này đòi hỏi phải có sự tƣ duy, hình dung, tƣởng tƣợng.

+ Tính thực tiễn: Trong môn Máy điện, tính thực tiễn thể hiện ở nhu cầu điều khiển vận hành Máy điện hợp lý và sửa chữa đƣợc máy điện khi có sự cố xảy ra .

+ Tính tổng hợp: Môn học đƣợc xây dựng trên nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp, kết hợp kiến thức của nhiều môn khoa học khác nhau nhƣ: mạch điện, khí cụ điện, truyền động điện, vẽ điện…Tính tổng hợp cũng đƣợc thể hiện ở chố môn học là môn học kỹ thuật ứng dụng, bao gồm lý thuyết và thực hành gắn kết với nhau, với thời lƣợng 60 tiết lý thuyết và 240 giờ học thực hành.

Với tính thực tiễn của môn học và với cấu trúc lý thuyết gắn với thực hành nhƣ trên, môn học này thuận lợi cho việc áp dụng dạy học theo môđun tích hợp theo năng lực thực hiện.

Mục tiêu môn học:

Sau khi học xong môn học này ngƣời học có khả năng :

- Phân tích đƣợc cấu tạo, nguyên lý làm việc và các quá trình điện từ của Máy điện tĩnh, máy điện quay.

- Đọc, vẽ đƣợc sơ đồ trãi của bộ dây quấn stato của máy điện không đồng bộ và máy điện một chiều.

- Sửa chữa và quấn lại đƣợc bộ dây quấn của máy điện tĩnh và máy điện quay dựa trên các số liệu cũ.

- Tính chọn đƣợc công suất các máy điện tĩnh, máy điện quay đáp ứng hệ cung cấp điện và truyền động

- Lắp đặt, sửa chữa đƣợc các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 1 pha, 3 pha, động cơ một chiều.

- Phân tích đƣợc nguyên lý làm việc của sơ đồ điện làm cơ sở cho việc phát hiện hƣ hỏng và chọn phƣơng án cải tiến mới.

- Vận hành đƣợc Máy điện theo nguyên tắc, theo qui trình đã định. Từ đó sẽ vạch ra kế hoạch bảo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.

Chƣơng trình môn Máy điện

Hiện tại, nghề Điện công nghiệp trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đang sử dụng bộ chƣơng trình khung của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. Trong chƣơng trình khung đó, môn Máy điện đƣợc chia thành 2 mô đun: Máy điện 1Máy điện 2.

“Chương trình mô đun đào tạo Máy điện 1 có thời lƣợng là 235h trong đó lý thuyết: 75h, thực hành: 160h. Nội dung đào tạo:

(Bảng 2.8: Chương trình đào tạo module Máy điện 1)

Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra*

1 Khái quát chung về máy điện 05 05 - -

2 Bài 01: Máy biến áp 60 18 37 5

3 Bài 02: Máy điện không đồng bộ 95 30 55 10

4 Bài 03: Máy điện đồng bộ 35 15 15 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Bài 04: Máy điện một chiều 40 15 20 5

Cộng: 235 75 135 25

“Chương trình mô đun đào tạo Máy điện 2” có thời lƣợng là 55h trong đó lý thuyết: 15h, thực hành: 40h. Nội dung đào tạo:

(Bảng 2.9: Chương trình đào tạo module Máy điện 2)

Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra*

1 Bài 1: Thí nghiệm máy biến áp 3 pha,1 pha

15 03 11 01

2 Bài 2 : Thí nghiệm động cơ không đồng bộ 3pha,1pha

15 04 10 01

3 Bài 3 : Thí nghiệm máy phát điện đồng bộ 3 pha

10 04 05 01

4 Bài 4:Thí nghiệm máy điện một chiều

15 04 10 01

Cộng: 55 15 36 04

Nhƣ vậy, ta thấy “Chương trình mô đun đào tạo Máy điện 1 ” có nhiệm vụ đào tạo về những vấn đề cơ bản về lý thuyết và thực hành sửa chữa, “Chương trình mô đun đào tạo Máy điện 2” có nhiệm vụ đào tạo về cách thí nghiệm kiểm chứng lại những vấn đề lý thuyết đã phân tích ở Máy điện 1. Các chƣơng trình nêu trên đều có thời lƣợng về lý thuyết và thực hành nhất định, nhƣng phân bố thời lƣợng thiếu cân đối giữa mô đun 1 và mô đun 2, khiến việc bố trí thời khóa biểu, kế hoạch đào tạo không ít khó khăn. Hơn nữa ngƣời học cũng gặp khó khăn trong xây dựng tƣ duy kiến thức, vì vậy cần cải tiến, sắp xếp lại thiết thực hơn để xây dựng mô đun theo NLTH tích hợp có sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 54 - 57)