Bài học rút ra cho huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 48)

Qua kinh nghiệm thực tiễn tại một số địa phương, huyện Cam Lộ đã rút ra được một số bài học để nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã, cụ thể như sau:

Một là, xây dựng kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã dựa trên kết quả điều tra, khảo sát trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, để bảo đảm sát đối tượng... ĐTBD cho cán bộ phải gắn chặt với quy hoạch, sử dụng cán bộ, bảo đảm tính chủ động và tiết kiệm nguồn lực.

Hai là, thường xuyên đổi mới, cập nhật nội dung giảng dạy theo hướng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Nội dung chương trình là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Chỉ khi nào có nội dung, chương trình ĐTBD bảo đảm khoa học, hợp lý, phù hợp với thực tiễn

và đối tượng, đáp ứng được mục đích, yêu cầu đào tạo đặt ra thì chất lượng ĐTBD được nâng lên.

Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo phù hợp với các hệ ĐTBD. Đổi mới phương pháp là động lực làm thay đổi căn bản chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học tích cực nhằm góp phần phát huy tối đa sự tham gia của người học vào quá trình dạy học.

Ba là, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy và học. Chất lượng ĐTBD không chỉ phụ thuộc vào quá trình dạy và học mà còn phụ thuộc vào hiệu quả của công tác quản lý. Thông qua hoạt động quản lý nắm được những việc làm được và chưa làm được trong công tác ĐTBD để kịp thời biểu dương, động viên, khích lệ. Đồng thời, chấn chỉnh, uốn nắn và rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành để hoạt động ĐTBD ngày càng nề nếp, hiệu quả cao hơn.

Bốn là, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cán bộ, công chức cấp xã với Trường Chính trị tỉnh Quảng Trị Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đối với học viên trong quá trình ĐTBD. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị và ban chỉ đạo lớp học đối với lớp mở tại huyện Cam Lộ trong quản lý lớp học; định kỳ thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học viên và ý kiến nhận xét đánh giá của các đơn vị về kết quả ĐTBD của nhà trường.

Năm là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, quan tâm, chú trọng thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người dạy và học lý luận chính trị để cán bộ, đảng viên yên tâm, phấn khởi công tác cũng như trong học tập, rèn luyện.

Tiểu kết chƣơng 1

Tại chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ một số khái niệm: cán bộ, công chức cấp xã; chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Từ đó, xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng bao gồm: (1) chương trình đào tạo, (2) đội ngũ giảng viên, (3) cơ sở vật chất, (4) hình thức ĐTBD và kết quả học tập sau ĐTBD. Và đây cũng là cơ sở lý luận để tại chương 2, tác giả tập trung phân tích thực trạng chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ – TỪ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 48)