Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ còn những tồn tại, hạn chế sau:
Thứ nhất, đối với chương trình ĐTBD, một số chuyên đề kỹ năng trong
nội dung chương trình chưa thật sự phù hợp, còn có sự trùng lặp nhau, vì vậy còn tình trạng cán bộ, công chức phải học qua nhiều khóa ĐTBD tốn nhiều thời gian, những vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng còn nặng tính hàn lâm, thời gian học tập dài; nội dung chưa thực sự sát với yêu cầu công việc, vị trí việc làm của người học.
Thứ hai, hoạt động của các cơ sở ĐTBD còn nhiều chồng chéo, trùng lắp, chất lượng chưa cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong hoạt động ĐTBD là bồi dưỡng
kỹ năng, phương pháp làm việc cho cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ nói riêng. Việc thu hút các cơ sở giáo dục - đào tạo, viện nghiên cứu tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã chưa được đẩy mạnh theo định hướng của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Tình trạng trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác ĐTBD dẫn đến sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan ở bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức các hoạt động ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã còn có hiện tượng thiếu thống nhất; làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác ĐTBD cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng.
Ngoài ta, tại cơ sở bồi dưỡng huyện chỉ thực hiện bồi dưỡng về lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học, còn lại chương trình bồi dưỡng về hội nhập quốc tế, bồi dưỡng theo ngạch, bồi dưỡng theo chức vụ lãnh đạo quản lý, theo vị trí việc làm đều tổ chức tại tỉnh nên một số cán bộ, công chức xã không thể bố trí công việc, sắp xếp thời gian để bồi dưỡng được.
Thứ ba,năng lực của đội ngũ giảng viên còn hạn chế, chưa đồng đều
giữa các cơ sở đào tạo, trung tâm chính trị tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị của địa phương. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng chưa được quan tâm xây dựng và sử dụng đúng tiềm năng. Phương pháp giảng dạy của nhiều giảng viên, nhiều cơ sở ĐTBD vẫn nặng về thuyết trình (mặc dù các chương trình đều quy định cụ thể số tiết giảng lý thuyết, số tiết thảo luận, thực hành), một chiều; mặc dù hầu hết cá giảng viên đều được tập huấn, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực, đều có thể vận dụng vào bài giảng nhưng giảng viên không sử dụng vì nhiều lý do như: khối lượng nội dung bài giảng nhiều, lớp học quá đông những phòng học thì chật chội, thời gian lại ngắn nên khó có thể áp dụng các phương pháp tích cực, nhất là phương pháp làm việc theo nhóm, trong khi những phương pháp này lại phát huy tối đa tính tích cực, chủ
động của người học, giúp người học sáng tạo hơn, hiểu vấn đề rộng hơn, sâu sắc và lâu hơn.
Thứ tư, đánh giá sau ĐTBD chưa được địa phương cũng như huyện
Cam Lộ và các cơ sở ĐTBD quan tâm. Chỉ quan tâm tới vấn đề học viên có đến lớp đầy đủ hay không, cả lớp đều được nhận bằng cấp, chứng nhận, chứng chỉ khi kết thúc khóa ĐTBD. Mà không quan tâm đến sau khi ĐTBD thì học viên đã lĩnh hội được những gì và đã đáp ứng nhu cầu công việc của cơ quan, tổ chức như nào.
Nguyên nhân của hạn chế
Một là, một số cấp ủy, chính quyền địa phương và cán bộ công chức cấp xã do hạn chế về trình độ chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã đốivới sự phát triển KT-XH của huyện Cam Lộ; do không chú trọng công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã để ĐTBD cho nên việc chọn cử cán bộ đi ĐTBD gặp nhiều khó khăn, ĐTBD chưa gắn chặt việc sử dụng cán bộ.Ở nhiều xã, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đầu tư và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, tạo nguồn, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã dẫn đến chất lượng của đội ngũ cán bộ này còn thiếu và yếu. Cụ thể là, một số địa phương cử cán bộ, công chức tham gia ĐTBD không đúng đối tượng, ảnh hưởng lớn đến việc đạt mục tiêu của ĐTBD.
Hai là, nhận thức của một số lãnh đạo xã về công tác ĐTBD cán bộ,
công chức xã còn nhiều hạn chế, chưa coi đây là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã; thái độ tham gia học tập của một số cán bộ, công chức chưa nghiêm, chưa xác định đúng mục tiêu của ĐTBD. Ý thức tự học, tự ĐTBD của cán bộ, công chức cấp xã chưa cao, sớm thỏa mãn với cái đã có, thiếu tự giác trong việc ĐTBD để vươn lên làm chủ kiến thức và công việc của mình.
Ba là,do định mức kinh phí dành cho ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã còn thấp. Quy mô, cơ sở vật chất trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện còn nhiều hạn chế. Chế độ, chính sách đãi ngộ về công tác ĐTBD trong thời gian qua chưa thực sự thiết thực, hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch ĐTBD, công tác kiểm tra đôn đốc việc xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch chưa được quan tâm tốt nhất. Việc quy hoạch, ĐTBD và bố trí sử dụng có mặt chưa hợp lý, điều kiện để phát huy sau đào tạo còn khó khăn nên tác động lớn đến tâm lý cán bộ.
Bốn là, một bộ phận giảng viên của các cơ sở ĐTBD ở trong và ngoài
huyện Cam Lộ chưa nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để học tập, rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ: một số giảng viên ngại đi học xa nhà, ngại học tập trung; chưa quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giảng dạy; chưa cập nhật kiến thức mới để cải thiện chất lượng bài giảng. Giảng viên đầu tư thời gian cho việc tự học ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác để hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chưa nhiều.
Tiểu kết chƣơng 2
Tại chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ, và nhận thấy một số kết quả đạt được như sau: chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức đa dạng, phong phú; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ủy đảng, các cơ quan, ban, ngành, cơ sở đào tạo trong xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung ĐTBD; sự trưởng thành về trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên; sự cải tiến, đổi mới về chương trình, nội dung cách tổ chức, quản lý hệ thống trường, lớp; sự đánh giá hiệu quả sau ĐTBD của cán bộ, công chức cấp xã… Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chất lượng ĐTBD của cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn hạn chế như: chương trình, nội dung thường chậm đổi mới; phương pháp truyền thụ kiến thức chưa phù hợp; cơ sở vật chất, chế độ cho học viên, giảng viên còn nhiều bất cập; sự mất cân đối giữa đào tạo và bồi dưỡng; chất lượng ĐTBD chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ –
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1. Quan điểm, mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
3.1.1. Quan điểm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện CamLộ giai đoạn 2021 – 2025 Lộ giai đoạn 2021 – 2025
Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng và chính sách cán bộ của Nhà nước và Dự báo về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cam Lộ trong những năm tới, để từng bước nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã cần phải quán triệt những quan điểm sau:
- Phải xuất phát từ quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải xuất phát từ đường lối chính trị, đường lối kinh tế của Đảng. Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng để đào tạo, tuyển chọn, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ, năng lực của cán bộ, công chức. Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu các tổ chức chính trị về công tác cán bộ.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện và của các xã, thị trấn trên địa bàn; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của huyện Cam Lộ. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Cam Lộ phải trên cơ sở yêu cầu của
công việc. Vì đội ngũ cán bộ, công chức là lực lượng lao động đặc biệt làm việc trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, có nhiệm vụ hoạch định, xây dựng chiến lược, thực hiện và chuyển tải các chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân. Thực hiện thành công các công việc là thực hiện thành công các mục tiêu của cơ quan, đơn vị, cũng chính là thực hiện thành công đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo cả chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn là điều kiện rất quan trọng để có thể thực hiện thành công công việc, đạt được mục tiêu của cơ quan đơn vị. Những yêu cầu về chuyên môn là yêu cầu bắt buộc phải có đối với đội ngũ cán bộ, công chức, tuy nhiên lao động của đội ngũ cán bộ, công chức là một loại lao động đặc biệt, làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước và những hoạt động của họ không những chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc của cơ quan đó mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của nền hành chính Nhà nước và cả bộ mặt của Nhà nước các cấp.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đi cùng với xây dựng hệ thống tổ chức và công việc một cách hợp lý. Mục tiêu cuối cùng của việc ĐTBD đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Cam Lộ là để thực hiện thành công các công việc mà các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện. Chính vì lẽ đó mà yêu cầu đối với một hệ thống công việc được xây dựng và bố trí một cách hợp lý và có chất lượng được đặt ra. Hệ thống công việc hợp lý và chất lượng có mối quan hệ khá chặt chẽ đối với việc nâng cao các kỹ năng, hiểu biết và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Với một hệ thống công việc tốt, việc xác định các kỹ năng, năng lực, hiểu biết được xác định chính xác hơn, người cán bộ, công chức được trang bị, bổ sung những gì thực sự cần thiết. Hệ thống công việc hợp lý còn giúp họ điều kiện vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng đã được ĐTBD.
3.1.2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2021 – 2025 huyện Cam Lộ giai đoạn 2021 – 2025
Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Cam Lộ khoá XVI, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp là tập trung chỉ đạo làm tốt công tác ĐTBD cán bộ. Việc bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý phải vì công việc, đảm bảo tính kế thừa, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, bên cạnh công tác tổ chức, công tác cán bộ phải đạt những mục tiêu cụ thể sau:
- Đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.
- Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ; Đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức người dân tộc Kinh công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ với công việc được giao và phong cách làm việc khoa học; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo đủ về số lượng và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ.
- Trên cơ sở quy hoạch cán bộ; căn cứ vào tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn từng chức danh công việc để xây dựng kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với cơ cấu ngành, nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Xây dựng quy hoạch, ĐTBD cho phù hợp với từng địa phương; nhất là ở những xã khó khăn có đồng bào dân tộc thiểu số.
3.2. Giải pháp nângcao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã
Hiện nay, phương thức ĐTBD cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng chủ yếu vẫn là ĐTBD theo chức nghiệp, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, bậc của cán bộ, công chức, chưa chú trọng trang bị kiến thức và kỹ năng để cán bộ, công chức thực hiện tốt hơn công việc và nhiệm vụ được giao. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các loại hình dịch vụ cần được cá nhân hóa, tùy biến hóa để thích ứng với từng đối tượng, trong khi ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã vẫn tồn tại tư duy ĐTBD đại trà cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Việc phân tầng, phân loại kiến thức, kỹ năng cho từng nhóm đối tượng chưa được chú ý đúng mức và sự dàn trải về nội dung làm giảm hiệu quả, chất lượng ĐTBD. Việc đánh giá tác động của ĐTBD đối với cán bộ, công chức cấp xã ít được chú ý, dẫn đến thiếu cơ sở thực tiễn để đổi mới chương trình, nội dung ĐTBD. Bởi vậy, nảy sinh “vòng luẩn quẩn” là, ĐTBD chưa hiệu quả dẫn đến năng lực làm việc của cán bộ, công chức không được cải thiện, sức ép về ĐTBD lại càng tăng lên, nhưng ĐTBD lại tiếp tục không đáp ứng được yêu cầu, khiến cho việc nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức càng gặp trở ngại, khó khăn..
Ngoài ra, phương pháp chủ yếu áp dụng cho các khóa ĐTBD đối với cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng hiện nay, mặc dù bước đầu