Hàng năm, huyện ủy và UBND huyện phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức thực hiện đánh giá hiệu quả sau ĐTBD, thực hiện nghiêm túc các chế độ về ĐTBD và sử dụng cán bộ, công chức cấp xã.
- Chính quyền cấp xã cần bố trí hợp lý nguồn ngân sách cho công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã; kịp thời thanh toán các chế độ khi cử cán bộ, công chức của xã khi tham gia các khóa ĐTBD.
- Các cơ quan quản lý, sử dụng, ĐTBD thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ về công tác ĐTBD đầy đủ, theo từng năm để theo dõi và thuận tiện cho khai thác dữ liệu, tăng cường công tác sơ kết, tổng kết hoạt động ĐTBD, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã.
Tiểu kết chƣơng 3
Xuất phát từ quan điểm, mục tiêu chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất 02 nhóm giái pháp: giải pháp chung bao gồm đổi mới phương pháp giảng dạy; chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, học viện cũng như tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Đối với giải pháp riêng tại huyện Cam Lộ, tác giả đề xuất: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; Đổi mới nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ; và thực hiện đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại địa phương.
KẾT LUẬN
Đề tài “Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã – từ thực tiễn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” đã hoàn thành được một số nội dung sau:
- Về nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã, đề tài đã phân tích làm rõ khái niệm cơ bản: cán bộ, công chức cấp xã; ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã; chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Hệ thống hóa quan điểm của Đảng, quy định pháp lý của nhà nước về ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã.
- Về nghiên cứu thực trạng chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ, đề tài đã: đánh giá khái quát tình hình đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện hiện nay; xây dựng 03 mẫu phiếu khảo sát đã tiến hành điều tra, khảo sát theo mẫu trực tiếp về thực trạng chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ với quy mô 270 cán bộ, công chức cấp xã bao gồm cả thủ trưởng cơ quan, lãnh đạo quản lý trực tiếp tại địa phương và 80 người dân trực tiếp làm việc với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã của huyện Cam Lộ đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; các chương trình ĐTBD cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, công chức cấp xã, cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, đội ngũ giảng viên phong phú, hình thức đào tạo đa dạng.
Bên cạnh đó chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ còn có hạn chế như: một số chương trình ĐTBD chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, công chức cấp xã; cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu; đội ngũ
giảng viên còn thụ động, chưa chủ động sử dụng các phương pháp ĐTBD mới, sáng tao…
- Về đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2021 – 2025, đề tài đã đề xuất 06 nhóm giải pháp. Ngoài ra, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị đối với tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện để nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã.
Tuy nhiên, đề tài còn có một số hạn chế nhất định như: đánh giá số lượng và chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã so với mục tiêu, kế hoạch chung của huyện còn chưa hệ thống, đầy đủ; chưa thực hiện đánh giá về kinh phí đầu tư cho hoạt động ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã; đánh giá chất lượng về đội ngũ giảng viên thỉnh giảng còn thiếu số liệu, chưa đầy đủ; bộ tiêu chí công cụ để đánh giá hiệu quả sau ĐTBD cần phải nghiên cứu hoàn thiện hơn.... đây chính là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện của các đề tài tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành TW (2018), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
2. Bộ Nội vụ (2018),Thông tư số 01/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng d n một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của
Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Bộ Nội vụ (2019),Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng d n quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do bộ trưởng bộ nội vụ ban hành.
4. Bộ Thông tin và truyền thông (2014), Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
5. Ngô Thành Can (2020), Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi
công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, Nxb Tư pháp.
6. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ban hành ngày 01/09/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
7. Chính phủ (2011),Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn.
8. Chính, phủ (2019),Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
9. Nguyễn Thị Thu Hà (2014), Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi
học Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hồng Hải (2020),Một số giải pháp nhằm đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức theo năng lực. Tạp chí Quản lý nhà nước điện
tử.
11. Nguyễn Thị Hồng Hải, , Đoàn Văn Dũng (2019),Quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính. Tạp chí điện tử Quản lý nhà nước.
12. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị (2019), Nghị quyết số 7/2019/NQ- HĐND ngày 20/07/2019 về việc Quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
13. Trần Thị Thanh Huyền (2019), Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức cấp xã tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, luận văn
thạc sĩ chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 14. Trần Đăng Khoa (2015), Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công
chức cấp xã của tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3/2015
15. Cầm Thị Lai (2012), Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc giai đoạn
hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
16. Nguyễn Hồng Lĩnh (2016), Chất lượng đào tạo cán bộ, công chức cấp xã của Trường chính trị tỉnh Bắc Kạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
17. Phạm Thị Hồng Loan (2019), Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tổ chức
Nhà nước điện tử, đăng ngày 15/8/2019
18. Nguyễn Minh Phương (2018),Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
luận chính trị điện tử.
19. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức. Hà Nội.
20. Quốc hội (2019), Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi.
Hà Nội.
21. Hồ Tấn Sáng (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
hành chính cấp xã ở nước ta hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số
12/2015
22. Trần Hậu Thành (2004), Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay (qua khảo sát ở
một số tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ.
23. Thủ tướng Chính phủ (2016),Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25-01- 2016 phê duyệt đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025.
24. Thủ tướng chính phủ (2018), Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức cụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.
25. Lê Thị Tình (2016), Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở
Gia Lai hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước
26. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ Hà Nội (1999),Đại từ điển tiếng Việt. Nxb Văn hóa - thông tin.
27. Ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ (2017), Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cam Lộ năm 2017.
28. Ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ (2018), Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cam Lộ năm
2018.
29. Ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ (2019), Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cam Lộ năm 2019.
30. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2020), Quyết định số 05/2020/QĐ- UBND ban hành ngày 14/02/2020 về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Trị
31. Viện Ngôn ngữ học (2000),Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 32. Nguyễn Như Ý (1999).Đại từ điển tiếng Việt. Nxb Văn hóa - Thông tin,
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01
PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN CAM LỘ (Dành
cho cán bộ, công chức cấp xã tham gia đào tạo, bồi dưỡng) Kính
chào Ông/Bà!
Nhằm đánh giá chất lượngđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, đề tài tiến hành lấy ý kiến phản hồi của các cán bộ, công chức tham giađào tạo bồi dưỡng. Các thông tin phản hồi của Ông/Bà sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
Dưới đây là các tiêu chí/chỉ báo đánh giá liên quan trực tiếp đến chất lượng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Ông/Bà hãy lựa chọn mức đánh giá (con số) mà mình thấy phù hợp nhất về từng nội dung liên
quan.
1 Rất không tốtKhông tốt
TT
3
PHỤ LỤC 02
PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN CAM LỘ
(Dành cho thủ trưởng cơ quan sử dụng cán bộ, công chức và người dân)
Kính chào Ông/Bà!
Nhằm đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, đề tài tiến hành lấy ý kiến phản hồi của cơ quan sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng và người dân làm việc trực tiếp với các cán bộ, công chức cấp xã. Các thông tin phản hồi của Ông/Bà sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
Dưới đây là các tiêu chí/chỉ báo đánh giá liên quan trực tiếp đến chất lượng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Ông/Bà hãy lựa chọn mức đánh giá (con số) mà mình thấy phù hợp nhất về từng nội dung liên quan.
1 Rất không tốt
TT
3
4