0
Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 50 -50 )

2.1.2.1. Số lượng cán bộ công chức cấp xã

Mặc dù, Thông tư 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2019, tuy nhiên thời gian nghiên cứu của luận văn từ năm 2017 – 2019, vì vậy, số liệu việc bố trí cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ được tác giả thống kê căn cứ vào Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt độngkhông chuyên trách ở cấp xã. Theo đó:

Cấp xã loại 1: không quá 25 người; Cấp xãloại 2: không quá 23 người; Cấp xã loại 3: không quá 21 người.

Việc xếp loại đơnvị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CPngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

Bảng 2.1: Số lƣợng cán bộ công chức cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Người TT 1 Cam An 2 Cam Thanh 3 Cam Thủy 4 Cam Hiếu 5 Cam Tuyền 6 Cam Thành 7 Cam Chính 8 Cam Nghĩa 9 TT Cam Lộ TỔNG

(Nguồn: Phòng Nội vụ, huyện Cam Lộ) Nhìn vào bảng số liệu nhận

thấy số lượng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ qua các năm có biến động nhẹ.

Năm 2017 toàn huyện Cam Lộ có tổng 183 cán bộ, công chức cấp xã trong đó có 98 công chức chuyên môn và 85 cán bộ. Đến năm 2018 có sự giảm nhẹ trong tổng số lượng còn175 và có sự dịch chuyển tăng số lượng cán bộ và gảm số lượng công chức trongtổng cơ cấu chung. Điều này được giải thích là do có một số công chức về hưu và chuyển vị trí công tác trong năm 2018 mà chưa tuyển bổ sung kịp thời, thôngt hường sẽ đề xuất và tuyển dụng

lượng chung tăng lên do các xã đã bổ sung các chức danh thiếu trong năm trước, nâng tổng số lượng công chức lên 98 người và số lượng cán bộ chỉ tăng

thêm 1 người. So với năm 2017, tổng số lượng cán bộ công chức cấp xã của huyện Cam Lộ tăng 8 người (191 so với 183) trong đó số cán bộ ở mức 93 người và công chức đang là 98 người.

2.1.2.2. Cơ cấu cán bộ công chức cấp xã theo độ tuổi

Qua 3 năm, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ theo độ tuổi có sự dịch chuyển nhưng vẫn duy trì nhóm có số lượng đông nhất là từ “30 đến dưới 40 tuổi”, tiếp đến là nhóm “40 đến dưới 50 tuổi”.

Năm 2017, tỷ lệ 2 nhóm này lần lượt là 37,16% và 32,24% thì đến 2019 con số này là 42,41% và 30,37%. Nhóm “30 đến dưới 40 tuổi” năm 2019 tăng 13 người và 5,25% so với năm 2017. Còn lại nhóm trẻ từ “dưới 30” tuổi năm 2018 tăng 10 người tương ứng với tăng 5,19% so với năm 2019, điều này có nghĩa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong huyện có tăng lên về số lượng người trẻ tuổi để có thể kế thừa khi các nhóm tuổi khác già đi. Nhóm“50 - dưới 60” giảm qua 3 năm, năm 2019 giảm 14 người so với năm 2017, tương ứng còn 16 người và tỷ lệ giảm 8,01%. Tuy nhiên riêng năm 2018 đã tinh giảm biên chế cho những người thuộc diện về hưu và trong độ tuổi này nên con số giảm đáng kể so với năm 2017, và còn 2019 thì giảm thêm 2 người.

Nhìn chung, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ diễn biến như vậy là có tính hợp lý và có tính kế thừa. Lực lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đa phần là trẻ nhưng đều ở độ tuổi trưởng thành, nên sẽ năng động hơn, có nhiều thuận lợi hơn trong việc phổ biến các chính sách, pháp luật cũng như sáng tạo trong thực thi công vụ…để tác động đến chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức cấp xã.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ tuổi của cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2017 – 2019

(Nguồn: Phòng Nội vụ, huyện Cam Lộ) 2.1.2.3. Cơ cấu cán bộ công chức cấp xã phân theo giới tính

Về giới tính, cán bộ công chức cấp xã huyện Cam Lộ trong tổng thể có số lượng nam cao hơn nữ, năm 2019 có 134 cán bộ công chức nam chiếm tỷ lệ là 70,16% và còn lại 29,84% lànữ. Như vậy tỷ lệ nam làm việc trong chính quyền cấp xã cao hơn nữ giới. Cơ cấu giới tính như vậy khá phù hợp với điều kiện các công việc ở xã, tuy nhiên cần nâng cao lên tỷ lệ cán bộ, công chức nữ. Những năm qua số lượng cán bộ công chức nữ cấp xã cũng có tăng thể hiện tinh thần nâng cao cơ cấu nữ để tiến tới cân bằng giới tính, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức nữ hoạt động trong các khu vực công

2.2. Chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

2.2.1. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp, ổn định. Thực hiện quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 05/12/2016 của chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2020, hàng năm huyện Cam Lộ đã phối hợp với các cơ sở giáo dục, bồi dưỡng trên địa bàn huyện mở các lớp tập huấn, ĐTBD lý luận chính trị - hành chính; kiến thức quản lý nhà nước; kiến thức chuyên môn; kiến thức về nghiệp vụ, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, lãnh đạo quản lý và kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ cho cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó đã nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước, kỹ năng lập kế hoạch, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực đảm nhiệm.

Số cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn 2017 – 2019 là 1.310 lượt người cụ thể như sau:

- Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ: 184 lượt người. - Bồi dưỡng về lý luận chính trị: 160 lượt người. - Bồi dưỡng về quản lý nhà nước: 316 lượt người.

- Bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng: 164 lượt người. - Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng chuyên ngành: 451 lượt người. - Bồi dưỡng Tiếng dân tộc thiểu số: 35 lượt người.

- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ: 226 người.

- Bồi dưỡng kiến thức Quản lý kinh tế, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng Đảng dành cho cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ.

Các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu bao gồm:

- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội cho chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã

- Tài liệu bồi dưỡng chức danh văn phòng –thống kê - Tài liệu bồi dưỡng chức danh Tư pháp – hộ tịch - Tài liệu bồi dưỡng chức danh Tài chính – kế toán - Tài liệu bồi dưỡng chức danh Văn hóa – xã hội

- Tài liệu bồi dưỡng chức danh Địa chính – nông nghiệp – xây dựng – môi trường

- Tài liệu bồi dưỡng về kỹ năng công nghệ thông tin chuyên sâu cho cán bộ, công chức cấp xã

Bảng 2.2: Chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên sâu của cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ TT Chức danh Văn phòng 1 thống kê Văn hóa – 2 xã hội Tài chính –

5 Xây dựng 6 Môi trường 7 Nông nghiệp Tư pháp – 8 hộ tịch 9 Cán bộ và công chức xã

79,20% ý kiến cho rằng tốt, có 18,43% nói rằng bình thường, có 0,72% trả lời không tốt và có 1,65% ý kiến cho rằng rất không tốt.

Biểu đồ 2.2: Kết quả đánh giá về tính phù hợp của chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên sâu đối với cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát)

Về tính ứng dụng của chương trình bồi dưỡng chuyên sâu cán bộ, công chức cấp xã thì có 32,75% ý kiến cho rằng là rất tốt, có 51% nói rằng tốt, 15% nói rằng bình thường, không người nào nói rằng rất không tốt và có 1,25% người cho rằng không tốt.

Biểu đồ 2.3:Kết quả đánh giá về tính ứng dụng của chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên sâu đối với cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ

Nhìn chung các chuyên đề kỹ năng trong chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nói chung và tại huyện Cam Lộ nói riêng đã được thiết kế rất phù hợp với thực tiễn hoạt động công vụ của cán bộ, công chức cấp xã. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có nội dung khá đa dạng, trang bị nhiều kiến thức về chính trị, hành chính, quản lý nhà nước... cho CBCC. Ngoài ra, các chương trình bồi dưỡng xây dựng các chuyên đề nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết như các chuyên đề kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng tổ chức và điều hành hội họp; kỹ năng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc của cơ quan, tổ chức; kỹ năng giao tiếp hành chính...Thông qua việc thực hiện các chuyên đề kỹ năng này của chương trình bồi dưỡng, cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ sẽ có cơ hội vận dụng và phát triển kỹ năng hành chính gắn với vị trí công việc của mình.

2.2.2. Cơ sở vật chất

Chủ thể thực hiện chương trình, nội dung ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ rất da dạng. Học viện Chính trị khu vực III thực hiện đào tạo chương trình và cấp bằng cao cấp lý luận chính trị. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Hành chính (chi nhánh thành phố Huế), Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Phân viện miền Nam), Học viện Phụ nữ Việt Nam (Phân hiệu miền Nam), các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh Quảng Trị thực hiện đào tạo chương trình đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp và bồi dưỡng nghiệp vụ.

Trường chính trị tỉnh Quảng Trị tiến hành đào tạo chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính, đào tạo trung cấp hành chính, đào tạo nguồn cán bộ công chức, đồng thời tiến hành bồi dưỡng theo chức danh, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, bồi dưỡng thi công chức, bồi dưỡng thi nâng ngạch, bồi dưỡng kiến thức nhà nước ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính.

Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Cam Lộ tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính.

Ngoài ra, các đơn vị sở, ngành, huyện ủy, UBND huyện Cam Lộ cũng tiến hành mở và phối hợp mở các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo yêu cầu, nhiệm vụ với tính chất là chuyển giao, nâng cao năng lực hoạt động và phối hợp có liên quan đến ngành, lĩnh vực.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện cùng phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh Quảng Trị cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ nói riêng.

Trong hoạt động của các cơ sở ĐTBD nêu trên, hoạt động của Trường chính trị tỉnh Quảng Trị và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện là chủ yếu, liên quan trực tiếp đến công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Trường chính trị tỉnh Quảng Trị và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức ĐTBD phù hợp với yêu cầu thực tiễn địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ.

Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu luận văn là tại huyện Cam Lộ, vì vậy khi đánh giá về chất lượng cơ sở vật chất thực hiện ĐTBD cán bộ công chức cấp xã của huyện, tác giả sẽ nghiên cứu và phân tích thực trạng tại 02 cơ sở bồi dưỡng của huyện: (1) Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, (2) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện.

Đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Cam Lộ: diện tích đang sử dụng là 826m2 ; trang thiết bị phòng làm việc gồm : 04 máy tính để bàn, 02 máy vi tính xách tay, 02 điều hòa; trang thiết bị phòng học: 01 máy chiếu, 01 bảng; thư viện, ký túc xá, căng tin: 05 phòng ký túc xá với diện tích 176m2, 01 thư viện với 775 đầu sách.

Đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên: Tổng diện tích khuôn viên của Trung tâm: 21.735 m2; cơ sở vật chất Trung tâm được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại gồm 01 dãy phòng học 10 phòng; 01 Nhà làm việc 10 phòng;02 dãy nhà xưởng 04 phòng;01 Hội trường 150 chổ ngồi, trang bị 03 camera, 01 màn hình 41 inch; 01 màn chiến điện tử 300 inch;01 phòng thư viện - thiết bị;02 phòng Tin học với 51 máy vi tính kết nối Internet.

Khi thực hiện khảo sát về cơ sở vật chất tại các trung tâm, 42,8% cán bộ, công chức xã đánh giá chất lượng phòng học bình thường; 37% đánh giá tốt; 20% đánh giá rất tốt, nhưng có 0,2% cán bộ, công chức đánh giá không tốt.

Đối với tiêu chí nguồn học liệu 0,07% đánh giá rất không tốt, 0,33% không tốt, 39,87% bình thường, 40,53% tốt và 19,2% rất tốt.

Đối với tiêu chí về sử dụng công nghệ thông tin thì kết quả tốt là thấp nhất: 30,7% đánh giá bình thường, 30% đánh giá tốt, 20% đánh giá không tốt và còn lại là 19,3% rất không tốt.

Biểu đồ 2.4: Kết quả đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát)

Từ kết quả khảo sát trên, nhận thấy hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ hoạt động ĐTBD tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Cam Lộ và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện là thiếu đồng bộ, đã làm hạn chế khả năng quản trị, quản lý, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ĐTBD nói chung và tra cứu dữ liệu thông tin cần thiết về ĐTBD cán bộ công chức cấp xã nói riêng... Việc kiểm soát giờ giảng của giảng viên, kết quả học tập của học viên, lập thời khóa biểu, phân công giảng dạy, tiến độ giảng dạy, đều dựa vào việc quản lý thủ công trên phần mềm văn phòng đã biểu hiện nhiều bất cập trong quá trình tổ chức ĐTBD; chưa đảm bảo được tính thống nhất, trật tự, đúng lôgic, đôi khi xảy ra sai sót.

2.2.3. Đội ngũ giảng viên

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Cam Lộ và các cơ sở ĐTBD trong hay ngoài huyện Cam Lộ luôn quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên, phát triển cả về số lượng và chất lượng, họ là những người có tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Đối với cán bộ lãnh đạo và giảng viên trực tiếp đứng lớp tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện: 100% đồng chí có trình độ chuyên môn đại học, trên 40% có trình độ lý luận chính trị cao cấp và trên 60 % có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Và để nâng cao chất lượng ĐTBD, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện luôn chủ động kiện toàn đội ngũ giảng viên; tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên được tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy. Khuyến khích cán bộ, giảng viên tích cực đổi mới nội dung chương trình

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 50 -50 )

×