7. Cấu trúc của Luận văn
1.1.4. Án lệ Việt Nam thời hiện đại
Năm 1975, kể từ khi thống nhất đất nước, vấn đề về án lệ một lần nữa được thảo luận, nghiên cứu và đề xuất sôi nổi. Trong giai đoạn đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới trước năm 2007, nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ thống pháp luật so với quan hệ quốc tế, hàng loạt các đạo luật được soạn thảo, sửa đổi và ban hành. Năm 2005, Bộ Chính trị khóa X ban hành Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó nêu rõ: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”34. Nghị quyết 49 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 quy định cụ thể hơn, theo đó đặt ra nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm có được trong quá trình xét xử các cấp, hướng dẫn áp dụng pháp luật một cách thống nhất, xây dựng và phát triển án lệ và xét xử tái thẩm, giám đốc thẩm, đều giao cho Tòa án nhân dân tối cao35. Các chủ trương này sau đó đã được thể chế hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định về việc tống kết phát triển án lệ, công bố án lệ để tòa án các cấp nghiên cứu, áp dụng trong xét xử, việc xây dựng này đến từ nguồn là quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao36, quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, và thẩm quyền phát triển thành án lệ này cũng được giao cho Tòa án nhân dân tối cao37.
Tính đến tháng 03 năm 2022, đã có 52 án lệ được thông qua và công bố. Bảng 1. 1: Thống kê án lệ Việt Nam tính đến năm 2021
Năm công bố Án lệ 2016 2017 2018 2019 2020 2021 (10) án lệ từ Án lệ 01 đến Án lệ 1038 (6) án lệ từ Án lệ 11 đến Án lệ 16 (10) án lệ từ Án lệ 17 đến Án lệ 26 (3) án lệ từ Án lệ 27 đến Án lệ 29 (10) án lệ từ Án lệ 30 đến Án lệ 39 (13) án lệ từ Án lệ 40 đến Án lệ 52 34 Khoản 1.7 Điều 1, Mục II, Nghị quyết 48/NQ-TW 2005.
35 Khoản 2.2 Điều 2, Mục II, Nghị quyết 49/NQ-TW 2005.
36 Trong luận văn này, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được viết tắt là Hội đồng Thẩm phán.
37 Điểm c khoản 2 Điều 22, Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014.
38 Tên các án lệ trong luận văn được viết tắt. Ví dụ tên đầy đủ là Án lệ số 01/2016/AL được viết tắt thành Án lệ
Lĩnh vực Dân sự (27) án lệ: 02, 04, 05, 06, 07, 11, 14, 15, 16, 22, 23, 24, 25, 26, 31, 32, 33, 34, 35, 38, 39, 40, 41, 42, 50, 51, 52 Hình sự (11) án lệ: 01, 17, 18, 19, 28, 29, 30, 45, 46, 47, 48 Hành chính (2) án lệ: 10, 27 Lao động (1) án lệ: 2039
Hôn nhân gia đình (1) án lệ: 03
Kinh doanh thương mại (9) án lệ: 08, 09, 12, 13, 21, 36, 37, 43, 44
Nguồn: thống kê dựa trên Cổng thông tin về án lệ, Tòa án nhân dân tối cao.
Từ khi chính sách về án lệ được đưa ra và thực hiện, có những phản ánh và động thái khác nhau trong giới luật Việt Nam về vấn đề này. Thời gian đầu trước khi tiến hành chính sách, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức những cuộc hội thảo ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý, nhà hoạt động thực tiễn đối với công tác phát triển án lệ, cụ thể là giai đoạn 2015 – 2016 để lựa chọn và công bố những án lệ đầu tiên. Thời gian này, có nhiều bài viết, quan điểm từ các luật gia như giảng viên luật học, luật sư thể hiện quan điểm ủng hộ xây dựng án lệ theo những góc nhìn như lịch sử án lệ Việt Nam, so sánh với các quốc gia thuộc cả hai hệ thống luật là thông luật Anh Mỹ và luật thành văn châu Âu lục địa.
Về phía tòa án, tòa án đã quy định việc đăng tải các bản án, quyết định được đề xuất, nêu rõ nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ theo quy trình lựa chọn và công bố án lệ trên các phương tiện truyền thông, thông tin như Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến, mong đợi những đóng góp đa chiều từ các đại biểu Quốc hội, các luật gia, cơ quan, tổ chức quan tâm. Có thể thấy được hoạt động này hướng tới mục tiêu thu hút, tập hợp sự đóng góp của cộng đồng pháp luật trong xã hội, các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là những nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu, chuyên gia pháp lý bám sát thực tế, các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật để bình luận, phân tích các vấn đề liên quan, góp phần phát trình chương trình xây dựng án lệ. Việc đăng tải này cũng thể hiện nỗ lực thực hiện các hoạt động theo chủ trương chuyển đổi số của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Sau đó, đều đặn hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo để thảo luận cụ thể diễn biến chính sách ở cả trong nước và quốc tế. Có thể kể tới
39 Trong Trang tin điện tử về Án lệ của Tòa án nhân dân tối cao (truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2021), tiểu mục lĩnh vức án lệ về lao động được ghi là Án lệ 22, tuy nhiên đây là nhầm lẫn trong sắp xếp trang điện tử, bởi Án lệ
22 về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh ly trong hợp đồng bảo hiểm xã hội, thuộc dân sự; đúng ra sắp xếp về lĩnh vực lao động phải là Án lệ 20 về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
hội thảo tiêu biểu là Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo án lệ năm 2019, năm 2021 được phối hợp tổ chức với Liên minh Châu Âu (EU) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo án lệ và Dự thảo Báo cáo nghiên cứu về phát triển án lệ tại Việt Nam về chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo án lệ, đảm bảo các bản án, quyết định được lựa chọn, phát triển thành án lệ phải thực sự có tính chuẩn mực, chất lượng cao, có tính khả thi trong việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm mục tiêu những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau; Hội thảo công tác phát triển án lệ để sơ kết công tác phát triển án lệ giai đoạn 2016 – 2021 được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, thẩm phán, đại diện cơ quan, bộ, ngành trung ương, các tổ chức quốc tế gồm Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và đại diện của các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, các tác phẩm được xuất bản là tuyển tập Án lệ và Bình luận, Án lệ và Thực tiễn xét xử, nghiên cứu và đánh giá cụ thể các án lệ được công bố.
Có thể thấy được sự cố gắng của Tòa án nhân dân tối cao trong việc thu hút sự quan tâm, đóng góp của cộng đồng giới luật Việt Nam, giới luật quốc tế đặc biệt là các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc40 để xây dựng và phát triển chính sách án lệ. Đơn cử trong Hội đồng tư vấn án lệ gồm các thành viên giới luật như đại diện Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, giảng viên luật tại các trường luật nổi tiếng trong nước.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác phát triển án lệ cho thấy sự thu hút và đóng góp cho chính sách án lệ ở cả hệ thống tư pháp lẫn cộng đồng giới luật có nhiều vướng mắc. Ở cơ quan nhà nước, chỉ có một số ít các tòa án, đơn vị gửi đề xuất án lệ như tòa án nhân dân các tỉnh địa phương là Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vụ Giám đốc kiểm tra III. Số lượng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn gửi bản án, quyết định để đề xuất phát triển án lệ còn rất hạn chế; đặc biệt là giới luật sư rất quan tâm nghiên cứu án lệ nhưng chưa thực sự tham gia vào công tác đề xuất án lệ. Các thẩm phán khi soạn thảo bản án, quyết định đã phân tích, lập luận về tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý nhưng chủ yếu tập trung giải quyết tình huống pháp lý cụ thể trong vụ án
40 Với Hàn Quốc, Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam và Tòa án tối cao Hàn Quốc đã thỏa thuận, ký kết biên bản hợp tác, trong đó có xây dựng các dự án tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Hàn Quốc như Dự án tăng cường năng lực Tòa án nhân dân Việt Nam; Dự án tăng cường minh bạch và nâng cao chất lượng xét xử tại Việt Nam; Dự án tăng cường năng lực Trường Cán bộ tòa án Việt Nam.
đó mà chưa hướng đến việc khái quát tình huống pháp lý và giải pháp pháp lý có thể áp dụng cho các vụ việc có tính chất tương tự41.